Những nghiên cứu chung thúc đẩy quá trình ra hoa, đậu quả và tăng năng suất thanh long

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống thanh long và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, phẩm chất giống thanh long ruột đỏ trồng ở gia lâm hà nội (Trang 25 - 28)

tăng năng suất thanh long

Có thể nói, cây thanh long mới đ−ợc phát triển ở Việt Nam cũng nh− một số n−ớc trên thế giới nên công tác nghiên cứu các biện pháp thâm canh thanh long giúp tăng năng suất, phẩm chất còn hạn chế.

Để nâng cao năng suất thanh long, ngoài một số nghiên cứu về chế độ phân bón chúng tôi đã đề cập ở trên, còn một số công trình về xử lý hoá chất,

sử dụng đèn chiếu sáng để ra hoa trái vụ, thử nghiệm một số chất điều hoà sinh tr−ởng và lai tạo để tạo ra giống có năng suất cao, phẩm chất tốt.

Theo Nguyễn Nh− Hiến 1998 [8], phun GA3 7 ngày/lần đã làm tăng số quả/trụ từ 36,25 lên 41,0 quả/trụ, tăng khối l−ợng quả, tăng tỷ lệ quả có khối l−ợng >400g và quan trọng là làm tăng năng suất từ 6,30 đến 17,97%.

Nguyễn Đăng Nghĩa [14] cho rằng: Gibberellin và KNO3 có tác dụng kích thích sự ra hoa ở thanh long nh−ng KNO3 có hiệu quả hơn, đặc biệt là ở nồng độ 200g pha với 8 lít n−ớc phun lên cây 5 tuổi đã làm tăng số nụ/cây.

Phun phân bón lá Humamix có tác dụng nâng cao năng suất và phẩm chất quả thanh long, khoảng 40% khi phun ở thời điểm đầu vụ, cuối vụ và trái vụ. Hơn nữa, việc bổ sung phân hữu cơ đã làm tăng số nụ/cây, tỷ lệ nụ hữu hiệu và tăng khối l−ợng trung bình quả; hơn hẳn việc sử dụng nguyên phân khoáng. Ngoài ra, việc bổ sung phân hữu cơ còn có tác dụng tăng phẩm chất quả thanh long nh− mẫu mã đẹp hơn, tăng độ cứng của quả và tổng hàm l−ợng chất rắn hoà tan, đ−ờng tổng số [14].

Cây thanh long thuộc nhóm cây dài ngày, sự ra hoa chịu ảnh h−ởng bởi quang chu kỳ. ở miền Nam, thanh long bắt đầu ra hoa vào tháng 4 đến tháng 9; vì ở thời điểm đó, số giờ chiếu sáng trong ngày >12 giờ. Vì vậy, muốn thanh long ra hoa trái vụ vào giai đoạn đêm dài ngày ngắn. Một trong những biện pháp hiệu quả nhất hiện nay là tạo ra sự chiếu sáng nhân tạo trong giai đoạn ngày ngắn, bằng cách thắp điện bổ sung trong một thời gian nhất định giúp cho cây ra hoa đồng loạt [12].

Tuỳ theo mùa vụ mà số đêm chiếu sáng và thời gian chiếu sáng thay đổi. Số giờ chiếu sáng trong ngày càng ngắn và thời tiết càng lạnh, thì thời gian chiếu sáng và số giờ thắp điện càng tăng. Số đêm chiếu sáng từ 15 - 20 đêm với số giờ chiếu sáng 6 - 10 giờ/đêm, thanh long có thể ra hoa.Thời gian từ khi ra nụ đến khi nở hoa là 18 - 21 ngày và từ khi hoa nở đến khi thu hoạch

là 28 - 35 ngày. Do đó, tuỳ theo mục đích và nhu cầu quả trên thị tr−ờng mà quyết định thời gian xử lý ra hoa. Loại bóng đèn chiếu sáng có thể sử dụng là loại bóng tròn 75 - 100W, khoảng cách từ bóng đèn đến cành thanh long đã thành thục là 0,5 - 1,0m. Cùng với việc xử lý cho thanh long ra hoa trái vụ phải bón phân bổ sung cho cây để thu đ−ợc năng suất tối đa.

phần 3

đối t−ợng, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu 3.1. Đối t−ợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống thanh long và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, phẩm chất giống thanh long ruột đỏ trồng ở gia lâm hà nội (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)