2. 4 Một số tai biến th−ờng gặp khi truyền máu
2.5.2. Các xét nghiệm cần thiết cho phân loại thiếu máu
* Các chỉ số của hồng cầu
- Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu - L−ợng huyết sắc tố trung bình hồng cầu - Thể tích trung bình hồng cầu
* Các xét nghiệm sinh vật khác
- Huyết tuỷ đồ (chú ý đặc biệt hồng cầu l−ới), nếu cần thì sinh thiết tuỷ - Bilirubin (gián tiếp)
- Sắt huyết thanh - Khả năng gắn Fe toàn thể - Nghiệm pháp Coombs - Sức bền hồng cầu - Điện di huyết sắc tố - Nhuộm hồng cầu Fe - Kiểm tra chức năng gan
2.5.3. Phân loại thiếu máu
a. Thiếu máu theo hình thái và cơ chế bệnh sinh a1. Thiếu máu nh−ợc sắc hồng cầu nhỏ:
Huyết sắc tố giảm, Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu <310g/l, thể tích trung bình hồng cầu <80fl. Ta cần làm xét nghiệm huyết thanh.
* Nếu sắt huyết thanh giảm có hồi phục gặp trong các bệnh sau: - Thiếu máu do thiếu sắt bao gồm:
Do cung cấp thiếu: hay gặp ở gia súc non hoặc đ−ợc nuôi bộ
Do hấp thu sắt kém: Gặp ở gia súc bị đi ỉa kéo dài hoặc viêm dạ dày mạn.
Do tăng nhu cầu sắt: Gia súc có thai, đang cho con bú
Do mất máu mạn làm cho kho dự trữ sắt cạn kiệt gây thiếu máu thiếu sắt nh− bệnh kí sinh trùng giun móc.
-Thiếu máu nh−ợc sắc giảm siderophilin gặp trong viêm gan gây thiếu siderophilin không vận chuyển đ−ợc sắt tới nơi tạo hồng cầu.
-Do ứ sắt trong đại thực bào
* Nếu sắt huyết thanh tăng: thiếu máu tăng sắt khó hồi phục gặp trong: - Rối loạn kinh diễn
- Bệnh huyết sắc tố
- Thiếu máu tăng nguyên hồng cầu sắt do di truyền, do độc
a2. Thiếu máu bình sắc thể hồng cầu bình th−ờng:
Thể tích trung bình hồng cầu 85-95fl, ta cần làm xét nghiệm hồng cầu l−ới. * Nếu hồng cầu l−ới tăng+ xét nghiệm Bilirubin gián tiếp tăng. Kết luận tan máu.
- Tan máu tại hồng cầu gặp trong bệnh:
Bệnh huyết sắc tố hồng cầu hình liềm, hình bia. Thiếu men G6DP
Do tổn th−ơng màng hồng cầu - Tan máu ngoài hồng cầu do: Kí sinh trùng sốt rét
Do nhiễm trùng: nhiễm liên cầu tan huyết, nhiễm trùng huyết Do ngộ độc: nấm mốc, nọc rắn, nọc cóc.
Do miễn dịch: Đồng miễn dịch, tự miễn dịch, do phức hệ miễn dịch, một số thuốc gây tan máu nh− clorocid, quinine…
Do cơ học: bỏng do nhiệt gây tan máu.
Do tiêm truyền dung dịch nh−ợc tr−ơng quá nhiều
* Nếu hồng cầu l−ới tăng + Bilirubin gián tiếp giảm: th−ờng gặp trong mất máu cấp tuỷ phục hồi tốt nh− trong xuất huyết tiêu hoá nh− loét dạ dày, vết th−ơng mất máu.
* Nếu hồng cầu l−ới giảm + tuỷ giảm tế bào: Khi đó ta cần làm sinh thiết tuỷ có thể gặp 1 trong 2 tr−ờng hợp nh− sau:
- Do tuỷ xơ hay suy tuỷ
- Do bị xâm lấn: gặp trong lơxêmi cấp, ung th− di căn vào tuỷ hoặc do rối loạn sinh tuỷ.
* Nếu hồng cầu l−ới giảm+ tuỷ giàu tế bào th−ờng do: - Rối loạn sinh hồng cầu đơn thuần
- Do thiếu máu bình sắc không hồi phục tuỷ giàu tế bào
a3. Thiếu máu bình sắc thể hồng cầu to
Tr−ờng hợp này thể tích hồng cầu trung bình th−ờng trên 90fl, ta cần làm xét nghiệm hồng cầu l−ới.
*Nếu hồng cầu l−ới tăng: gặp trong chảy máu nguyên phát, tan máu nguyên phát, thiếu máu B12, acid folic.
* Nếu hồng cầu l−ới giảm + không có hồng cầu khổng lồ trong tuỷ gặp trong:
- Suy tuyến giáp + xơ gan - Suy thận + tuỷ giảm sinh
* Nếu hồng cầu l−ới giảm + có hồng cầu khổng lồ trong tuỷ gặp trong: - Thiếu vitamin B12: do viêm dạ dày mạn xơ teo
- Thiếu acid folic
b. Thiếu máu theo nguyên nhân gây bệnh b1. Thiếu máu do giảm sản xuất tại tuỷ x−ơng
- Thiếu tế bào nguồn sinh máu: HSC (Hemopoietic Stem cells) Nội tại: suy tuỷ
Ngoại lai: hoá chất, tia xạ, thuốc, virus.
b2. Do mất máu ngoại vi
-Do tan máu -Do chảy máu
Phần III
Đối t−ợng, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu
3.1. Đối t−ợng và địa điểm nghiên cứu
- Đối t−ợng nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên bốn giống chó: Bergie, Rottweiler, Phú Quốc, Chó tạp.
- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ, Bệnh viện thú y, khoa Thú y- Tr−ờng Đại học nông nghiệp Hà Nội, và tại địa một số
ph−ơng lân cận.
3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Thử nghiệm truyền máu 3.2.1. Thử nghiệm truyền máu
- Thử phản ứng ng−ng kết máu trên phiến kính của chó cùng giống và khác giống.
- Theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng và phi lâm sàng của chó tr−ớc và sau khi truyền máu của chó cùng giống và khác giống
- Thử lại phản ứng ng−ng kết giữa con cho và nhận máu, đồng thời giữa chó đ1 nhận máu với các chó khác sau 21 ngày truyền
3.2.2. Thành lập ngân hàng máu chó
3.2.3. ứng dụng truyền máu trong một số phác đồ điều trị 3.3. Ph−ơng pháp nghiên cứu 3.3. Ph−ơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Ph−ơng pháp xác định các chỉ tiêu lâm sàng
* Kiểm tra thân nhiệt (0C): dùng nhiệt kế 420C đo ở trực tràng của chó Tay cầm nhiệt kế thuỷ ngân vảy nhẹ cho cột thuỷ ngân tụt xuống thấp hơn 350C, rồi dùng bông cồn sát trùng đầu nhiệt kế. Giữ cho con vật đứng yên hoặc nằm yên, đ−a nhiệt kế vào hậu môn, giữ nhiệt kế trong vòng 3-5 phút, lấy ra và đọc kết quả.
* Kiểm tra tần số hô hấp (lần/phút): Để kiểm tra tần số hô hấp chúng tôi tiến hành đếm số lần nâng lên hạ xuống của lồng ngực chó trong vòng 3
phút, rồi tính trung bình trong một phút, kết hợp với việc dùng ống nghe nghe vùng phổi.
* Kiểm tra tần số tim mạch (lần/phút): Để đo tần số tim mạch ta áp tay sát vào lồng ngực ở vị trí nghe tim của chó hoặc lấy ngón tay áp sát vào động mạch đùi trên phía trong, hoặc dùng ống nghe đặt vào vị trí nghe tim. Nghe và đếm tần số trong 2-3 phút rồi tính trung bình trong một phút.
3.3.2. Ph−ơng pháp xác định các chỉ tiêu phi lâm sàng
- Đếm số l−ợng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hàm l−ợng hematocrit… bằng máy ABX Micros 60.
- Để xác định các chỉ tiêu phi lâm sàng, chúng tôi tiến hành lấy khoảng 2ml máu tĩnh mạch cho vào ống đựng máu đ1 có chất chống đông, lắc nhẹ cho máu và chất chống đông đ−ợc trộn đều. Lấy xong, chúng tôi cho máu vào bình bảo quản có đá khô gửi đến phòng xét nghiệm, dùng máy ABX Micros 60 để đọc kết quả.
3.3.2. Ph−ơng pháp xác định các chó có khả năng cho máu lẫn nhau
Để xác định khả năng cho máu, chúng tôi tiến hành thử phản ứng ng−ng kết giữa máu của con cho và máu của con nhận hoặc thử phản ứng ng−ng kết giữa huyết thanh con nhận với máu con cho và ng−ợc lại giữa máu con cho với huyết thanh con nhận.
* Cách tiến hành
- Thử phản ứng ng−ng kết giữa máu con cho với máu con nhận: Nhỏ 2- 3 giọt máu của con cho với 2-3 giọt máu của con nhận lên trên phiến kính, lấy đũa thuỷ tinh trộn đều rồi quan sát.
- Thử phản ứng ng−ng kết giữa máu với huyết thanh:
Phản ứng chính: Trộn đều 2-3 giọt huyết thanh của con nhận máu với 2-3 giọt máu của con cho máu lên phiến kính, dùng đũa thuỷ tinh trộn đều rồi quan sát.
Phản ứng phụ: Trộn đều 2-3 giọt huyết thanh của con cho với 2-3 giọt máu của con nhận lên phiến kính, dùng đũa thuỷ tinh trộn đều rồi quan sát.
Nếu có ng−ng kết thì hồng cầu tập trung thành từng đám. Nếu không ng−ng kết thì hồng cầu phân bố đều. Trong tr−ờng hợp không ng−ng kết thì có thể truyền máu đ−ợc, nếu phản ứng chính ng−ng kết thì nhất định không đ−ợc truyền máu, nếu phản ứng chính không ng−ng kết mà phản ứng phụ ng−ng kết vẫn có thể truyền máu nh−ng chỉ đ−ợc phép truyền với l−ợng máu ít, theo dõi chặt chẽ hơn khi truyền máu.
3.3.4. Kĩ thuật lấy máu.
Tr−ớc khi lấy máu chúng tôi tiến hành kiểm tra, tuyển chọn những con chó có các chỉ tiêu lâm sàng và phi lâm sàng đạt tiêu chuẩn là chó khoẻ mạnh. Nếu đạt yêu cầu chúng tôi tiến hành cố định chó hoặc giữ chó ở t− thế thoải mái và chặt chẽ.
*Vị trí lấy máu:
- Tĩnh mạch cổ
- Tĩnh mạch khoeo: chân tr−ớc lấy mặt trong, chân sau lấy ở mặt ngoài. - Tĩnh mạch bàn
* Dụng cụ lấy máu:
- Bông, cồn 700, kéo cong, băng dính… - Bàn, dây cố định chó
- Túi lấy máu: Máu lấy ra đ−ợc đựng trong túi đựng máu của nhân y đ1 có sẵn chất chống đông, vô trùng, không gây sốt: 35ml Anticoagulant Citrate Phosphate Dextrose Adenine Solution, bao gồm :
Citric Acid (monohydrate) 114mg Sodium Citrate (dihydrate) 921mg
Monobasic Sodium Phosphate (dihydrate) 87,9mg Dextrose (anhydrous) 1,02g
Mỗi túi dùng để lấy 250ml máu
* Địa điểm lấy máu:
- Thoáng mát, yên tĩnh, đủ ánh sáng, đảm bảo vô khuẩn
* Kĩ thuật lấy máu:
- Dùng kéo cắt lông cắt lông xung quanh tĩnh mạch định lấy. - Buộc dây garo phần trên của tĩnh mạch.
- Dùng bông cồn sát trùng phần da trên tĩnh mạch xung quanh vị trí định lấy máu.
- Cầm kim mặt vát h−ớng lên trên đâm chếch một góc 300 so với mặt da. Đ−a kim lấy máu trích qua da cạnh tĩnh mạch, sau đó nhẹ nhàng đ−a mũi kim cắm vào tĩnh mạch tạo thành góc giữa tĩnh mạch và đ−ờng thẳng của kim một góc 45 0. Khi kim đ1 vào đúng tĩnh mạch thì máu sẽ chảy vào dây dẫn máu, lập tức quay mũi kim gần nh− song song với tĩnh mạch.
- Cố định kim ở vị trí lấy máu bằng băng dính.
- Khi máu chảy vào túi lấy máu, nhẹ nhàng lắc túi máu để đảo đều máu với chất chống đông, cứ đảo nhẹ nhàng nh− vậy cho tới khi lấy đủ l−ợng máu cần lấy.
- Khi đ1 lấy đủ, nhẹ nhàng rút kim ra, cho máu ở phần dây dẫn chảy hết vào túi máu rồi lấy lắp kim đậy chặt lại. Đồng thời khi rút kim phải dùng bông cồn, miết chặt tay sang ngang vài phút tại vị trí lấy máu để cầm máu.
- Sau khi lấy máu, để chó nằm yên trên bàn truyền một lúc rồi cho xuống.
3.3.5. Kĩ thuật bảo quản máu
Máu lấy ra từ con chó đủ tiêu chuẩn về các chỉ tiêu lâm sàng và phi lâm sàng. Kĩ thuật lấy máu đảm bảo vô khuẩn. Chúng tôI tiến hành bảo quản các túi máu đ1 lấy ở điều kiện nhiệt độ 1-50C.
Mẫu máu đó đ−ợc định kì kiểm tra sau những khoảng thời gian nhất định 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 4 tuần, 5 tuần :
- Về mặt cảm quan: khi mới lấy ra có phân biệt rõ 2 lớp không, màu sắc có t−ơi không, có bị vón cục không?
- Kiểm tra công thức máu toàn phần bằng máy tự động ABX Micros 60 về các chỉ tiêu; hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hematocrit, hemoglobulin….
3.3.6. Kĩ thuật truyền máu
Tr−ớc khi tiến hành truyền máu, chúng tôi tiến hành kiểm tra con chó cần truyền một số chỉ tiêu lâm sàng và phi lâm sàng. Đồng thời tiến hành thử phản ứng chéo giữa con cho và con nhận máu hay giữa mẫu máu bảo quản và máu hay huyết thanh của con nhận máu. Nếu không có hiện t−ợng ng−ng kết có thể tiến hành truyền máu.
* Chuẩn bị dụng cụ truyền
- Dụng cụ phảI đảm bảo vô khuẩn:
Dây truyền máu phải có bầu lọc, kim đúng kích cỡ 1 chai Ringer lactate
1 cọc truyền tĩnh mạch, quang treo
Dung dịch sát khuẩn, kéo cong, băng dính, bông…
Túi máu đảm bảo chất l−ợng về cảm quan và công thức máu toàn phần. * Địa điểm truyền:
Thoáng mát, yên tĩnh, đủ ánh sáng, vô khuẩn.
* Kĩ thuật truyền máu:
Cố định chó cần truyền máu lên bàn truyền và tiến hành truyền máu. Dùng kéo cắt lông cắt lông xung quanh tĩnh mạch định truyền
Dùng dây garo phía trên tĩnh mạch. Sát trùng bông cồn lên vị trí định truyền. Nhẹ nhàng đ−a kim truyền máu vào ven t−ơng tự nh− khi lấy máu, khi kim đ1 vào đúng ven, nhẹ nhàng tháo dây garo ra và mở khoá cho n−ớc sinh lý chảy vào, dùng băng cố định kim truyền lại, n−ớc sinh lý vẫn chảy ổn định, lúc này ta khoá van chuyển dây truyền có bầu lọc từ chai n−ớc sinh lý sang túi đựng máu, mở van cho máu chảy với vận tốc 20 giọt/ phút, sau khoảng 10-20
phút , con vật không có phản ứng gì thì tăng dần tốc độ lên khoảng 40-60 giọt/phút. Trong quá trình truyền theo dõi chặt chẽ các chỉ tiêu lâm sàng. Nếu có phản ứng thì tiến hành xử lý.
Truyền xong cho chó nằm yên 1 lúc Thu dọn dụng cụ, rửa, hấp
* Cách tính tốc độ truyền
Số giọt/phút= Tổng số dịch truyền x giọt/ml Tổng số phút
3.3.7. Ph−ơng pháp xử lý số liệu
Toàn bộ số liệu thu đ−ợc trong quá trình nghiên cứu đ−ợc tập hợp và xử lý theo ph−ơng pháp thống kê sinh học trên máy tính theo ch−ơng trình Excell.
phần IV
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Kết quả thử phản ứng ng−ng kết máu trên phiến kính
Khi ng−ng kết nguyên có trên bề mặt hồng cầu (có tác dụng nh− một kháng nguyên) của con chó cho máu gặp ng−ng kết tố t−ơng ứng có trong huyết thanh của con chó nhận máu (có tác dụng nh− một kháng thể) sẽ xảy ra hiện t−ợng ng−ng kết hồng cầu. Vì thế khi ch−a đủ điều kiện xác định nhóm máu của chó, để tìm cặp cho máu phù hợp, tr−ớc khi truyền máu, chúng tôi tiến hành thử phản ứng ng−ng kết máu trên phiến kính theo ph−ơng pháp cặp đôi.
4.1.1. Thử phản ứng ng−ng kết máu trên phiến kính của chó cùng giống.
Chúng tôi đ1 thử phản ứng ng−ng kết giữa máu của con nhận với huyết thanh của con cho và ng−ợc lại của 40 chó cùng giống gồm: 10 chó thuộc giống Bergie, 10 chó thuộc giống Rottweiler, 10 chó thuộc giống Phú Quốc và 10 chó thuộc giống Chó tạp. Kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.1
Bảng 4.1: Kết quả thử phản ứng ng−ng kết máu trên phiến kính của chó cùng giống
Giống chó Số mẫu thử Số mẫu
ng−ng kết Tỷ lệ mẫu ng−ng kết (%) Tỷ lệ mẫu không ng−ng kết (%) Bergie (n=10) 90 0 0 100 Rơttweiler (n=10) 90 0 0 100 Phú Quốc (n=10) 90 0 0 100 Chó tạp (n=10) 90 0 0 100 Tổng 360 0 0 100
ảnh1: phản ứng ng−ng kết máu trên phiến kính của chó cùng giống
Qua bảng 4.1 cho thấy: Khi thử phản ứng ng−ng kết máu trên phiến kính giữa máu của chó cho với huyết thanh của chó nhận cùng giống và ng−ợc lại, trong 90 mẫu thử phản ứng của chó Bergie, số mẫu ng−ng kết là 0. T−ơng tự, số mẫu thử phản ứng của chó Rottweiler là 90, của chó Phú Quốc là 90, của chó tạp là 90 đều không xuất hiện mẫu ng−ng kết. Trong tổng số 360 mẫu thử phản ứng ng−ng kết cùng giống không có mẫu nào ng−ng kết, tỷ lệ mẫu ng−ng kết là 0%, tỷ lệ mẫu không ng−ng kết là 100%
4.1.2. Thử phản ứng ng−ng kết máu trên phiến kính của chó khác giống giống
Chúng tôi cũng tiến hành ghép cặp các chó khác giống với nhau và thử phản ứng ng−ng kết máu trên phiến kính giữa các chó khác giống đó. Chúng tôI chọn mỗi giống 5 con và tiến hành thử phản ứng ng−ng kết với 3 giống còn lại, mỗi giống 3 con. Kết quả thử phản ứng ng−ng kết giữa máu con chó cho máu với huyết thanh con chó nhận máu và ng−ợc lại đ−ợc trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2: Kết quả thử phản ứng ng−ng kết máu trên phiến kính của các chó khác giống Giống chó Cho máu (n=5)