TƯ PHÁP QUỐC TẾ 1 Khái niệm về tư pháp quốc tế

Một phần của tài liệu pháp luật đại cương (Trang 118 - 121)

1. Khái niệm về tư pháp quốc tế

Tư pháp quốc tế là một bộ môn khoa học pháp lý độc lập và là một ngành luật độc lập bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.

a, Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế

Sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia là hiện thực tất yếu khách quan trong mọi thời đại. Tất cả các lĩnh vực quan hệ pháp lý giữa các quốc gia thuộc đối tượng điều chỉnh của Công pháp quốc tế nhưng những quan hệ pháp lý giữa công dân và pháp nhân phát sinh trong đời sống quốc tế thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. Như vậy, đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là những quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài. Yếu tố nước ngoài được khẳng định tại Điều 758 Bộ luật dân sự 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau: “... Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là

đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.

Theo Điều 758 BLDS 2005 thì có 3 loại yếu tố nước ngoài mà một quan hệ dân sự có sự hiện diện của một trong ba loại yếu tố đó thì thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế. Đó là:

Thứ nhất, Chủ thể là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, người Việt

Nam định cư ở nước ngoài.

Thứ hai, Khách thể của quan hệ đó ở nước ngoài (di sản thừa kế ở nước

ngoài).

Thứ ba, Sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy

ra ở nước ngoài (hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau tại Canada ...).

b, Phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế

Có hai phương pháp điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là: phương pháp xung đột và phương pháp thực chất.

- Phương pháp xung đột: Các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thường liên quan đến một hay nhiều quốc gia khác nghĩa là liên quan đến các hệ thống pháp luật khác nhau. Vấn đề đặt ra là cần phải chọn luật pháp nước nào áp dụng để giải quyết quan hệ dân sự đã phát sinh. Việc chọn luật áp dụng phải căn cứ vào quy phạm xung đột. Quy phạm xung đột là loại quy phạm đặc thù của Tư pháp quốc tế. Như vậy, phương pháp xung đột là phương pháp áp dụng các quy phạm pháp luật xung đột nhằm điều chỉnh các quan hệ Tư pháp quốc tế.

- Phương pháp thực chất: Đây là phương pháp áp dụng các quy phạm pháp luật thực chất. Khác với quy phạm xung đột, quy phạm thực chất trực tiếp điều chỉnh và quy định quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật cụ thể. Quy phạm pháp luật thực chất bao gồm: quy phạm thực chất thống nhất (được ghi nhận trong Điều ước quốc tế) và quy phạm thực chất thông thường (được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc gia).

c, Chủ thể của Tư pháp quốc tế

Chủ thể của Tư pháp quốc tế là bộ phận cấu thành cơ bản của quan hệ Tư pháp quốc tế, là thực thể đang hoặc sẽ tham gia trực tiếp vào các quan hệ Tư pháp quốc tế một cách độc lập có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định được bảo vệ theo các quy định của Tư pháp quốc tế và có khả năng độc lập chịu trách nhiệm pháp lý theo qui định của pháp luật đối với những hành vi do chủ thể đó gây ra.

Chủ thể của Tư pháp quốc tế bao gồm thể nhân, pháp nhân và nhà nước. Thể nhân và pháp nhân là chủ thể cơ bản, nhà nước là chủ thể đặc biệt.

d, Nguồn của Tư pháp quốc tế

Nguồn của Tư pháp quốc tế bao gồm: - Luật pháp của mỗi quốc gia

- Điều ước quốc tế

- Thực tiễn tòa án và trọng tài (án lệ) - Tập quán

Nguồn của Tư pháp quốc tế mang hai tính chất:

- Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế mang tính chất điều chỉnh quốc tế - Luật pháp của mỗi quốc gia mang tính chất điều chỉnh quốc nội.

Mối tương quan giữa 2 tính chất trên đây của nguồn tư pháp quốc tế thể hiện rõ tại Điều 759 về hiệu lực của Bộ luật dân sự 2005.

2. Các chế định cơ bản của Tư pháp quốc tế

Tư pháp quốc tế bao gồm những chế định chủ yếu điều chỉnh các quan hệ sau đây:

a. Các quan hệ về địa vị pháp lý của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài.

b. Các quan hệ về sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài. c. Các quan hệ về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế d. Các quan hệ pháp luật về thanh toán quốc tế

đ. Các quan hệ về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e. Các quan hệ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài f. Các quan hệ về thừa kế tài sản

g. Các quan hệ về lao động có yếu tố nước ngoài h. Các quan hệ về tố tụng dân sự quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 - Phần chung, Bộ Tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2001

2. Bộ luật hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2000

3. Bộ luật tố tụng dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2005 4. Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2000 5. Cấu thành tội phạm, Nguyễn Ngọc Hòa, Nxb Công an nhân dân, Hà

Nội năm 2004

6. Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Đại học Luật Hà Nội năm 2005

7. Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội năm 1999

8. Giáo trình Luật lao động, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội năm 2003 9. Giáo trình Luật môi trường, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội năm 2005 10.Giáo trình Luật thương mại, Nxb Đại học Luật Hà Nội năm 2005 11.Giáo trình Luật thương mại, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội năm 2004 12.Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội năm 2005

13.Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội năm 2005

14.Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2002

15.Luật môi trường và Nghị định hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1997

16.Luật môi trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2006

17.Luật các tổ chức tín dụng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2000 18.Luật đất đai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2003

19.Luật đầu tư, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2005

20.Luật doanh nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2005 21.Luật hợp tác xã, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2005

22.Luật kinh doanh bảo hiểm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2003 23.Luật ngân sách nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2005 24.Luật tài nguyên nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1998

25.Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2002.

Một phần của tài liệu pháp luật đại cương (Trang 118 - 121)