Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan tự nhiên:

Một phần của tài liệu Bài giảng GA Địa lý 8 (cả năm) (Trang 31 - 34)

tự nhiên:

1) Khí hậu:

- Đại bộ phận nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa lớn nhưng phân bố không đều.

+ Trên cao nguyên và đồng bằng thấp: Mùa đông có gió mùa đông bắc lạnh khô. Mùa hạ có gió tây nam nóng, ẩm, mưa nhiều.

+ Trên các vùng núi cao: Khí hậu thay đổi theo độ cao và phân hóa phức tạp theo hướng sườn.

- Nhịp điệu gió mùa ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của dân cư Nam Á.

2) Sông ngòi:

- Có nhiều hệ thống sông lớn: S.Ân, S.Hằng, S.Bra-ma-pút.

- Chế độ chảy chia 2 mùa rõ rệt: Mùa lũ, mùa cạn.

3) Cảnh quan:

- Rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoạng mạc và cảnh quan núi cao.

* Kết luận: sgk/36

1) Các quốc đảo thuộc khu vực Nam Á là:

a) Nê-pan, Bu-tan c) Pa-ki-xta, Băng-đa-let b) Xri-lan-ca, Man-đi-vơ. d) Ấn Độ, Băng-đa-let

2) Quốc gia có diện tích lớn nhất Nam Á là:

a) Ấn Độ c) Pa-ki-xtan b) Băng-đa-let d) Xri-lan-ca. 3) Đại bộ phận khu vực Nam Á có khí hậu:

a) Nhiệt đới c) Cận nhiệt đới gió mùa b) Nhiệt đới gió mùa d) Phân hóa theo độ cao. 4) Hoang mạc Tha là nơi có mưa ít nhất là do:

a) Chịu ảnh hưởng của gió Tây, Tây Bắc từ SN I-ran thổi tới. b) Nằm ở nơi khuất gió.

c) Nằm ở hạ lưu sông Ấn. d) Tất cả đều sai.

5) Nam Á có hệ thống sông lớn là:

a) Sông Ấn c) Sông Bra-ma-put.

b) Sông Hằng d) Tất cả các hệ thống sông trên. 6) Cảnh quan tiêu biểu nhất của khu vực Nam Á là:

a) Hoang mạc và núi cao c) Rừng nhiệt đới ẩm

b) Xa van d) Tất cả các cảnh quan trên. 7) Đại bộ phận khu vực Nam Á có địa hình:

a) Đồng bằng c) Núi và sơn nguyên cao. b) Núi cao d) Núi cao và đồng bằng.

5) Hoạt động nối tiếp:

- Trả lời câu hỏi - bài tập sgk. - Làm bài tập 10 bản đồ thực hành. - Nghiên cứu bài 11

………

G: 17/11

Bài 11:DÂN CƯ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC NAM Á I) Mục tiêu: HS cần nắm

1) Kiến thức:

- Trình bày những đặc điểm nổi bật về dân cư, kinh tế của khu vực Nam Á: là khu vực dân cư đông đúc, có mật độ dân số cao nhất thế giới.

- Dân cư Nam Á chủ yếu theo đạo Hồi và Ấn Độ giáo. Tôn giáo ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội ở Nam Á.

- Các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển, trong đó Ấn Độ có kinh tế phát triển nhất.

2) Kỹ năng:

- Phân tích lược đồ phân bố dân cư, bảng số liệu, ảnh đia lí (sgk)

II) Đồ dùng:

- Bản đồ dân cư (Châu Á) - kinh tế khu vực Nam Á

- Các tranh ảnh về tôn giáo và 1 số hoạt động kinh tế của nhân dân Nam Á.

III) Hoạt động trên lớp: 1) Tổ chức:

8A1 8A2 8A3

2) Kiểm tra:

1) Xác định vị trí 3 miền địa hình Nam Á. Nêu đặc điểm từng miền? 2) Xác dịnh đọc tên các sông lớn? Cảnh quan chủ yếu ở khu vực Nam Á?

3) Bài mới: * Khởi động: Nam Á là cái nôi của nền văn minh Cổ Đại trên thế giới, códân cư đông đúc và tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng. Tuy vậy đây cũng là nơi dân cư đông đúc và tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng. Tuy vậy đây cũng là nơi bị thực dân Anh đổ bộ xâm chiếm gần 200 năm đô hộ đã kìm hãm sự phát triển kinh tế -xã hội của các nước trong khu vực. Ngày nay nền kinh tế các nước phát triển như thế nào => Bài 11.

Hoạt động của GV - HS Nội dung chính

* HĐ1: Nhóm.(15/)

Dựa vào bảng 11.1 SGK/38:

1) Hãy kể tên 2 khu vực đông dân nhất Châu Á? Nam Á đứng thứ mấy?

2) Tính mật độ dân số của từng khu vực (điền bảng)? Khu vực nào có mật độ dân số cao nhất, thấp nhất?Nam Á có mật độ bao nhiêu?

- HS trả lời từng câu hỏi.

Khu vực Dân số (triệu người) Mật độ (người/km2) Đông á Nam á 1503 1356 130 302 I) Dân cư:

- Nam Á có số dân đông, đứng thứ 2 ở châu Á, nhưng lại có mật độ dân số cao nhất châu lục.

Đông Nam Á Trung Á Tây Nam Á 519 56 286 120 14 41 * HĐ2: Cá nhân (5/) 1) Quan sát H11.1 hãy nhận xét về sự phân bố dân cư ở Nam Á? Giải thích sự phân bố đó?

2) Dân cư Nam Á theo những đạo giáo nào?

- HS khác nhận xét, bổ xung.

- GV chuẩn kiến thức: Dân cư tập trung đông ở ven biển phía đông, phía tây nam và ĐB S. Hằng (nơi có mưa nhiều)

* HĐ3: Nhóm. .(15/) Dựa thông tin sgk hãy

1) Cho biết tình hình chính trị khu vực Nam Á có những đặc điểm gì nổi bật? Điều đó ảnh hưởng gì tới sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước Nam Á? 2) Qua bảng 11.2 hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ấn Độ? Sự chuyển dịch đó phản ánh xu thế phát triển kinh tế như thế nào?

3) Nêu đặc điểm kinh tế của Ấn Độ? - Đại diện nhóm HS báo cáo - Nhận xét - GV chuẩn kiến thức.

+ Trước kia Nam á có tên chung là Ân Độ. Là thuộc địa của Anh ~ 200 năm => Chúng gây chia rẽ các dân tộc để dễ bề thống trị. Chính vì vậy tại đây các cuộc chiến tranh sắc tộc, tôn giáo đã thường xuyên xảy ra liên miên chưa bao giờ ngừng => Là khó khăn rất lớn tới sự ổn định chính trị để phát triển kinh tế ở các nước Nam Á.

+ Kinh tế Ấn Độ chuyển dịch theo hướng CN hiện đại.

+ Cuộc CM "xanh": Tiến hành trong trồng trọt làm tăng SL lương thực.

+ Cuộc CM"trắng": Tập trung phát triển chăn nuôi bò sữa. Sữa là món ăn ưa thích của người dân Ấn Độ những người

- Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng và các khu vực có lượng mưa tương đối lớn.

- Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

Một phần của tài liệu Bài giảng GA Địa lý 8 (cả năm) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w