Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại cổ PHẦN NAM VIỆT – CHI NHÁNH hải PHÒNG (Trang 79 - 81)

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng và hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Bởi vậy, ngân hàng cần đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Khoá luận tốt nghiệp - Chuyên môn hóa cán bộ tín dụng: mỗi cán bộ tín dụng sẽ được giao phụ trách một nhóm khách nhất định,có những đặc điểm chung về ngành nghề kinh doanh hoặc loại hình doanh nghiệp. Việc phân nhóm tùy theo năng lực, sở trường, kinh nghiệm của từng cán bộ tín dụng. Qua đó, cán bộ tín dụng có thể hiểu biết khách hàng một cách sâu sắc, tập trung vào công việc của mình và giảm chi phí trong điều tra, tìm hiểu khách hàng; giảm sai sót trong quy trình thẩm định góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

- Cần dành một quỹ thời gian để hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng nghiệp vụ marketing và các kỹ năng cần thiết :

+ Kỹ năng bán hàng: đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có những kỹ năng nhất định về Marketing để thu hút khách hàng, nắm vứng nghiệp vụ tín dụng để cho vay được nhiều với chất lượng tốt.

+ Kỹ năng tìm hiểu,điều tra: kỹ năng này yêu cầu cán bộ tín dụng biết cách thu nhập và khai thác từ khách hàng và các nguồn khác để có thông tin hữu ích cho ngân hàng,phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

+ Kỹ năng phân tích: đòi hỏi cán bộ tín dụng phải biết nhận định, đánh giá tình hình có cơ sở khoa hoạc,từ đó rút ra kinh nghiệm; tìm biện pháp tốt hơn để không ngừng củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

+ Kỹ năng viết: đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có khả năng nêu bật được những điểm mạnh,điểm yếu của khách hàng; chỉ ra được những rủi ro, nguy hiểm gặp phải khi đặt quan hệ tín dụng dưới hình thức văn bản để có tính thuyết phục để trình lên xin ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo.

+ Kỹ năng đàm phán, thương thảo với khách hàng: đòi hỏi cán bộ tín dụng phải biết cách thương lượng với khách hàng về các vấn đề có liên quan tới việc tuân thủ các điều khoản đã quy định trong chế độ, thể lệ cho vay để khoản vay được tiến hành trong điều kiện tốt nhất.

- Tạo điều kiện cho nhân viên tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị công tác, tạo cơ hội để họ phát huy hết khả năng tiềm ẩn của mình.

- Thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, ngân hàng cần đưa ra các chế độ thưởng phạt hợp lý: đối với những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng cần xử phạt nghiêm khắc còn với những cán bộ nhiệt tình, có trách nhiệm và hoàn thành tốt công việc được giao thì thực hiện các chế độ khen thưởng như tăng lương, biểu dương…

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƢƠNG mại cổ PHẦN NAM VIỆT – CHI NHÁNH hải PHÒNG (Trang 79 - 81)