I. KHÁI NIỆM 1 Khái niệ mô nhiễm môi trường( Được qui định tại K4,Đ2.LBVM) “Là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu
2. Các qui định cụ thể 1: Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường Để đảm bảo nguyên tắc phòng ngừa trong luật môi trường nó
PHÁP LUẬT VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẶC BIỆT NGUY HIỂM TỚI MÔI TRƯỜNG 1) Một số hoạt động liên quan đến các hóa chất đặc biệt nguy
TRƯỜNG 1) Một số hoạt động liên quan đến các hóa chất đặc biệt nguy hiểm: Được hiểu là việc sản xuất, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng các loại hóa chất đó. Về nguyên tắc pháp luật hạn chế các hoạt động này, và qui định cụ thể, nghiêm ngặt về điều kiện sử dụng. Chỉ một số doanh nghiệp nhà nước (do Thủ tướng Chính Phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng, Tổng cục quản lý ngành kinh tế- kỹ thuật. Có giấy chứng nhận của Bộ Nội vụ và Bộ công nghiệp về khả năng hoạt động trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ ) mới được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng các hóa chất độc hại, chất nổ. Để được hoạt động: . Doanh nghiệp phải có cơ sở vật chất kỹ thuật theo tiêu chuẩn của nhà nước. . Người tham gia hoạt động phải được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có bằng cấp tay nghề theo qui định. - Các tổ chức, cá nhân không được phép kinh doanh lại ( trừ doanh nghiệp chuyên doanh ). Khi vận chuyển phải có giấy phép vận chuyển của cơ quan công an có thẩm quyền, phiếu xuất kho và giấy phép vận chuyển lô hàng. - Tổ chức, cá nhân nếu vi phạm những qui định liên quan tới hoạt động này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật. 2. Các hoạt động đặc biệt nguy hiểm liên quan tới chất phóng xa,bức xạ: -Bức xạ là một hiện tượng tự nhiên của một số dạng vật chất đặc biệt, là khả năng ion hóa của những chùm hạt vi mô và sóng điện từ khi đi qua vật chất. - Chất phóng xạ là những dạng vật chất đặc biệt có khả năng bức xạ (rắn, lỏng, khí). Bức xạ góp phần tạo nên nhiều thành tựu khoa học, nhưng cũng tiềm tàng một nguy cơ gây tác hại đặc biệt nguy hiểm đối với sức khỏe con người và môi trường. Pháp lệnh an toàn và
kiểm soát bức xạ, năm 1996: đã xác định phạm vi, mục đích và những nguyên tắc cơ bản điều chỉnh hoạt động bức xạ. 2.1) Thẩm quyền quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ: - Chủ thể tiến hành hoạt động bức xạ được xếp vào dạng chủ thể đặc biệt, chịu những hạn chế đặc biệt. -Hoạt động bức xạ mang tính phòng ngừa nhiều hơn là khắc phục và khôi phục. - Các biện pháp, các công cụ pháp lý sử dụng đều là qui định cấm và qui định trách nhiệm cao của các chủ thể đối với hậu quả xãy ra. - Hoạt động bức xạ là lĩnh vực độc quyền của nhà nước Nội dung quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xa đó là: - Ban hành các văn bản pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ, hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, qui phạm về an toàn bức xạ, tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các văn bản đó. - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về an toàn và kiểm soát bức xạ. - Tổ chức việc khai báo, cấp đăng ký, cấp gia hạn, sửa đổi, thu hồi giấy phép thực hiện công việc bức xạ. - Thẩm định về an toàn bức xạ đối với địa điểm, thiết kế xây dựng của cơ sở bức xạ, thẩm định thiết kế và phương tiện bảo đảm an toàn bức xạ. - Hướng dẫn lập và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống, khắc phục hậu quả sự cố bức xạ. - Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ. - Giáo dục, tuyên truyền và phổ biến kiến thức về an toàn và kiểm soát bức xạ. - Xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỷ thuật cho hoạt động an toàn và kiểm soát bức xạ. - Thanh tra, kiểm tra an toàn và kiểm soát bức xạ đối với cơ sở bức xạ, nguồn bức xạ và công nghệ bức xạ. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ. - Tổ chức việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ. 2.2)
Quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có hoạt động bức xạ.
Ngoài trách nhiệm dân sự đối với nguồn nguy hiểm cao độ được quy định trọng BLDS (Đ627 trách nhiệm hình sự được quy định trọng Bộ luật Hình sự các chủ thể có hoạt động bức xạ phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ sau: a- Quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc phòng chống sự cố bức xạ: Hoạt động bức xạ liên quan đến một loại nguồn nguy hiểm cao độ, vì vậy phải thực hiện các biện pháp phòng chống cao nhất. Phải tổ chức theo dõi bức xạ tại nơi tiến hành công việc bức xạ và xung quanh, kiểm soát chất thải phóng xạ, bảo đảm mức bức xạ không vượt quá giới hạn quy định, phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống sự cố bức xạ. - Khi vận chuyển các chất phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ, tổ chức và cá nhận phải thực hiện các yêu cầu về đóng gói, về phương tiện vận chuyển và phải xin cấp giấy phép vận chuyển. b- Các quyền nghĩa vụ liên quan đến việc tiến hành hoạt động bức xạ. - Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ 60 ngày thông báo bằng văn bản về quyết định cấp hoặc không cấp đăng ký hoạt động bức xạ. - Người tiến hành quản lý cơ sở bức xạ phải làm thủ tục khai báo, đăng ký, xin giấy phép theo quy định của pháp luật. - Các chủ thể tiến hành công việc bức xạ phải xin cấp các loại giấy sau: + Giấy phép hoạt động cho cơ sở bức xạ. + Giấy phép tiến hành công việc bức xạ. + Giấy phép cho nhân viên làm công việc bức xạ. - Giấy phép và giấy đăng ký có thể bị thu hồi khi. + Chủ cơ sở vi phạm các quy định
trong giấy phép, giấy đăng ký. + Cơ sở bị giải thể hoặc phá sản. c- Quyền và nghĩa vụ liên quan đến sự cố bức xạ. - Tổ chức cá nhân phải lập biên bản, báo cáo, cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý trực tiếp, UBND huyện, thị, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan quản lý nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ để UBND cấp huyện hoặc tỉnh thông báo cho nhân dân địa phương về sự cố bức xạ. - Khi sự cố xảy ra, tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở bức xạ phải áp dụng mọi biện pháp theo quy định của pháp luật về khắc phục sự cố môi trường, cứu chữa nạn nhân, hạn chế tối đa mọi thiệt hại. - Tổ chức cá nhân có hoạt động bức xạ nếu vi phạm pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố bức xạ và phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Phân tích khái niệm ô nhiễm môi trường,suy thoái môi trường.sự cố môi trường
2.So sánh hành vi gây ô nhiễm môi trường với hành vi gây suy thoái môi trường.Cho ví dụ minh hoạ..
3.Hãy nêu trách nhiệm của tổ chức,cá nhân trong việc phòng chống ô nhiễm,suy thoáivà sự cố môi trường.
4.Trình bày các quy định của pháp luật về vệ sinh môi trường nơi công cộng.
5.Trình bày các quy định của pháp luật về vệ sinh môi trường trong việc chôn cất,mai táng,hoả táng,ướp xác,di chuyển hài cốt.
CHƯƠNG VPHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊNMÔI TRƯỜNG (RỪNG - NƯỚC - KHOÁNG SẢN - THỦY SẢN)