nguyên nước ngày 20/5/1998) 1.Vai trò, thực trạng và sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên nước a) Vai trò của tài nguyên nước Nước là thành phần cơ
bản, là yếu tố quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí giá đối với mỗi quốc gia cũng như của toàn nhân loại. Nước có vai trò tầm quan trọng với mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế xã
hội biểu hiện cụ thể: w Trong sinh hoạt hàng ngày của con người, nước là yếu tố không thể thiếu và không thể thay thế được, là thực phẩm thiết yếu nuôi sống con người và các loài động thực vật w Trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nước quyết định sự tồn tại và phát triển của cây trồng, vật nuôi.
w Trong sản xuất công nghiệp, nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với giao thông vận tải đường thủy; thủy điện, sản xuất chế biến thực phẩm, nước giải khát và một số ngành công nghiệp khác. w Nước có vai trò quan trọng trong việc phục vụ các nhu cầu nghĩ ngơi, chữa bệnh, du lịch. w Một số vùng sinh thái ngập nước là nơi cư trú của các loài động thực vật đặc hữu, quí hiếm.
w Nước có ảnh hưởng, tác động đối với “chu trình tuần hoàn tự nhiên” của các thành phần môi trường khác. Tài nguyên nước tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau - Căn cứ vào đặc tính lý hóa ta có nước ta có: + Nước mặn.
+ Nước ngọt. + Nước nhạt. + Nước lợ + Nước khoáng + Nước nóng thiên nhiên - Căn cứ vào trạng thái tồn tại của nước ta có: + Nước bề mặt. + Nước ngầm. + Nước trong không khí. + Núi băng tuyết.
b) Thực trạng tài nguyên nước. Trái đất hiện có gần 1,4 tỉ km3 (97% nước biển, 3% nước ngọt và các loại nước khác). Trong số đó 73% dùng trong nông nghiệp, 21% dùng trong công nghiệp, 6% phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Nhu cầu sử dụng nước tăng lên, tình trạng khan hiếm diễn ra khắp châu lục do nhiều nguyên nhân. Thế giới hiện có khoảng 2 tỷ người đang ở trong tình trạng thiếu nước chua từng được tiếp cận nước sạch, 1,9 triệu không có được nước để tắm gội, trên 3 tỉ mắc bệnh do phải dùng nước bẩn *Hiện nay có bốn cấp độ thiếu nước trên thế giới: + Cấp độ 1 (thiếu nước dưới 10% - goi là thiếu nước nhẹ) không gây áp lực nào cho dân cư trong vùng. + Cấp độ 2 (thiếu nước từ 10 đến 20%, - thiếu nước trung bình ) Phải tiết kiệm nước và nghĩ đến việc quản lý các vùng có nước. + Cấp độ 3 (thiếu nước từ 20 đến 40% - gọi là thiếu nước trên trung bình) việc quản lý nước là vấn đề lớn, đặc biệt là xem xét lại sự quân bình về các hoạt động tiêu thụ nước. + Cấp độ 4: (thiếu nước trên 40% gọi là thiếu nước trầm trọng) Môi trường nước đang bị suy giảm cả về số lượng, chất lượng nước, sự ô nhiễm và suy thóai các nguồn nước đã làm gia tăng các sự cố môi trường một cách rõ rệt. Có rát nhiều guyên nhân làm suy giảm tài nguyên nước nhưng phải kể đến các nguyên nhân cơ bản sau: - Nạn phá rừng, làm giảm diện tích rừng che phủ, mất khả năng giữ nước của cây rừng, hạn chế khả năng thẩm thấu nước mưa của đất. Mặt khác, nước mưa xối trực tiếp xuống mặt đất đã làm tăng các chất ô nhiễm vào nguồn nước mặt. - Việc khai thác các nguồn nước quá mức và không đúng kỹ thuật. - Chất thải không được xử lý mà thải trực tiếp vào các nguồn nước, gây ô nhiễm. - Việc sử dụng các chế phẩm vi sinh, phân hóa học, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp một cách tùy tiện, làm hàm lượng hóa chất độc hại trong nước tăng lên. - Trong thời gian dài pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước không được xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh. Luật tài nguyên nước ra đời nhưng vẫn chưa áp dụng rộng rãi. - Tuyên truyền - giáo dục pháp luật trong lĩnh vực này còn chưa thường xuyên và kém hiệu quả. - Quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ tài nguyên nước còn yếu kém.
c) Sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên nước Thực trạng tài nguyên nước đang là sự báo động đối với mọi quốc gia. Việt Nam là một trong những nước tình trạng ô nhiễm và suy thoái nguồn nước là một vấn đề cấp bách không chỉ của cơ quan nhà nước mà còn của mọi tổ chức, cá nhân trong cả nước, trên toàn cầu. Hội nghị toàn cầu về nước -Hội nghị Dublin tổ chức tại Ireland (26-31/1/1992). Tháng 11/1992, khóa 47 Đại hội đồng LHQ đã thống nhất lấy ngày 22/3 là ngày Thế giới về nước. w Ở Việt Nam : Chính phủ đang triển khai hoạt động nhằm khắc phục nguyên nhân của việc ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước, tăng cường công tác quản lý và bảo vệ. - Trong các biện pháp, thì việc dùng pháp luật điều chỉnh hành vi của cá nhân tổ chức, nằm nâng cao ý thức pháp luật trong việc bảo vệ tài nguyên nước, tạo một hệ thống quản lý và bảo vệ có hiệu quả tài nguyên nước là có hiệu quả nhất. 2. Nội dung cơ bản của pháp luật bảo vệ tài nguyên nước Pháp luật bảo vệ tài nguyên nước đã xây dựng hành lang pháp
lý để điều chỉnh hành vi của các tổ chức,cá nhân trong quá trình khai thác,sử dụng tài nguyên nước.Nội dung chủ yếu như sau: - Xác định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ phát sinh từ việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước. - Quy định quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý và bảo vệ tài nguyên nước. - Quy định các tiêu chuẩn về nước sạch để trên cơ sở đó xác định mức độ ô nhiễm, suy thoái môi trường nước, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc bồi thường thiệt hại khôi phục hiện trạng môi trường. a) Quản lý nhà nước trong việc bảo vệ tài nguyên nước a.1) Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước bao gồm các cơ quan sau: - Chính phủ có chức năng quản lý chung về tài nguyên nước trong phạm vi cả nước - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn mà trực tiếp là Cục quản lý nước và công trình thủy lợi quản lý chuyên môn về tài nguyên nước (kể cả nước dưới đất, trước đây do Bộ Công nghiệp quản lý). - Bộ công nghiệp -mà quản lý trực tiếp là Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam - Bộ xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ Thủy sản,Tổng cục khí tượng thuỷ văn. - UBND cấp tỉnh. - Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước a.2) Nội dung quản lý: Quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước là toàn bộ hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý bảo vệ tài nguyên nước sao cho bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. Quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước bao gồm: + Quản lý việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước + Quản lý các công trình tiêu thoát nước. + Quản lý các lưu vực sông, quản lý nguồn nước ở các vùng đặc biệt. Cụ thể: 1- Quản lý công tác điều tra cơ bản về tài nguyên nước, dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo lũ lụt, hạn hán và các tác hại khác do nước gây ra. 2- Xây dựng các tiêu chuẩn, đinh mức,qui trình, qui phạm về khai thác, sử dụng nước, phòng chống ô nhiễm môi trường (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì và phối hợp với các bộ,ngành liên quan) 3- Cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước (giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và giấy phép đối với một số hoạt động trong phạm vi công trình thủy
lợi). Việc xét cấp giấy phép về tài nguyên nước phải căn cứ vào những yếu tố nhất định và tùy vào từng loại giấy mà các cơ quan khác nhau có thẩm quyền cấp là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc UBND cấp tỉnh. 4- Thu hồi, đình chỉ giấy phép Thu hồi, đình chỉ giấy phép trong các trường hợp sau: - Người được cấp giấy phép vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước hoặc các qui định ghi trong giấy phép. - Tổ chức được cấp giấy phép giải thể hoặc phá sản. - Giấy phép không sử dụng trong thời hạn 2 năm mà không có lý do chính đáng. - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét thấy vì lí do an ninh hoặc quốc phòng hoặc lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia. * Cơ quan có thẩm quyền cấp loại giấy phép nào thì có quyền thu hồi giấy phép loại đó. Cơ quan cấp trên có quyền thu hồi giấy phép do cơ quan quản lý cấp dưới cấp. * Một số trường hợp không cần thiết phải xin cấp giấy phép về tài nguyên nước.
5- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước; xử lý vi phạm, giải quyết trranh chấp, khiếu nại, tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước. - Thẩm quyền thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước do thanh tra chuyên ngành và thanh tra nhà nước (thanh tra của các ban ngành hữu quan) phối kết hợp cung giải quyết. - Xử lý vi phạm bao gồm: + Xử phạt hành chính + Truy cứu tránh nhiệm hình sự. - Giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng,khai thác và bảo vệ tài nguyên nước: UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc hòa giải các tranh chấp. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép nào thì có tránh nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh từ giấy phép đó. Đương sự không đồng ý với phán quyết của của cơ quan giải quyết tranh chấp thì có quyền khiếu nại lên cơ quan nhà nước cấp trên hoặc khởi khiện tại Tòa án. + Tranh chấp phát sinh từ các vi phạm pháp luật bảo vệ tài nguyên nước gây thiệt hại, thì Tòa án giải quyết theo thủ tục Tố tụng dân sự. + Tranh chấp quốc tế về tài nguyên nước:Thì giải quyết phù hợp với điều ước quốc tế mà các bên ký kết hoặc tham gia và thông lệ quốc tế. b) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của tổ chức cá nhân đối với tài nguyên nguyên nước b.1) Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, sử dụng các nguồn nước. * Các nguyên tắc cơ bản trong quá trình khai thác, sử dụng các nguồn nước. - Đảm bảo tính hệ thống của nguồn nước trong vùng hoặc trong lưu vực sông, không được chia cắt theo địa giới hành chính. - Sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn nước theo qui hoạch, qui trình kỹ thuật, kết hợp với bảo vệ chất lượng các nguồn nước và môi trường... - Ưu tiên việc khai thác, sử dụng các nguồn nước cho nhu cầu sinh hoạt. Việc sử dụng tài nguyên nước vào các mục đích khác (nông nghiệp, công nghiệp, làm muối, thủy điện...) phải hợp lý tiết kiệm không được gây suy thoái, cạn kiệt nguòn nước cản trở dòng chảy, xâm nhập mặn và các ảnh hưởng xấu khác đến nguồn nước. b.2) Quyền, nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ nguồn nước. - Không được đưa vào nguồn nước các chất thải độc hại, nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép theo qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường. - Không được xả nước thải, đưa các chất thải gây ô nhiễm vào vùng
bảo hộ vệ sinh của khu vực lấy nước sinh hoạt. - Tổ chức và cá nhân sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp không được gây ô nhiễm nguồn nước. - Các cơ sở sản xuất không được xả thải (chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn) vào nguồn nước dẫn đến gây ô nhiễm nguồn nước. - Không được gây bồi lấp lòng dẫn, san lấp trái phép ao hồ công cộng. - Chỉ được thải vào nguồn nước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Không được thải dầu mở, hóa chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước. 2.c) Trách nhiệm pháp lý của các tổ chức,cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật Tổ chức, cá nhân có hành vi vi pham pháp luật bảo vệ tài nguyên nước (sử dụng nguồn nước bất hợp pháp,lãng phí các nguồn nước, không tiến hành xử lý chất thải trước khi xả thải vào nguồn nước). Tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. (Đ183 tôi gây ô nhiễm nguồn nước) III. PHÁP LUẬT BẢO VỆ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN: (Luật khoáng sản ngày 20/3/1996) Các qui định của pháp luật về bảo vệ
tài nguyên khoáng sản bao gồm 2 nhóm quy định
- Nhóm I:Những quy định nhằm khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.
- Nhóm II: Những qui định nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường.
Ví du nhóm I:
* Điều kiện đẻ tổ chức hoạt động khoáng sản - Thành lập theo pháp luật Việt Nam .
- Phải có giáy phép hoạt động khoáng sản như: . Giấy phép thăm dò.
. Giấy phép khai thác. . Giấy phép chế biến.
- Phải có đủ vốn để hoạt động khoáng sản (vốn điều lệ ≥ 30% tổng dự toán dự án khai thác khoáng sản)
- Phải thực hiện dự án hoạt động khoáng sản và bảo vệ môi trường. - Phải ký quỹ để khôi phục môi trường, môi sinh.