Ph−ơng pháp nghiên cứu 1 Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống thanh long và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, phẩm chất giống thanh long ruột đỏ trồng ở gia lâm hà nội (Trang 29 - 31)

3.3.1. Bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm khảo sát khả năng sinh tr−ởng và phát triển của một số giống thanh long trồng ở Gia Lâm - Hà Nội, theo dõi trên 3 giống: TL1, TL2 và TL3 trồng năm 2001 trên v−ờn thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Rau quả. Thí nghiệm theo dõi mỗi giống 10 trụ.

- Thí nghiệm1: Nghiên cứu ảnh h−ởng của một số liều l−ợng phân kaliclorua đến khả năng sinh tr−ởng, phát triển, năng suất và phẩm chất giống thanh

long ruột đỏ. Thí nghiệm bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), gồm 4 công thức, mỗi công thức 6 trụ với 3 lần nhắc lại.

Công thức 1: Nền + 0,5kg K2O (t−ơng ứng 0,83kg kaliclorua ) Công thức 2: Nền + 0,6kg K2O (t−ơng ứng 1,0kg kaliclorua )

Công thức 3: Nền + 0,7kg K2O (t−ơng ứng 1,16 kg kaliclorua)

Công thức 4: Nền + 0,8 kg K2O (t−ơng ứng 1,33kg kaliclorua)

Nền thí nghiệm: 30kg phân hữu cơ + 0,5kg N + 0,5kg P2O5 t−ơng ứng với 1,08kg ure + 3,1kg lân supe.

Toàn bộ l−ợng phân bón đ−ợc chia làm 8 lần bón:

Lần 1 (vào tháng 10-11): 20% đạm urê + 100% lân supe +100% phân hữu cơ Lần 2 (cuối tháng 12): 20% urê + 28% kaliclorua

Lần 3 (cuối tháng 3): 10% urê + 12% kaliclorua Lần 4 (cuối tháng 4): 10% urê + 12% kaliclorua Lần 5 (cuối tháng 5): 10% urê + 12% kaliclorua Lần 6 (cuối tháng 6): 10% urê + 12% kaliclorua Lần 7 (cuối tháng 7): 10% urê + 12% kaliclorua Lần 8 (cuối tháng 8): 10% urê + 12% kaliclorua

- Thí nghiệm 2: ảnh h−ởng của một số loại phân bón qua lá: Botrac, multipholate, pomior và urea đến khả năng ra hoa, đậu quả, năng suất và phẩm chất của giống thanh long ruột đỏ. Thí nghiệm bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), gồm 5 công thức mỗi công thức 6 trụ, 3 lần nhắc lại. Phun −ớt đều trên cây trên nền thí nghiệm l−ợng bón cho một trụ/năm là: 30kg phân hữu cơ + 0,5kg N + 0,5kg P2O5 + 0,5kg K2O t−ơng ứng với: 1,08kg urê + 3,1kg lân supe + 0,83 kg kaliclorua.

Công thức 1: Phun n−ớc lã (ĐC)

Công thức 3: Phun multipholate nồng độ 0,25% Công thức 4: Phun pomior nồng độ 0,5%

Công thức 5: Phun đạm ure nồng độ 1% Các công thức đ−ợc xử lý 3 lần:

Lần 1: phun khi phân hoá mầm hoa. Lần 2: phun sau khi hoa nở 5 ngày. Lần 3: phun sau khi hoa nở 15 ngày

- Thí nghiệm 3: ảnh h−ởng của thời gian cắt tỉa đến khả năng sinh tr−ởng, ra hoa, đậu quả, năng suất và phẩm chất của giống thanh long ruột đỏ. Thí nghiệm bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD), gồm 3 công thức mỗi công thức 6 trụ với 4 lần nhắc lại. Nền thí nghiệm l−ợng bón cho một trụ/năm là: 30kg phân hữu cơ + 0,5kg N + 0,5kg P2O5 + 0,5kg K2O t−ơng ứng với: 1,08kg urê + 3,1kg lân supe + 0,83kg kaliclorua.

Công thức 1: Cắt tỉa vào tháng 9 Công thức 2: Cắt tỉa vào tháng 10 Công thức 3: Cắt tỉa vào tháng 11

Ph−ơng pháp cắt tỉa áp dụng cho thí nghiệm: Cắt bỏ những cành yếu, cành trong tán, một phần cành đã cho quả năm tr−ớc.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống thanh long và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, phẩm chất giống thanh long ruột đỏ trồng ở gia lâm hà nội (Trang 29 - 31)