0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

LỰA CHỌN VÀ HẠNH PHÚC

Một phần của tài liệu NGHỊCH LÝ CỦA SỰ LỰA CHỌN - TẠI SAO NHIỀU HƠN LẠI ÍT HƠN TÁC GIẢ: BARRY SCHWARTZ (Trang 65 -77 )

Tự do và tự chủ là những nhân tố quyết định cho một cuộc sống tốt đẹp và quyền được lựa chọn lại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho sự tự do và tự chủ. Tuy nhiên, dù người Mỹ hiện đại có nhiều lựa chọn hơn bất kỳ nhóm người nào từng có họ lại không đạt được một cuộc sống tốt hơn về mặt tâm lý.

Vậy cuối cùng lựa chọn là gì đối với chúng ta:

Sự lựa chọn một giá trị mang tính công cụ rõ ràng và quyết định: nó cho phép con người thỏa mãn những gì mình cần và muốn trong cuộc sống. Mặc dù rất nhiều nhu cầu của con người mang tính phổ quát (thức ăn, nơi trú ngụ, sức khỏe, giáo dục v.v), phần lớn những gì chúng ta cần để phát triển toàn diện và đầy đủ lại mang đậm dấu ấn cá nhân. Tôi cần phải ăn nhưng không cần ăn spaghetti, tôi cần một nơi ở nhưng không nhất thiết phải là một biệt thự có phòng chiếu phim, hồ Jacuzzi và một garage khổng lồ.

Lựa chọn là những gì giúp mỗi người theo đuổi một cách chính xác những mục tiêu và hoạt động cần thiết để cảm thấy thỏa mãn nhất trong điều kiện tài chính và khả năng của mình. Bạn có thể ăn chay còn tôi ăn mặn, bạn thích nghe nhạc hip- hop nhưng tôi lại thích rock metal hơn. Mỗi khi sự lựa chọn bị hạn chế bằng cách nào đó, luôn có một người bị tước mất cơ hội theo đuổi những gì mang giá trị đối với cá nhân người đó. Hơn 2 thế kỷ trước, Adam Smith đã quan sát được quyền tự do lựa chọn của mỗi cá nhân sẽ bảo đảm sự sản xuất và phân phối hàng hóa hiệu quả nhất cho xã hội. Một thị trường giàu tính cạnh tranh không bị chính quyền cản trở và có những doanh nghiệp luôn xác định được nhu cầu của khách hàng sẽ mang lại lợi ích cho tất cả. Linh hoạt, thận trọng và được giải phóng khỏi luật lệ và kiềm chế, các nhà sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ sẽ mang đến cho khách hàng chính xác những gì họ cần.

Cũng quan trọng không kém giá trị công cụ, lựa chọn phản ánh một giá trị khác còn quan trọng hơn. Quyền tự do chọn lựa chứa một thứ được gọi là giá trị thể

hiện. Lựa chọn là cách chúng ta cho thế giới biết mình là ai và mình quan tâm tới

điều gì. Hãy lấy trang phục làm ví dụ, cách ăn mặc của chúng ta luôn hàm chứa một thông điệp về chính con người như “Tôi là một người nghiêm túc” hay “Tôi rất nhạy

cảm” hoặc thậm chí là “Tôi mặc những gì mình muốn và tôi không quan tâm người khác nghĩ gì”. Để thể hiện thành công bản thân bạn cần có những lựa chọn chính xác và đầy đủ. Tất cả những mặt khác của đời sống cũng vậy: thức ăn, nhà cửa, xe cộ, sở thích v.v – mỗi sự lựa chọn đều có chức năng thể hiện bất kể tầm quan trọng thiết thực của nó ra sao. Thậm chí có những lựa chọn chỉ có giá trị thể hiện mà thôi Bầu cử chính là ví dụ xác đáng nhất. Nhiều cử tri hiểu rằng một lá phiếu hầu như không có một giá trị công cụ nào vì nó không thể tạo ra sự khác biệt lớn lao trong kết quả. Nhưng người ta vẫn lấy đi bầu đấy thôi có lẽ vì ít nhất phần nào cũng cho người khác biết họ là ai. Cử tri thực hiện quyền công dân một cách nghiêm túc, hoàn thành bổn phận của mình và không hề xem nhẹ quyền tự do chính trị. Một minh họa thú vị cho giá trị thể hiện của việc bầu cử là câu chuyện về 2 nhà khoa học chính trị người Mỹ có mặt tại Châu Âu đúng vào ngày bầu cử. Họ đã cùng nhau lái xe mấy tiếng đồng hồ để nhận lá phiếu cho cử tri vắng mặt, dù biết rằng họ ủng hộ hai đối thủ đang cạnh tranh và phiếu của người này có thể đánh bại phiếu của người kia.

Mỗi lựa chọn là một minh chứng cho sự tự chủ của chúng ta. Hầu như mọi triết gia xã hội, đạo đức hay chính trị trong truyền thống Tây phương từ Planton trở đi đều rất xem trọng vai trò của quyền tự chủ. Như vậy mỗi sự mở rộng những sự lựa chọn lại cho con ngời một cơ hội mới để khẳng định sự tự chủ của mình và từ đó thể hiện bản ngã của mình.

Tuy nhiên lựa chọn chỉ thể hiện được giá trị thể hiện của nó với điều kiện chúng ta có thể hoàn toàn tự do đưa ra quyết định của mình. Ví dụ hãy xem lời nguyện hôn phối vẫn thường đọc trong nhà thờ: “… Cho đến khi cái chết chia lìa chúng ta”. Nếu bạn không có cách nào thoát khỏi một cuộc hôn nhân thì lời cam kết trên không phải là một tuyên bố về bản thân bạn. Nếu ly hôn là hợp pháp nhưng sự cấm cản của phong tục hay tôn giáo lại quá lớn đến nỗi ai ly hôn đều trở thành người bị ruồng bỏ, thì một lần nữa sự cam kết trong lễ kết hôn của bạn chỉ nói về xã hội bạn đang sống nhiều hơn về chính con người bạn. Ngược lại nếu xã hội thoáng hơn về chuyện ly hôn thì việc tự hào đọc lời thề hôn phối lại là sự phản ánh của chính bạn.

Giá trị của quyền tự chủ được xây dựng trên hệ thống pháp luật và đạo đức của chúng ta. Sự tự chủ cho phép con người tự chịu trách nhiệm pháp lý hay đạo đức về hành động của chính mình. Đó chính là lý do chúng ta thường ca ngợi một cá nhân nào đó vì thành tự của anh ta, nhưng đồng thời cũng chê trách vì những sai lầm anh ta phạm phải. Người ta sẽ không còn nhận ra sự tồn tại của bạn một khi bạn từ bỏ sự tự chủ của mình.

Nhưng vượt qua cả những ảnh hưởng về chính trị, đạo đức và xã hội của quyền tự chủ giờ đây chúng nhận thức rằng nó còn có một tác động sâu sắc lên sự vui sống về mặt tâm lý của con người. Trong những năm 60, nhà tâm lý học Martin Seligman và các đồng sự đã tiến hành một thí nghiệm lý thú: 3 nhóm động vật được dạy cách nhảy khỏi một cái hộp để tránh bị điện giật. Nhóm thứ nhất không hề được chuẩn bị gì trước khi bước vào thí nghiệm, nhóm thứ hai từng trải qua một thí nghiệm tránh điện giật khác nhưng trong hoàn cảnh khác và cách trốn khác. Seligman đã dự đoán và khám phá rằng nhóm thứ hai học cách nhảy tránh nhanh hơn nhóm đầu và ông suy luận rằng bằng cách nào đó kinh nghiệm thu được từ lần thí nghiệm trước đã được truyền cho lần này. Nhóm thí nghiệm cuối cùng cũng từng bị cho điện giật, nhưng lại không được cung cấp giải pháp để thoát và điều đáng chú ý là thí nghiệm chính nhóm này không hề tìm ra được cách trốn thoát luồng điện. Sự thật là những con thú của nhóm 3 không có cơ hội để tìm ra giải pháp vì chúng không cố gắng

trốn thoát. Những con vật tội nghiệp trở nên hết sức thụ động nằm yên một chỗ chịu đựng luồng điện cho đến khi các nhà thí nghiệm khi quá tội nghiệp và dừng cuộc thử nghiệm lại. Selegman và các đồng sự rút ra kết luận rằng nhóm thú thứ 3 đã rút ra kinh nghiệm rằng chúng không có cách nào trốn thoát được dòng điện và mọi cố gắng sẽ là vô ích. Cũng như nhóm thứ hai chúng đã sử dụng bài học đã học từ lần trước nhưng đây lại là một bài học về sự bất lực. Khám phá của Seligman về sự bất lực được lĩnh hội có một ảnh hưởng mang tính quyết định đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong tâm lý học. Hàng trăm nghiên cứu đã chứng minh chúng ta có thể “học” được rằng mình không có quyền kiểm soát gì cả và hoàn toàn bất lực và hậu quả của bài học này cực kỳ kinh khủng. Sự bất lực “học” được này sẽ giết chết động lực của con người và ảnh hưởng tới khả năng phát hiện rằng mình vẫn có thể kiểm soát trong những tình huống mới. Thậm chí nó có thể đè nén hệ miễn dịch của cơ thể và làm cho chúng ta trở thành “mồi ngon” cho đủ thứ bệnh tật. Dưới những điều kiện thích hợp bài học bất lực còn có thể gây ra chứng trầm cảm rất nghiêm trọng. Vậy có thể nói không ngoa rằng nhạn thức cơ bản nhất về một cuộc sống tốt của con người phụ thuộc gần như hoàn toàn vào khả năng kiểm soát bản thân và môi trường xung quanh cũng như vào việc nhận thức rằng chúng ta có khả năng đó.

Bây giờ hãy suy nghĩ về mối quan hệ giữa sự bất lực và lựa chọn. Nếu trong một tình huống cụ thế nào đó chúng ta có quyền lựa chọn nhiều khả năng khác nhau, thì chúng ta sẽ có thể kiểm soát được tình huống đó và bảo vệ bản thân khỏi sự bất lực. Vậy ngoài giá trị công cụ và giá trị thể hiện, lựa chọn còn cho phép con người

Thoạt nhìn thì có vẻ như việc mở rộng các cơ hội lựa chọn nên được tiến hành bất cứ khi nào có thể và vì xã hội Mỹ đã thực hiện điều đó rồi nên hầu như sẽ không còn tình trạng cảm thấy bất lực nữa. Tuy nhiên trong 2 năm 1966 và 1986, nhà khảo sát Louis Harris đã hỏi những người được thăm dò rằng họ có đồng ý với những ý kiến đại loại như “Tôi cảm thấy bị đặt ra ngoài lề” hay “Tôi nghĩ gì không còn quan trọng nữa”. Năm 1966 chỉ có 9% người được hỏi cảm thấy bị gạt ra ngoài lề trong khi con số này vào năm 1986 là 37%. Tương tự có 36% đồng ý rằng ý kiến của họ không còn giá trị gì và tới 60% trả lời “Đúng vậy”. Có 2 cách giải thích cho nghịch lý này. Thứ nhất khi sự lựa chọn và kiểm soát ngày càng phát triển cả bề sâu lẫn bề rộng, kỳ vọng về các lựa chọn và sự kiểm soát cũng sẽ tăng theo. Khát khao và hy vọng về sự kiểm soát nhanh chóng vượt lên khả năng thật sự dù nó có được giải phóng bao nhiêu đi nữa. Câu trả lời thứ 2 khá đơn giản: nhiều lựa chọn không đồng nghĩa với việc quyền kiểm soát sẽ tăng theo. Thậm chí có quá nhiều cơ hội đến nỗi chúng ta bị “choáng” và thay vì cảm thấy làm chủ được tình thế chúng ta lại không biết phải xử lý thế nào. Có được cơ hội chọn lựa không hẳn là một điều tốt lành nếu chúng ta không có đủ tiền đề và điều kiện cần thiết để có một lựa chọn khôn ngoan. Bạn còn nhớ thí nghiệm về câu hỏi liệu bạn có muốn tự chọn cách chữa trị khi phát hiện bị ung thư vú không? Đa số đều trả lời có nhưng khi câu hỏi này được áp dụng với những bệnh nhân ung thư thật sự thì một số lượng lớn bất ngờ đều lắc đầu. Những gì có vẻ hấp dẫn khi dự tính và tiên đoán không phải lúc nào cũng tốt đẹp trong thực tại. Khi đưa ra một quyết định liên quan đến chuyện sinh tử, việc phải lựa chọn trở thành một gánh nặng không thể chịu đựng được. Để tránh những gánh nặng như vậy chúng ta phải học cách lựa chọn một cách cẩn thận. Tự mỗi cá nhân phải quyết định khi nào là thời điểm thích hợp cho một lựa chọn nào đó và tập trung toàn bộ năng lượng vào lựa chọn đó dù điều này có nghĩa là phải để những khả năng khác trôi qua. Lựa chọn thời điểm để đưa ra chọn lựa có lẽ chính là quyết định quan trọng nhất của chúng ta.

Đánh giá mức độ hạnh phúc

Trong suốt nhiều thập kỉ qua, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã cố gắng đưa ra những tiêu chuẩn để đánh giá hạnh phúc, một phần nhằm xác định rõ những nguyên nhân khiến con người cảm thấy hạnh phúc, một phần nhằm xác định rõ những nguyên nhân khiến con người cảm thấy hạnh phúc, một phần nhằm đo lường mức độ phát triển của xã hội. Tiêu biểu, các nghiên cứu về mức độ hạnh phúc của con người sử dụng hình thức bản câu hỏi, và các tiêu chuẩn để đánh giá “hạnh phúc” – hay thường được gọi là “hạnh phúc cá nhân” – xuất phát từ những câu trả lời

MỨC ĐỘ THỎA MÃN VỚI CUỘC SỐNG

1. Trong hầu hết mọi phương diện, cuộc sống của tôi gần như hoàn toàn lý tưởng.

2. Điều kiện sống của tôi là tuyệt hảo. 3. Tôi hài lòng với cuộc sống của mình.

4. Cho tới bây giờ tôi đã đạt được những thứ quan trọng mà tôi muốn có trong đời.

5. Nếu được sống lại một lần nữa tôi sẽ không mong thay đổi điều gì cả.

(Theo nghiên cứu của tổ chức Lawrence Erlbaum)

Đây là bản đánh giá “Mức độ thỏa mãn với cuộc sống”. Những người được hỏi sẽ đưa ra số điểm riêng của mình cho mỗi câu phát biểu ý kiến dựa trên thang điểm từ 1 – 7, và tổng điểm cuối cùng sẽ là tiêu chuẩn, là thước đo hạnh phúc cá nhân.

Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã kết hợp những câu trả lời theo dạng khảo sát này với nhiều phương pháp đánh giá hạnh phúc khác. Những người tham gia nghiên cứu sẽ đi vòng vòng cùng một chiếc máy tính cầm tay, và lâu lâu một lần máy sẽ phát ra tiếng bíp. Đáp lại tín hiệu bíp, họ phải trả lời các câu hỏi hiển thị trên màn hình máy tính. Lợi ích của phương pháp này – còn được gọi là

“phương pháp lấy mẫu thực nghiệm” – là thay vì dựa vào khảo sát một cách chính

xác cảm xúc của họ trong khoảng thời gian nhiều tháng, họ sẽ phải nêu ra cảm xúc của mình ngay chính tại thời điểm được hỏi. Các câu trả lời này sẽ được tổng hợp lại trong quá trình nghiên cứu; và quá trình này có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, hoặc thậm chí nhiều tháng. Kết quả thu được từ phương pháp trên cho thấy mối quan hệ khá tương thích giữa các câu trả lời ngay tại thời điểm người tham gia được hỏi và các câu trả lời của họ ở dạng khảo sát như trong khảo sát “Mức độ thỏa mãn với cuộc sống”. Vì vậy, chúng ta có cơ sở để tin rằng những nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát thực sự cho ta câu trả lời: con người hạnh phúc như thế nào trong cuộc sống.

Và các cuộc khảo sát này cho thấy một điều ai cũng biết , đó là người giàu cảm thấy hạnh phúc hơn người nghèo. Rõ ràng: tiền rất quan trọng. Tuy nhiên những nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng đồng tiền không thực sự có năng lực quyết định mọi thứ như bạn nghĩ. Khi mức thu nhập tính theo đầu người của xã hội vượt ngưỡng đói nghèo và đảm bảo được cuộc sống, thì dù tài sản quốc gia đó có tăng theo bao nhiêu cũng hầu như khó có thể tác động đến hạnh phúc con người. Ví dụ, nếu bạn muốn biết có bao nhiêu người hạnh phúc ở một nước đang phát triển như Ba Lan cũng như

tại quốc gia giàu có Nhật Bản, bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra số lượng của hai nước là như nhau, mặc dù thu nhập bình quân của một người Nhật hơn người Ba Lan đến những 10 lần. Và người Ba Lan cảm thấy hạnh phúc hơn người Hungary (và người Iceland lại hạnh phúc nhiều hơn người Mỹ) tuy mức sống của hai nước được đem ra so sánh là như nhau.

Nếu thay cho việc đánh giá mức độ hạnh phúc giữa các nước trong một thời điểm nhất định bằng việc đi sâu vào nghiên cứu cảm xúc của mỗi người dân trong cùng một quốc gia vào nhiều thời điểm khác nhau, thi chúng ta sẽ thấy được kết quả tương tự. Thu nhập tính theo đầu người ở Mỹ (đã được điều chỉnh bởi lạm phát) đã tăng hơn gấp đôi trong vòng 40 năm qua. Số hộ gia đình có máy rửa chén tăng từ 9


Một phần của tài liệu NGHỊCH LÝ CỦA SỰ LỰA CHỌN - TẠI SAO NHIỀU HƠN LẠI ÍT HƠN TÁC GIẢ: BARRY SCHWARTZ (Trang 65 -77 )

×