II. LUẬT MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm Luật môi trường Việt Nam
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1 Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam).
Luật môi trường là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái và quản lý môi trường sinh thái.
* Đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường: Đó là toàn bộ các quan hệ xã hội gắn với việc quản lý và bảo vệ môi trường sinh thái. Đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường rất đa dạng và phong phú bao gồm các nhóm:
- Quan hệ giữa nhà nước và cá nhân, tổ chức trong hoạt động quản lý nhà nước về môi trường như quan hệ về:
+ Đánh giá tác động môi trường + Thanh tra môi trường
+ Xử lý vi phạm pháp luật môi trường
- Quan hệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau phát sinh do ý chí của các bên như quan hệ về:
+ Bồi thường thiệt hại do việc gây ô nhiễm, suy thái như sự cố môi trường gây ra.
+ Phát sinh từ việc giải quyết tranh chấp môi trường
+ Trong lĩnh vực phối hợp đầu tư vào các chương trình bảo vệ môi trường * Phương pháp điều chỉnh của Luật môi trường: Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh là hai nhóm quan hệ xã hội nêu trên, Luật môi trường sử dụng hai phương pháp điều chỉnh đó là:
- Phương pháp mệnh lệnh: chủ yếu điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân, tổ chức trong hoạt động quản lý nhà nước về môi trường
- Phương pháp bình đẳng: chủ yếu điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân, tổ chức phối hợp với nhau về bảo vệ môi trường.