Để có thể tạo niềm tin cho khách hàng đến gửi tiền, nâng cao uy tín ngân hàng thì một trong những nhân tố rất quan trọng mà mỗi ngân hàng thương mại đều phải quan tâm đó là đảm bảo khả năng thanh toán. Vì vậy, nguồn vốn mà các ngân hàng thương mại huy động được bên cạnh việc cho vay và đầu tư để thu lại được lợi nhuận thì ngân hàng phải giữ lại một phần để dự trữ nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng và thực hiện các quy định dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương đề ra.
Với mục đích đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên, các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh Hải Phòng nói riêng luôn dự trữ một khoản tiền dưới dạng: tiền mặt tại quỹ của ngân hàng, tiền gửi tại ngân hàng nhà nước và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác.
Biểu đồ 3: Tình hình hoạt động ngân quỹ tại ngân hàng qua các năm.
( Nguồn: Trích báo cáo tổng hợp ngân hàng TMCP Nam Việt – chi nhánh Hải Phòng)
Qua biểu đồ trên ta thấy, ngân hàng đang ngày càng tăng các khoản tiền dự trữ, nếu như năm 2009 tổng lượng tiền dự trữ chỉ có 7.852 triệu đồng thì đến năm 2010 đã tăng lên là 10.655 triệu đồng và đến năm 2011 đã là 15.852 triệu đồng, năm 2010 so với năm 2009 đã tăng lên 35,70% còn năm 2011 so với năm 2010 thì đã tăng lên là 48,78 %. Nhận thấy ngân hàng ngày càng quan tâm hơn đến việc đảm bảo khả năng thanh toán nhằm nâng cao hơn nữa uy tín cho ngân hàng, hơn nữa trong 3 năm vừa qua lượng vốn mà ngân hàng huy động được cũng ngày càng tăng lên do đó ngân hàng cũng phải tăng lương tiền dự trữ tương ứng.
7.852 10.655 15.852 0.000 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 18.000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Đơn vị: triệu đồng
Khoá luận tốt nghiệp
Bảng 8: Bảng cơ cấutình hình hoạt động ngân quỹ tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh Hải Phòng.
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Hoạt động ngân quỹ 7.852 100% 10.655 100% 15.852 100%
1.Tiền mặt, chứng từ
có giá trị. 5.345 68,07% 7.014 65,83% 9.721 61,32% 2.Tiền gửi tại ngân
hàng nhà nước. 1.651 21,03% 3.046 28,59% 2.433 15,35% 3.Tiền gửi tại các
TCTD khác. 856 10,90% 595 5,58% 3.698 23,33%
( Nguồn: Trích báo cáo tổng hợp ngân hàng TMCP Nam Việt – chi nhánh Hải Phòng )
Bảng số liệu trên đã cho thấy rõ cơ cấu các khoản tiền dự trữ của ngân hàng, trong các khoản tiền dự trữ đó thì tiền mặt, chứng từ có giá trị là khoản dự trữ chiếm tỷ trọng lớn nhất, với các khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước thì 2 năm 2009 và 2010 đều chiếm tỷ trọng đứng thứ 2 nhưng đến năm 2011 thì khoản này lại chiếm tỷ trọng thấp nhất nguyên nhân có thể là do năm 2011 ngân hàng trung ương giảm lượng tiền dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại nên các ngân hàng có xu hướng giảm tiền gửi ở ngân hàng nhà nước để đầu tư vào các hoạt động khác mang lại lợi nhuận cao hơn.
2.3.Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh Hải Phòng.
2.3.1. Tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh Hải Phòng.
Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động quan trọng và mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Hoạt động tín dụng gồm nhiều nghiệp vụ khác nhau như: cho vay, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá và cho thuê tài chính. Đối với các ngân hàng thương mại thì cho vay là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất và với ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh Hải Phòng cũng vậy, hoạt động tín dụng chủ yếu của ngân hàng là hoạt động cho vay.
Bảng 9: Bảng tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh Hải Phòng.
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
Hoạt động tín dụng 637.846 934.306 871.151
Biến động 296.460 -63.155
% biến động 46,48% -6,76%
Qua bảng số liệu thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng năm 2010 là có số dư lớn nhất với 934.306 triệu đồng, so với năm 2009 thì đã tăng lên 46,48% nguyên nhân là do trong năm 2010 các doanh nghiệp tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh để phát triển,hội nhập kinh tế quốc tế; hơn nữa, cùng với sự thay đổi cơ chế thị trường các ngân hàngthương mại cũng đổi mới cơ chế tín dụng, áp dụng chính sách lãi suất thỏa thuận…tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đến vay vốn sản xuất kinh doanh . Tuy đến năm 2011, hoạt động tín dụng của ngân hàng có giảm nhưng số giảm không quá lớn, so với năm 2010 thì bị giảm 6,76%. Đó là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính,suy thoái toàn cầu,cơ chế chính sách tuy có nhiều thay đổi nhưng vẫn còn nhiều vướng
Khoá luận tốt nghiệp mắc,sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các ngân hàng khác trên địa bàn...Sau đây đi xem xét cụ thể hơn về tỷ trọng hoạt động tín dụng tại ngân hàng:
Bảng 10: Bảng tỷ trọng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh Hải Phòng.
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011
Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng
Hoạt động tín dụng 637.846 100% 934.306 100% 871.151 100%
1.Cho vay tổ chức kinh tế,
cá nhân trong nước 637.846 100% 915.106 97,94% 855.011 98,15%
Cho vay ngắn hạn 133.391 20,91% 371.060 40,55% 350.328 40,97%
Cho vay trung hạn 146.865 23,03% 194.774 21,28% 122.587 14,34%
Cho vay dài hạn 357.590 56,06% 349.272 38,17% 382.096 44,69%
2.Cho vay bằng vốn tài trợ,
ủy thác đầu tư - - 19.200 2,06% 16.140 1,85%
Cho vay bằng vốn nhận của các tổ chức, cá nhân
khác - - 19.200 100,00% 16.140 100,00%
( Nguồn: Trích báo cáo tổng hợp ngân hàng TMCP Nam Việt – chi nhánh Hải Phòng)
Nhận thấy, hoạt động tín dụng tại ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay mà trong đó cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước là chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2009, dư nợ của hoạt động cho vay này chiếm 100% nguyên nhân là do trong năm này ngân hàng chỉ tập trung vào một hoạt động cho vay tổ chức kinh tế cá nhân trong nước mà chưa quan tâm đến các loại hình cho vay khác, đến năm 2010 dư nợ hoạt động cho vay này chiếm 97,74% và đến năm 2011 thì chiếm 98,15% do trong 2 năm 2010 và 2011 ngoài hoạt động cho vay này ngân hàng còn mở rộng thêm cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư.
Trong hoạt động cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước thì ngân hàng chủ yếu tập trung vào 3 loại hình cho vay là cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn. Tỷ trọng của 3 loại hình cho vay này qua 3 năm
2009, 2010 và 2011 có sự biến động liên tục, năm 2009 và 2011 thì cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2010 cho vay ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng lớn nhất. Có sự thay đổi trong cơ cấu thời hạn cho vay là do xuất phát từ nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp trong từng thời kì, các khoản vay trung dài hạn thường có lãi suất cao hơn các khoản vay ngắn hạn nhưng giúp cho các doanh nghiệp có thể đầu tư được lâu dài, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, nếu những dự án vay vốn kể cả ngắn hạn hay trung dài hạn của khách hàng mà ngân hàng thấy khả thi, có khả năng trả nợ đúng thời hạn và ngân hàng đủ khả năng cho vay thì ngân hàng cũng xét duyệt cho vay.
Dư nợ hoạt động tín dụng ngân hàng có sự biến động liên tục qua các năm nguyên nhân là do trong năm 2009, lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại lên quá cao, làm cho khách hàng giảm việc vay vốn, nhưng đến năm 2010, lãi suất huy động và cho vay giảm đáng kể, cùng với chính sách của nhà nước về việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay vốn kinh doanh nên làm cho dư nợ cho vay của ngân hàng trong giai đoạn này tăng lên. Đến năm 2011 các ngân hàng thương mại có xu hướng tăng lãi suất huy động để tăng vốn làm cho lãi suất cho vay cũng tăng lên, khách hàng giảm vay vốn từ ngân hàng. Hơn nữa, việc khủng hoảng kinh tế thế giới mà đặc biệt là cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu trong giai đoạn hiện nay cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp làm cho việc vay vốn để sản xuất có xu hướng giảm xuống, dư nợ cho vay trong giai đoạn này giảm.
2.3.2. Dư nợ quá hạn, dư nợ xấu và một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt – chi nhánh Hải Phòng.