II. LUẬT LAO ĐỘNG 1 Khái niệm Luật lao động
1. Khái niệm Luật đất đai.
a, Đối tượng và phương pháp điều chỉnh
Luật đất đai là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ đất đai hình thành trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai, nhằm sử dụng đất đai có hiệu qủa vì lợi ích của nhà nước, người sử dụng và của toàn xã hội.
* Đối tượng điều chỉnh:
Đối tượng điều chỉnh của Luật đất đai là nhóm các quan hệ đất đai phát sinh một cách trực tiếp trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai được các quy phạm pháp luật đất đai điều chỉnh. Bao gồm quan hệ giữa nhà nước với người sử dụng đất và quan hệ giữa người sử dụng đất với người sử dụng đất.
* Phương pháp điều chỉnh:
Phương pháp điều chỉnh của Luật đất đai là cách thức nhà nước sử dụng pháp luật để tác động vào cách xử sự của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. Luật đất đai sử dụng hai phương pháp điều chỉnh sau:
+ Phương pháp mệnh lệnh: điều chỉnh mối quan hệ về đất đai giữa nhà nước và người sử dụng đất, như giao đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, giải quyết các tranh chấp về đất đai,...
+ Phương pháp bình đẳng: được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ giữa những người sử dụng đất với nhau như chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất.
b, Các nguyên tắc cơ bản của Luật đất đai
Ngoài những nguyên tắc của hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật đất đai có một số nguyên tắc đặc trưng sau:
+ Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu nhà nước mà Chính phủ là đại diện chủ sở hữu;
+ Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật;
+ Nguyên tắc sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm; cải tạo và bồi bổ đất đai;
+ Nguyên tắc quan tâm đến lợi ích của người sử dụng đất; + Nguyên tắc bảo vệ nghiêm ngặt đất nông nghiệp.