3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
1.4.2.1 Chiến lƣợc kinh doanh của Ngân hàng
Mỗi Ngân hàng phải tự hoạch định cho mình một chiến lƣợc kinh doanh riêng biệt, phù hợp với các điều kiện bên trong và bên ngoài Ngân hàng. Chiến lƣợc kinh doanh có tính quyết định tới hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng cần phải xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống, thấy đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, thấy đƣợc những cơ hội và thách thức. Trên cơ sở đó dự đoán sự thay đổi của môi trƣờng để xây dựng đƣợc chiến lƣợc kinh doanh phù hợp mà trong đó chiến lƣợc phát triển qui mô và chất lƣợng nguồn vốn là một bộ phận quan trọng trong chiến lƣợc tổng thể của Ngân hàng. Trong từng thời kỳ, dùa trên
chỉ tiêu đƣợc giao về hoạt động huy động vốn , sử dụng vốn và các hoạt động khác của NHTW cùng với tình hình thực tế của từng Ngân hàng, Ngân hàng phải lập kế hoạch và lên cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Nếu nhận thấy trong năm có những dự án tốt cần vay vốn với khối lƣợng lớn, thời hạn dài thì Ngân hàng sẽ có kế hoạch huy động vốn để tìm kiếm đƣợc nguồn vốn tƣơng ứng bằng cách đƣa ra các loại hình huy động với lãi suất hấp dẫn, kỳ hạn đa dạng. Còn nếu nhận thấy trong năm tới Ngân hàng cần phải thu hẹp khối lƣợng tín dụng thì Ngân hàng sẽ có kế hoạch huy động một lƣợng vốn vừa đủ để tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn. Mặt khác, trong chiến lƣợc kinh doanh của mình Ngân hàng cần phải đặc biệt chú trọng vào chi phí vốn mà Ngân hàng phải chịu trong khâu huy động. Phải tìm kiếm nguồn vốn rẻ, thời hạn dài thông qua việc lựa chọn các hình thức huy động khác nhau, có nhƣ vậy Ngân hàng mới chủ động trong việc tìm kiếm và sử dụng vốn.