KHI CHỈ CÓ CÁI TỐI ƯU LÀ ĐÁNG KỂ

Một phần của tài liệu Nghịch Lý Của Sự Lựa Chọn - Tại Sao Nhiều Hơn Lại Ít Hơn Tác giả: Barry Schwartz (Trang 53 - 54)

Sự lựa chọn khôn ngoan bắt đầu bằng việc xây dựng một sự nhận thức rõ ràng về những mục tiêu của bạn, và lựa chọn đầu tiên bạn phải quyết định là giữa mục tiêu chọn được cái tốt nhất hay mục đích tìm ra cái chỉ cần tốt vừa đủ là được.

Nếu bạn tìm kiếm và chỉ chọn những kết quả tối ưu, bạn là một người tiêu thụ

cầu toàn (maximizer - bản gốc) gọi tắt là người cầu toàn. Hãy tưởng tượng bạn đi

mua áo len. Sau khoảng 1 tiếng đồng hồ dạo qua nhiều cửa hàng bạn đã tìm được cái mình thích: màu sắc rất đẹp, rất vừa vặn với bạn và len thì rất mềm mại. Chiếc áo cổ giá 89 USD và bạn đã chuẩn bị mang ra tính tiền thì bỗng nghĩ tới một cửa hàng ở cuối phố nổi tiếng bán rẻ. Thế là bạn lại mang cái áo trở lại quầy hàng, nhưng giấu nó dưới những cái áo khác (để không ai thấy cửa hàng kia. Maximizer cần được trấn an rằng mọi quyết định họ đưa ra, mọi món hàng họ mua phải là cái tốt nhất có thể. Nhưng làm sao một người có thể thật sự biết rằng lựa chọn nào là khả năng tốt nhất? Cách duy nhất là xem xét tất cả những khả năng: một người cầu toàn không thể chắc chắn rằng mình đã tìm được cái áo len tốt nhất, trừ khi đã thử hết mọi cái áo khác, hay đã mua với giá hời nhất trừ khi đã dọ giá khắp nơi. Khuynh hướng này tạo ra một nhiệm vụ vô cùng khó khăn và nó càng gây nản chí hơn khi số lượng các lựa chọn tăng lên.

Trái ngược với cầu toàn là trở thành một người tri túc (satisficer - bản gốc).

Tri túc nghĩa là hài lòng với những gì bạn cảm thấy tốt và không lo lắng gì về khả

năng có những thứ tốt hơn ở ngoài kia. Người tri túc có những tiêu chí và tiêu chuẩn riêng để lựa chọn; họ sẽ tìm kiếm cho đến khi tìm được một mặt hàng thỏa mãn những tiêu chuẩn của mình và dừng lại. Ngay khi kiếm được một cái áo len đáp ứng mọi yêu cầu về kích cỡ, chất lượng và giá cả trong cửa hàng đầu tiên, một người tri

túc sẽ lập tức mua nó và hết chuyện. Anh ta hay cô ta không để tâm tới những cái áo

tốt hơn hay rẻ hơn đang nằm đâu đó.

Dĩ nhiên không phải ai cũng là người cầu toàn tuyệt đối. Nếu thật sự bạn sẽ kiểm tra hết mọi cái áo len trong mọi cửa hàng thì việc tìm được một cái áo như ý sẽ mất cả đời người. Điểm mấu chốt là người cầu toàn khao khát đạt được mục tiêu đó. Vì thế họ bỏ rất nhiều thời gian và công sức tìm kiếm, đọc nhãn hiệu, tham khảo các tạp chí tiêu dùng và thử các sản phẩm mới. Tồi tệ hơn sau khi đã chọn một thứ nào đó, họ lại bị làm tình làm tội vì những khả năng mà họ không đủ thời gian để kiểm tra. Cuối cùng là họ không thể nào đạt được sự hài lòng với quyết định của mình như những người tri túc, và họ sẽ không thể hiểu tại sao mình lại không vừa ý

mỗi khi buộc phải ngưng cuộc tìm kiếm và đưa ra quyết định. Người cầu toàn xem tri túc là dễ dàng hài lòng với những gì trung bình và tầm thường nhưng sự thật không phải như vậy. Một người tri túc cũng khó tính không kém người cầu toàn,

nhưng điểm khác biệt giữa hai bên là người tri túc tìm kiếm sự xuất sắc đơn thuần chứ không bị ám ảnh bởi cái tối ưu.

Tôi tin rằng sự cầu toàn (maximizing) chính là một nguồn gốc của sự bất mãn khiến mọi người khổ sở, đặc biệt trong một thế giới có quá nhiều lựa chọn cả to tát lẫn vụn vặt. Khi nhà kinh tế và tâm lý đoạt giải Nobel Herbert Simon giới thiệu khái niệm “tri túc” vào thập niên 50, ông cho rằng khi mọi “chi phí” về thời gian, tiền bạc và công sức được tính đến thì thật sự tri túc chính là cầu toàn. Nói cách khác nếu xem xét hết mọi nhân tố thì điều tốt nhất con người có thể làm là hài lòng với những gì tốt nhất một cách chừng mực. Quan điểm của Simon sẽ là hạt nhân của rất nhiều phương pháp của tôi để chống lại sự thống trị của những lựa chọn tràn ngập.

Phân biệt người cầu toàn và người tri túc

Chúng ta đều biết những người chọn lựa nhanh gọn và quyết đoán cũng như những người mà hầu như mỗi quyết định đều là một việc hệ trọng. Vài năm trước tôi và vài đồng nghiệp đã tiến hành một cuộc khảo sát để chẩn đoán thiên hướng cầu toàn hay tri túc của con người và chúng tôi đề ra 13 câu hỏi để thực hiện. Những người tham gia được yêu cầu quyết định xem mình có đồng ý với những câu hỏi hay không. Càng đồng ý thì họ càng có khuynh hướng cầu toàn. Bạn hãy làm thử nhé. Hãy viết 1 con số từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 7 (hoàn toàn đồng ý) bên cạnh mỗi câu hỏi rồi cộng 13 con số đó lại. Chúng ta có 2 mức thấp nhất là 13 và cao nhất là 91. Nếu số điểm của bạn từ 65 trở lên thì rõ ràng bạn được xếp vào nhóm cầu toàn, còn nếu thấp hơn hoặc bằng 40 thì bạn sẽ thuộc nhóm tri túc. Chúng tôi đã đưa bảng câu hỏi cho vài ngàn người và số điểm cao nhất là 75, thấp nhất 25 và điểm trung bình là 50. Một điều đáng ngạc nhiên là không hề có sự khác biệt về câu trả lời giữa nam và nữ. Bây giờ hãy cùng lướt qua bảng câu hỏi nhé và hãy tưởng tượng một người cầu toàn sẽ nói gì với bản thân khi trả lời.

Một phần của tài liệu Nghịch Lý Của Sự Lựa Chọn - Tại Sao Nhiều Hơn Lại Ít Hơn Tác giả: Barry Schwartz (Trang 53 - 54)