TẠI SAO MỌI THỨ ĐỀU PHẢI BỊ SO SÁNH
Tôi nghĩ rằng không có gì phải bàn cải rằng, việc sập cửa vào tay một ai đó là một việc xấu, và yêu thương lẫn nhau là tốt. Nhưng hầu hết trải nghiệm của con người không thể đánh giá dựa vào những điều hiển nhiên như vậy, và còn phải dựa vào những yếu tố khác.
Khi chúng ta cân nhắc xem liệu mình có thích một bữa ăn, một kỳ nghĩ hoặc một lớp học nào đó, thì hiển nhiên không tránh được việc tự hỏi “[thích hoặc không vì] so sánh với cái gì?” Đối với những quyết định liên quan đến tương lai, thì câu hỏi “liệu nó tốt hay xấu?” không quan trọng bằng “ nó sẽ tốt hay xấu như thế nào?” Hầu như không có bữa ăn nhà hàng nào thực sự là “tệ” hay nhạt nhẽo đến nỗi chúng ta bỏ luôn bữa ăn và đi khỏi nhà đó. Tuy nhiên, khi chúng ta kể cho bạn bè nghe nhà hang đó tệ thì họ ngầm hiểu rằng chúng ta đã so sánh nhà hàng đó với một chuẩn nào đó, và cái nhà hàng trong câu chuyện này tệ ở mức âm. Phép so sánh chính là quy chuẩn có ý nghĩa nhất.
Các tình huống trong cuộc sống hiện đại dường như kết lại với nhau để làm cho chúng ta cảm thấy ít hài lòng hơn so với mức độ mà chúng ta cần phải vậy. Và có lẽ là nên như vậy, một phần là bởi chúng ta đang so sánh trải nghiệm của chính chúng ta với một chuẩn nào đó cao hơn. Một lần nữa, như chúng ta sẽ thấy, quá nhiều sự chọn lựa đã góp phần dẫn đến sự bất mãn này
Hy vọng, kỳ vọng, trải nghiệm trong quá khứ và những điều khác
Khi con người đánh giá một trải nghiệm nào đó, họ sẽ thực hiện một hay nhiều các phép so sánh sau đây:
1. So sánh trải nghiệm đó với những gì họ hy vọng nó sẽ như vậy 2. So sánh trải nghiệm đó với những gì họ hy vọng về nó
3. So sánh trải nghiệm đó với những trải nghiệm khác họ đã có cách đó không lâu
4. So sánh trải nghiệm đó với những trải nghiệm khác mà người khác đã có
Mỗi phép so sánh trên đều làm cho sự đánh giá trải nghiệm trở nên tương đối. Điều này có thể giảm bớt hoặc gia tăng sự hài lòng của chúng ta về trải nghiệm đó. Nếu một người đi ăn một bữa tối thịnh soạn, và cô ta vừa đọc những dòng giới thiệu hay ho về nhà hàng thì niềm hy vọng hoặc kỳ vọng của cô ta về bữa tối đó sẽ cao. Nếu gần đây cô ta có ăn một bữa ăn ngon ở một nhà hàng khác, thì cô ta sẽ mong đợi nhiều hơn về bữa ăn sắp tới so với bữa ăn trong quá khứ. Nếu ngay trước bữa tối đó cô ta được nghe một người bạn của mình kể chi tiết về một bữa ăn mà người này vừa ăn, thì tiêu chuẩn so sánh của cô ấy dựa trên mức độ của bữa ăn được kể đó. Tóm lại người đầu bếp trong nhà hàng sẽ chịu thử thách khi phải làm ra một bữa ăn để làm cho nhiệt kế hài lòng cô ấy chỉ ở mức cao. Nếu ngược lại, một người nào đó vội vàng bước vào một nhà hàng đầu tiên mà cô ta thấy chỉ vì cô ta quá đói, nếu nới đó chỉ khiêm tốn và thực đơn thì đơn giản, nếu cô ta có một bữa ăn rất tệ vào ngày hôm trước, nếu bạn cô ta kể cho cô ta về bữa ăn dở tệ mà người ấy ăn phải gần đây, thì rất có khả năng rằng cô ấy sẽ dễ dàng hài lòng với bữa ăn mà cô có. Cùng một bữa ăn, cùng một nhà hàng, có thể được đánh giá tiêu cực dựa trên những so sánh cao hơn, nhưng lại được đánh giá tích cực khi dựa trên những so sánh thấp hơn. Nhìn chung thì chúng ta cũng không thể nhận ra rằng các đánh giá của mình giống như một lời bình luận chủ quan về bữa ăn hơn là về thực chất của bữa ăn đó.
Tương tự như vậy, việc đạt được điểm B+ trong một kỳ thi khó cũng có thể tạo ra cảm giác tốt hoặc xấu trên thang đo hứng thú. Trước đó bạn hy vọng mình được điểm A hay B? Trước đó bạn kỳ vọng bài làm được điểm B hay A? Thương thì bạn hay được điểm A hay điểm B hơn? Và bạn cùng lớp của bạn được điểm gì?
Nhà khoa học về xã hội Alex Michalos, trong một cuộc thảo luận về đặc tính của trải nghiệm được con người nhận thức, cho rằng con người lập các chuẩn về mức độ hài lòng dựa trên đánh giá ba điểm cách biệt sau đây: “Cách biệt giữa những gì mình có và những gì mình muốn, Cách biệt giữa những gì mình có và những gì mà những người đống trang lứa với mình có, Cách biệt giữa những gì mình đang có và điều tốt nhất trong quá khứ mình đã từng có”. Michalos nhận thấy rằng hầu hết sự đa dạng về mức độ thỏa mãn của con người có thể được giải thích được dựa trên ba điểm cách biệt ở trên, chứ không phải sự khác biệt giữa chính các trải nghiệm khác quan. Tôi đã thêm vào sự cách biệt thứ tư, đó là cách biệt những gì mình có và những gì mình kỳ vọng.
Khi những điều kiện về xã hội và vật chất được cải thiện thì chuẩn so sánh của chúng ta cũng cao hơn. Khi chúng ta đã tiếp xúc với món đồ có chất lượng cao thì chúng ta bắt đầu phải chịu “lời nguyền của nhận thức”. Những đồ vật có chất
lượng kém hơn mà trước đây chúng ta vui vẻ chấp nhận thì giờ đây đã không còn đạt chuẩn nữa. Điểm 0 – điểm mốc của mức độ hứng thú cứ nhích dần lên trên, và những mong muốn lẫn khát vọng cũng lên theo cùng với nó.
Ở vài khía cạnh nào đó, có thể nói tiêu chuẩn cho mức độ tạm chấp nhận được càng cao thì càng thể hiện sự phát triển. Khi con người đòi hỏi nhiều hơn thì thị trường mới đáp ứng nhiều hơn, có cầu thì có cung. Một phần là bởi vì khi các thành viên trong xã hội ngày càng tăng chuẩn khi đánh giá một cái gì đó là tốt, và con người bây giờ có cuộc sống vật chất tốt hơn trước đây rất nhiều, khách quan mà nói. Nhưng cũng không phải chủ quan khi nói rằng: nếu cách đánh giá hứng thú của bạn xuất phát từ mối quan hệ giữa đặc tính khách quan của một trải nghiệm và mong muốn của bạn, thì khi đó chất lượng được nâng cao của trải nghiệm sẽ đáp ứng được mong muốn của bạn và bạn đang đi đúng hướng. “Máy chạy đua hứng thú” và “máy chạy đưa thỏa mãn”, mà tôi đã thảo luận trong chương vừa rồi, giải thích ở một mức độ đáng kể về việc thu nhập thực sự có thể tăng bằng hệ số 2 (ở Mỹ) và hệ số 5 (ở Nhật) mà không có ảnh hưởng đáng kể nào về cảm giác hạnh phúc chủ quan của các thành viên trong xã hội đó. Nếu mong muốn theo kịp với nhận thức thì con người có thể được sống tốt hơn về mặt khách quan, nhưng họ sẽ không chắc họ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn với cuộc sống đó.
Triển vọng, khuôn mẫu và đánh giá
Chúng ta sẽ thấy một trải nghiệm nào đó là tích cực nếu trải nghiệm đó là một sự tiến bộ so với trước đó và sẽ cảm thấy tiêu cực nếu trải nghiệm đó tệ hơn so với trước đây. Để hiểu được chúng ta đánh giá một trải nghiệm như thế nào thì trước tiên cần phải tìm ra chúng ta có xuất phát điểm hứng thú là từ đâu.
Trong chương 3, tôi đã nhấn mạnh ở chỗ ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến cảm giác về một trải nghiệm như thế nào, và vì vậy cũng ảnh hưởng việc tạo ra điểm mốc - điểm 0. Một tấm biển tại một trạm xăng nói rằng “giảm giá cho ai trả bằng tiền mặt” đã đặt điểm 0 nằm ở giá phải trả khi thanh toán bằng thẻ tín dụng. Một tấm biển khác nói rằng “tính giá đắt hơn cho ai trả bằng thẻ tín dụng”đã đặt điểm xuất phát nằm ở giá xăng khi trả bằng tiền mặt. Mặt dù chênh lệch giữa giá trả bằng tiền mặt và giá trả bằng thẻ tín dụng có thể như nhau ở cả hai trạm xăng, nhưng người ta sẽ cảm thấy bực mình nếu bị tính thêm tiền và cảm thấy vui sướng nếu được giảm giá.
Nhưng ngôn ngữ thể hiện không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến việc xác định điểm mốc. Những kỳ vọng của con người cũng có ảnh hưởng. “Tôi mong đợi bữa ăn này (điểm thi, rượu vang, kỳ nghỉ, công việc, mối quan hệ lãng mạn) ngon hoặc tốt hơn như thế nào?” , mọi người thường tự hỏi mình như vậy. Và sau đó tự hỏi mình “vậy nó tốt/ngon ở mức độ nào?” Nếu trải nghiệm đó tích cực đúng như họ mong đợi thì người ta sẽ cảm thấy thỏa mãn, nhưng họ sẽ không cảm thấy quá sung sướng. Niềm hứng khởi thực sự chỉ đến khi một trải nghiệm nào đó vượt quá sự mong đợi. Những trải nghiệm trong quá khứ cũng ảnh hưởng đến việc xác định điểm mốc, mà điểm này là một phần của quy luật thích nghi. “Nó (bữa ăn …) có tốt/ ngon như lần trước không?”, chúng ta hỏi. Nếu đúng là như thế thì chúng ta được thỏa mãn, nhưng chúng ta sẽ không thấy thúc sự phấn khích.
Lời nguyền rủa của những kỳ vọng
Vào mùa thu năm 1999, tờ Thời báo New York và Tin tức CBS đã yêu cầu một số thanh niên so sánh trải nghiệm của các em và trải nghiệm của cha mẹ các em lúc họ mới lớn. Kết quả cuối cùng là 43% người tham dự nói rằng họ phải trả qua một thời gian khó khăn hơn so với cha mẹ trên tổng số. Nhưng trong số những em sống trong gia đình giàu có thì có tới 50% các em bảo rằng cuộc sống của mình khó khăn hơn. Khi được hỏi, thì những thiếu niên từ những gia đình giàu có kể về những mong muốn cao xa của mình lẫn của cha mẹ. Các em nói về một hiện tượng gọi là “quá nhiều”: quá nhiều hoạt động, quá nhiều lựa chọn về đồ đạc, quá nhiều thứ phải học. Trong khi thiếu niên đến từ những gia đình có kinh tế kém hơn thì kể về việc làm bài tập dễ dàng hơn như thế nào nếu các em có máy tính và Internet, thì những sinh viên nhà giàu lại nói về việc cuộc sống bị xáo trộn như thế nào vì máy tính và Internet. Một nhà bình luận giải thích rằng “Sức ép mà trẻ em cảm thấy chính là để chắc chắn rằng chúng không bị tụt hậu. Mọi thứ đều tiến lên phía trước… Bị tụt hậu đằng sau chính là cơn ác mộng của người Mỹ.” Cho nên nếu chỗ đứng của bạn càng cao thì càng có nhiều chỗ để tuột dốc hơn so với nếu chỗ đứng của bạn thấp. Barbara Ehrenreich thì nói rằng “nỗi sợ bị rớt lại phía sau” chính là sự nguyền rủa của kỳ vọng.
Sự nguyền rủa của kỳ vọng hiện diện nhiều trong những khía cạnh của cuộc sống như sức khỏa và chăm sóc sức khỏe. Cho dù cảm thấy bực mình đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện giờ, thì dù sao sức khỏe của người Mỹ vẫn tốt hơn trước kia. Con người không chỉ sống lâu hơn mà họ còn có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên Roy Porter, một nhà lịch sử y học, lại chỉ ra rằng trong một thời đại mà tuổi thọ và việc kiểm soát bệnh tật tốt chưa từng có như thế này, thì cũng xuất hiện
những lo âu chưa từng có về sức khỏe. Người Mỹ mong được sống lâu hơn mà không phải giảm bớt công suất làm việc. Vì vậy, tuy những dịch vụ y tế hiện đại giúp chúng ta kéo dài tuổi thọ nhưng con người có vẻ như cũng không thỏa mãn lắm với điều này.
Tôi cho rằng chính số lượng các tùy chọn và quyền tự chủ mà chúng ta có được trong hầu hết mọi mặt của cuộc sống bây giờ, đã góp phần tạo nên kỳ vọng ở mức cao hơn so với trong quá khứ. Cách đây vài năm, khi tôi đi nghĩ mát ở một thị trấn ven biển nhỏ ở Oregon, tôi bước vào một tiệm tạp hóa để mua vài thứ cho bữa tối. Khi mua rượu vang, họ đem ra cho tôi khoảng chục loại. Loại mà tôi mua không được ngon lắm, nhưng trước đó tôi đã từng nghĩ rằng mình sẽ chẳng kiếm được thứ gì quá ngon ở đây, vì thế tôi thỏa mãn với những gì tôi mua. Nhưng nếu tôi đi mua tại một cửa hàng có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn loại để lựa chọn thì chắc chắn kỳ vọng của tôi sẽ cao hơn rất nhiều. Nếu ở cửa hàng lớn đó mà tôi lại chọn một chai rượu có chất lượng như chai ở Oregon thì chắc chắn tôi sẽ cảm thấy rất thất vọng.
Trở lại với ví dụ mà tôi dùng để mở đầu cuốn sách này, trở lại với thời đồ Jeans chỉ có một vài loại thì tôi sẽ thỏa mãn với cái vừa với tôi, cho dù bộ đồ đó có thế nào. Nhưng bây giờ, khi có biết bao nhiêu thứ, từ cỡ mặc thoải mái, cỡ mặc dễ dàng, cỡ dành cho người mảnh mai, quần ống túm, quần ống rộng, thì có thể đoán được điều gì sẽ xảy ra , đó là tiêu chuẩn của tôi đã cao hơn. Bởi có quá nhiều tùy chọn như thế nên giờ tôi lại muốn mình có một chiếc quần jeans vừa với tôi như được đo ni đóng giày. Sự sinh sôi nảy nở ra nhiều lựa chọn dường như không thể tránh khỏi dẫn đến việc kỳ vọng nhiều hơn. Điều này góp phần làm cho con người có khuynh hướng cầu toàn. Theo định nghĩa người cầu toàn là người có tiêu chuẩn cao, nhiều kỳ vọng. Bởi vì điều này và bởi vai trò của kỳ vọng trong việc đánh giá mức độ hứng thú, thì với cùng một trải nghiệm, người biết tự bằng lòng sẽ cảm thấy tích cực, còn người cầu toàn quá mức lại cảm thấy tiêu cực.
Bài học ở đây là kỳ vọng quá cao có thể gây phản tác dụng. Nhờ việc kiểm soát những kỳ vọng của mình, chúng ta có thể cải thiện chất lượng cuộc sống hơn bất cứ phương pháp nào khác. Hạnh phúc của việc chỉ có những kỳ vọng khiêm tốn đó là chúng ta còn chỗ để được ngạc nhiên thú vị, để hứng thú hơn với những trải nghiệm khác. Thử thách ở đây là tìm được phương pháp để giữ cho kỳ vọng ở mức vừa phải, dù những trải nghiệm thực sự có ngày càng tích cực hơn.
Một phương pháp để đạt được mục tiêu này là hãy làm sao để những trải nghiệm tuyệt vời chỉ diễn ra ít thôi. Cho dù bạn có giàu có như thế nào thì hãy để dành loại rượu ngon nhất cho những dịp đặc biệt. Cho dù bạn có giàu có thể nào thì cũng hãy để chiếc áo choàng lụa may thật khéo và duyên dáng cho những dịp đặc biệt. Điều này cũng có vẻ giống tập luyện tự từ chối, nhưng tôi không cho rằng như vậy. Ngược lại, đó là cách để chắc chắn rằng bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị. Những bữa ăn ngon, những loại rượu ngon và những chiếc áo đẹp có ý nghĩa gì nếu chúng không làm bạn cảm thấy tuyệt diệu?
Lời nguyền của so sánh xã hội
Trong số những tiêu chuẩn mà chúng ta dựa vào để đánh giá trải nghiệm, có lẽ không điều gì quan trọng hơn là so sánh đối với người khác. Câu trả lời cho câu hỏi” mọi việc tôi đang tiến hành như thế nào?” phụ thuộc vào những trải nghiệm, những mong muốn và kỳ vọng trong quá khứ của chúng ta. Và câu hỏi này hoàn toàn không thể hỏi hay trả lời được trong môi trường xã hội chân không. Câu hỏi “mọi việc tôi đang tiến hành như thế nào?” hầu như luôn chứa ngầm ý “so sánh với những việc khác hoặc với người khác”.
So sánh về mặt xã hội luôn cung cấp thông tin giúp con người đánh giá trải nghiệm của mình. Nhiều trải nghiệm mang tính mơ hồ nên chúng ta không biết đánh