Cñ iểm hình thái và sinh học của rệp sáp

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thành phần rệp hại cà phê, chè, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài có vai trò gây hại chủ yếu (planococus SP ) và biện pháp phòng trừ chúng tại sơn la (Trang 27 - 29)

Theo Bruno Pinese, Harry Fay & Rod Elder (2005) [45] rệp

Planococcus citri trưởng thành cái màu trắng, dài khoảng 3mm và ñược bao phủ bởi một lớp bột sáp trắng. Chúng có 18 cặp tua sáp ngắn bao quanh mép cơ thể. Cặp tua cuối cùng có chiều dài bằng 1/4 chiều dài cơ thể. Con ñực có ñời sống ngắn với một cặp cánh mỏng manh và phần miệng không có chức năng, chúng cũng có hai tua dài ở cuối cơ thể. Trứng màu vàng nhạt ñược ñẻ thành bọc ở bên dưới cơ thể con cái. Có khoảng 300 – 600 trứng ñược ñẻ trong vòng 1 – 2 tuần. Rệp cái có 3 tuổi và rệp ñực có 4 tuổi. Vòng ñời của rệp sáp khoảng 6 tuần trong những tháng ấm áp mùa hè. Ở Queensland có ít nhất 6 lứa mỗi năm, 4- 5 lứa ở New South Wales và 3- 4 lứa ở Victoria và Nam Australia.

Jayma L. Martin, Ronald F.L. Mau (2007) [51] nghiên cứu trên lá cà phê trong phòng thí nghiệm cho thấy con rệp ñực sống xấp xỉ 27 ngày và rệp cái sống khoảng 115 ngày. Vòng ñời của rệp biến ñộng từ 20- 44 ngày. Quần thể rệp thường có sự cân bằng về số lượng rệp ñực và cái. Ấu trùng của rệp ñực có 4 tuổi, ấu trùng rệp cái có 3 tuổi. Rệp cái ñẻ từ 200- 400 trứng.

Theo Robert C. Venette & Erica E Davis (2004) [61], ngoại trừ một số ít loài như Planococcus citri thì những chi tiết về các pha phát dục của nhiều loài rệp sáp, cụ thể là Planococcus minor còn chưa ñược biết rõ. Về ñặc ñiểm

Trường ðại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc nông nghip……… 28 hình thái thì loài P. minor rất giống loài P.citri. Các tác giả cũng trích dẫn từ những nghiên cứu khác một số thông tin: Rệp sáp cái Planococcus minor ñẻ từ 65 - 425 trứng. Giai ñoạn trước ñẻ trứng từ 8 -12 ngày, giai ñoạn trứng xấp xỉ 3 ngày. Thời gian hoàn thành một vòng ñời từ 31 - 50 ngày.

1.4.4. Bin pháp phòng tr rp sáp

FAO [56] khuyến cáo dùng biện pháp sinh học như sử dụng những loài bắt mồi ăn thịt quan trọng: bọ rùa ăn rệp sáp Cryptolaemus montrouzieri và ong bắp cày ký sinh là Leptmastix dactylopii rất có hiệu quả. Những loài cánh gân mạng như Oligochrysa lutea cũng là những loài ăn thịt rệp sáp. Về biện pháp hoá học thì phun Chlorpyrifos vào ñất xung quanh cây ñể diệt kiến, do kiến ngăn chặn những kẻ thù tự nhiên của rệp sáp. Ngoài ra phun Malathion và Carbaryl cũng có hiệu quả.

Arnold H. Hara [42] cho rằng rệp sáp hại rễ cây chỉ nằm ở dưới rễ của cây ký chủ và dưới mặt ñất, do ñó nó là loài dịch hại nguy hiểm và khó phòng trừ. Một biệp pháp ñã ñược chứng minh là nhúng vào riêng nước nóng hoặc nước nóng kết hợp với thuốc trừ dịch hại như Dursban WP và Marathon G tưới trước khi làm ướt cả cây sẽ làm giảm ñáng kể những vấn ñề về ñộc tố thực vật. Những cây cọ Rhapis trồng trong chậu ñược nhúng vào nước 1200

Fahrenheit (490C) cho ñến khi nhiệt ñộ khối rễ chính ñạt 1150 Fahrenheit (460C) ñạt hiệu quả 100% trong việc tiêu diệt rệp sáp hại rễ và không làm ảnh hưởng ñến cây trồng trong chậu.

Ở Châu Phi [55] thì ong bắp cày ký sinh (Apoanagyrus lopezi) có hiệu quả nhất trong việc giữ cho rệp sáp hại sắn ở mức ñộ thấp, giảm ñáng kể việc hao hụt sản lượng ở nhiều vùng. Rệp sáp hại xoài (Rastrococcus invadens) ở Tây và Trung Phi bị khống chế bởi hai loài ong bắp cày ký sinh là

Trường ðại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc nông nghip……… 29 Kenya, một loài dịch hại chủ yếu trên cà phê chè ở East Rift Area của Kenya từ năm 1923 ñến năm 1939, ñã giảm ñi và trở thành loài dịch hại thứ yếu sau khi người ta thả thiên ñịch nhập từ Uganda năm 1938. Và khi cần thiết, người ta phun dung dịch xà phòng 1- 2% hoặc hỗn hợp xà phòng và thuốc trừ sâu có hiệu quả phòng trừ rệp. Tuy nhiên nếu có thể thì chỉ phun lên những cây bị nhiễm rệp. Ngoài ra dầu thực vật (như dầu cây cải dầu) và dầu khoáng cũng có ích trong phòng trừ rệp sáp.

Một phần của tài liệu Luận văn nghiên cứu thành phần rệp hại cà phê, chè, một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài có vai trò gây hại chủ yếu (planococus SP ) và biện pháp phòng trừ chúng tại sơn la (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)