CÁC HỘI NGHỊ QUỐC TẾ QUAN TRỌNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu LUẬT MÔI TRƯỜNG (Trang 46 - 50)

TRƯỜNG

1. Hội nghị Liên hiệp quốc về môi trường con người họp tại StocKholm,Thuỷ Điển từ ngày 5 đến ngày 16/6/ 1972 ,Thuỷ Điển từ ngày 5 đến ngày 16/6/ 1972

Hội nghị này đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế với sự tham gia của 133 quốc gia,trong đó Việt Nam.Từ hội nghị này,vấn đề môi trường mới được quốc tế quan tâm một cách đúng mức,nó phản ánh sự thức tỉnh của nhân loại về vấn đề môi trường toàn cầu.

+ Nội dung.

Hội nghị đã giải quyết được 4 vấn đề cụ thể như sau:

-Đề ra một kế hoạch hành động đối với chính sách môi trường.

-Đưa ra một tuyên bố bao gồm 26 nguyên tắc về môi trường con người. -Thành lập chương trình về môi trường của Liên hiệp quốc(UNEP).-một tổ chức có nhiệm vụ điều phối những biện pháp liên Chính phủ về giám sát và bảo vệ môi trường.

-Thành lập quỹ môi trường toàn cầu với nguồn thu do các quốc gia tự nguyện đóng góp.

2. Hội nghị về môi trường và phát triển họp tại Rio de Janneiro, Braxin từ ngày 3 đến 14/6/1992.

Từ hội nghị về môi trường lần thứ nhất 1972,tình hình môi trường toàn cầu vẫn xấu đi do quan niệm chưa đầy đủ về vấn đề môi trương và bảo vệ môi trường.Trong hội nghị 1972,vấn đề môi trường chỉ được coi là vấn đề sinh học và vật lý,tách rời các vấn đề chính tri-xã hội và kinh tế năm 1989,Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết kêu gọi tổ chức một hội nghị nhằm tạo cơ sở cho cuộc sống bền vững trên trái đất.Hội nghi thượng đỉnh lần thứ 2 về môi trường đươc tổ chức với sự đại diện của 178 quốc gia,118 nguyên thủ quốc gia,khoảng 10.000 nhà môi trương hoc trên thế giới,8.000 nhà báo.Hội nghị đã thông qua được một bản tuyên bbố chung và một chương trình hành động cho thế kỹ XXI

+ Nội dung của tuyên bố Rio.

Hội nghị chỉ rõ vấn đề môi trương không thể tách rời với các vấn đề chính trị-xã hội và kinh tế.Chính từ tuyên bố Rio đã công nhận khái niệm phát triển bền vững.Bản tuyên bố cũng xác định trách nhiệm của các quốc gia đối với hoạt động dẫn tới suy giảm môi trương toàn cầu.Cụ thể:

-Phải hợp tác trong việc lựa chọn những phương thức sản xuất và tiêu dùng ít ảnh hưởng tới môi trường,xây dựng các chính sách dân số thích hợp.

-Phải hợp tác để ngăn chặn việc đưa các hoạt động hoặc chất thải có hại cho sức khoẻ con người sang các quốc gia khác,phải có trách nhiệm thông báo cho

các quốc gia khác về các thiên tai,khả năng gây ô nhiễm môi trường,vượt ra ngoài biên giới quốc gia.

-Phải hợp tác,giải quyết các vấn đề xung đột bằng con đường hòa bình,tránh các xung đột vũ trang vì chiến tranh là sự huỷ diếtự phát triển bền vững.Các quốc gia phải tôn trọng các quy định của Luật quốc tế trong thời kỳ có xung đột vũ trang.

-Phải ban hành pháp luật hữu hiệu về bảo vệ môi trường,các tiêu chuẩn môi trường,xây dựng và thực hiện các chiến lược,chính sách và kế hoạch về bảo vệ môi trường.

3. Hội nghị thượng đỉnh trái đất về phát triển bền vững của Liên hiệpquốc họp tại Johannesburg,Nam Phi từ ngày 26/8 đến 4/9/2002 quốc họp tại Johannesburg,Nam Phi từ ngày 26/8 đến 4/9/2002

Hơn 60 ngàn đại biểu,trong đó có trên 100 nguyên thủ quốc gia từ 191 nước trên thế giới tham dự hội nghị.

+Nội dung chính của các phiên họp :

*Kiểm điểm và đánh giá việc thực hiện Chương trình Nghị sự 21,những

cam kết của Chính phủ cac nước trong 10 năm qua, kể từ khi HNTĐ Rio 1992 đến nay.

*Cảnh báo hiện trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường toàn cầu đang ngày

càng tăng nhanh trên khắp thế giới,những sức ép và sức cản to lớn đối với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Ví dụ:Dân số thế giới hiện nay đã gần 6,1 tỷ,dự báo đến 2050 sẽ tăng lên 9,3 tỷ.Hiện nay 1,2 tỷ người trên thế giới phải sống dưới 1USD/ngày(so với 65USD/ngày của các nước phát triển)777 triệu người lớn và 200 triệu trẻ em đang thiếu ăn và suy dinh duỡng

*Gia tăng dân số,đô thị hoá và phát triển kinh tế nhanh chóng,nhất là nông

nghiệp,càng làm cho tài nguyên nước suy thoái,ô nhiễm và cạn kiệt nhiều hơn. Hiện nay 1,1 tỷ người đang thiếu nước sinh hoạt an toàn và gần 2,5 tỷ người thiếu điều kiện vệ sinh.Dự báo đến 2025 nữa dân số thế giớ sẽ lâm vào tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.Giải pháp cho vấn đề này cũng là một trong năm trọng tâm của HNTĐ lần này.

* Những nguồn tài nguyên thiên nhiên,những hệ thống hỗ trợ cuộc sống

quan trọng đang suy thoái và cạn kiệt nhanh chóng..

Viện tài nguyên thế giói dự báo trong vòng 10 đến 20 năm tới,40% diện tích rừng nguyên sinh còn lại hiện nay sẽ biến mất.Mất rưng kéo theo mất nơi cư trú của đời sống hoang dã ,hiện nay có 11nghìn loài động vật có nguy cơ diệt chủng

*Vấn đề sử dụng năng lương hoá thạch,nhất là than đá,kẻ thù số một của môi trường sẽ dẫn đến ô nhiễm không khí nặng nề,suy giảm tầng Ôzôn,sự nóng lên của toàn cầu,mực nước biển nâng cao gây thảm hoạ cho con người và môi trường toàn cầu.

Sau nhiều phiên họp bàn thảo,tranh luận sôi nổi,các nguyên thủ quốc gia,các nhà thương lượng và các chuyên gia cao cấp đã đồng thuận 95% các vấn đề cho Kế hoạch hành động dày 71 trang.Hội nghị đã đạt được sự nhất trí cao

trong các vấn đề về nước,vệ sinh,năng lượng,nguồn cá,hoá chất,y tế,viện trợ,toàn cầu hoá,thương mại, đa dạng sinh học,quản lý,BVMT,xác định trách nhiệm chung và riêng giữa các nước giàu va nghèo về vấn đề bảo vệ hành tinh.

IV.QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT QUỐC GIA VÀ PHÁP LUẬTQUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Luật bảo vệ môi trường Việt Nam và pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường là hai hệ thống độc lập nhưng có mối quan hệ tác động qua lai với nhau.

Nó độc lập bởi Luật bảo vệ môi trường Việt Nam do Nhà nước CHXHCNVN ban hành có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ VN.Pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường do nhiều nước ký kết hoặc tham gia(trong đó có VN) không có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ VN.Muốn thi hành trên lãnh thổ VN, các qui phạm của pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường phải được chuyển hoá thành quy phạm phạm pháp luật quốc gia,nghĩa là Nhà nước phải phê chuẩn các điều ước quốc tế này (thẩm quyền phê chuẩn thuộc Quốc hội).

Có sự tác động qua lại bởi sau khi phê chuẩn các tổ chức và cá nhân Việt Nam phải tuân thủ các qui định của điều ước(Đ 45 LBVMTVN 1993).

CÂU HỎI ÔN TẬP

1.Tại sao vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường hiện nay trở thành vấn đề của toàn cầu?

2.Hãy nêu các hội nghị quốc tế quan trọng về bảo vệ môi trường và nội dung tại hội nghị quốc tế đó.

3.Hãy nêu một số điều ước quốc tế quan trọng về môi trường mà nhà nước Việt Nam đã ký kết hoặc phê chuẩn

4.Hãy nêu một số tổ chức quốc tế quan trọng về môi trường,sinh thái và phát triển bền vững.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định hướng dẫn thi thi hành,Nxb Chính trị Quốc gia,Hà Nội,năm 1997

2.Luật Dầu khí và văn bản hướng dẫn thi hành,Nxb Chính trị Quốc gia,Hà Nội,năm 1999

3.Luật Đất đai,Nxb Chính trị Quốc gia,Hà Nội,năm 2001

4.Luật Tài nguyên nước,Nxb Chính trị Quốc gia,Hà Nội,năm 1998

5.Luât Bảo vệ và phát triển rừng ,Nxb Chính trị Quốc gia,Hà Nội,năm1991 6.LuậtKhoáng sản ,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm1996

7.Bộ Luật Dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,năm 1995

8.Bộ Luật Hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,năm 2000

9.Văn bản pháp luật về vệ sinh môi trường,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2002

10.Giáo trình Luật môi trường,Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân,Hà Nội, năm 2001

11.Giáo trình Luật môi trường,Trung tâm Đào tạo từ xa -Đại học Huế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2002

12.Giáo trình Khoa học môi trường,Trung tâm Đào tạo từ xa -Đại học Huế,Nxb Công an nhân dân,Hà Nội,năm 2001

13.Môi trường sinh thái-Vấn đề và giải pháp,Phạm Thị Ngọc Trâm, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1997

14.Môi trường và Luật quốc tế về môi trường,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1996

15.ISo 14000.Những điều các nhà quản lý cần biết,Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, năm 1997

Một phần của tài liệu LUẬT MÔI TRƯỜNG (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w