II. LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 1 Khái niệm Luật hôn nhân và gia đình
1. Khái niệm chung về Luật thương mạ
a, Khái niệm Luật thương mại
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu các vấn đề lý luật của Luật kinh tế trước đây và dựa vào sự phát triển của đời sống thương mại cũng như sự phát triển của Luật thương mại hiện nay, Luật thương mại được hiểu là tổng thể các quy phạm do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động thương mại giữa các thương nhân với nhau và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b, Phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại.
Từ khái niệm trên, có thể nhận thấy Luật thương mại có phạm vi điều chỉnh, chính là:
- Các hoạt động của thương nhân như: đầu tư, mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi. - Các hoạt động mang tính tổ chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng liên quan trực tiếp đến hoạt động thương mại như: Đăng ký kinh doanh, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, thương mại; giải thể và phá sản doanh nghiệp.
c, Chủ thể của Luật thương mại
Chủ thể của Luật thương mại là những tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để tham gia vào các quan hệ do Luật thương mại điều chỉnh.
Chủ thể của Luật thương mại phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Phải được thành lập hợp pháp: Được thành lập một cách hợp pháp nghĩa là các chủ thể của Luật thương mại được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập, hoặc đăng ký kinh doanh; có chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động rõ ràng; được tổ chức dưới một hình thức nhất định do pháp luật quy định (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty,...)
- Phải có tài sản: Tài sản là cơ sở vật chất không thể thiếu được để cho các chủ thể của Luật thương mại, đặc biệt là các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Trên thực tế, tài sản đó tồn tại dưới dạng vốn kinh doanh (vốn điều lệ, vốn pháp định). Khối lượng và cơ cấu tài sản cũng như khối lượng quyền năng của các doanh nghiệp có được đối với từng loại tài sản phụ thuộc và tính chất sở hữu, quy mô hoạt động từng chủ thể.
- Thẩm quyền trong lĩnh vực kinh doanh thương mại: Là cơ sở pháp lý để các chủ thể Luật thương mại thực hiện các hành vi pháp lý nhằm tạo cho mình những quyền và nghĩa vụ cụ thể, đồng thời nó cũng quy định rõ giới hạn mà trong đó các chủ thể được hành động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
Các loại chủ thể của Luật thương mại: Căn cứ chức năng hoạt động, vai trò, vị trí và mức độ tham gia các quan hệ thương mại của chủ thể mà chủ thể của Luật thương mại được phân thành hai loại như sau:
+ Chủ thể cơ bản, thường xuyên của Luật thương mại là các thương nhân. Đây là loại chủ thể thường xuyên tham gia các mối quan hệ thương mại thuộc đối tượng của Luật thương mại.
+ Chủ thể không thường xuyên của Luật thương mại là cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế: Đó là cơ quan thay mặt nhà nước, nhân danh nhà nước thực hiện tổ chức quản lý, chỉ đạo các thương nhân tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại như: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND, các sở, phòng, ban ...