VIỆT NAM THAM GIA HOẶC KÝ KẾT
Để thực hiện bảo vệ môi trường toàn cầu cũng như môi trường của mỗi quốc gia,các quốc gia đã và đang ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường bao gồm cả điều ươc song phương,khu vực và phổ cập toàn cầu..Các điều ươc này nhằm bảo vệ những thành phần của môi trường hoặc nhằm kiểm soát những hoạt động có ảnh hưởng xấu tới môi trường.Các điều ước này có tính ràng buộc pháp lý đối với các quốc gia tham gia hoặc ký kết.
Các điều ứoc quốc tế quan trọng nhất mang tính toàn cấu mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết gốm:
- Công ước Ramsar (Ký kết ngày 20/9/1989) Công ước về vùng đất ngập nước có tầm quan trong quốc tế,đặc biệt là nơi cư trú của loài chim nước.
- Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới(Ký kết tại Paris ngày 19/10/1982).
- Công ước CITES về buôn bán quốc tế nhưng loài động thực vật có nguy cơ bị đe doạ Việt Nam trở thành thành viên ngày 20/1/1994(Ký kết tại Washington 3/1973)
- Công ước Marpol Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển. - Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ôzôn Việt Nam trở thành thành viên ngày 26/1/1994(Ký kết năm 1978)
- Công ước Liên hợp quốc về Luật biển Việt Nam trở thành thành viên ngày 5/71994 (Ký kết 1982.)
- Công ước Viên về bảo vệ tầng Ôzôn Việt Nam trở thành thành viên ngày 26/4/1994 (Ký kết 23/3/1985.)
- Công ước Basel về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới các chất thải nguy hiểm và việc loại bỏ chúng Việt Nam trở thành thành viên ngày 1/3/1995(Ký kết 1989.)
- Công ước về đa dạng sinh học Việt Nam trở thành thành viên ngày 16/11/1994 (Ký kết tại Rio de Janairo 5/6/1992)
- Công ước khung về thay đổi khí hậu của LHQ Việt Nam trở thành thành viên ngày 16/11/1994(Ký kết tại NiuYooc 9/5/1992)
-Công ước về thông báo sớm các sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu về phóng xạ Việt Nam trở thành thành viên ngày 29/9/1987
-Công ước chống xa mạc hoá Việt Nam trở thành thành viên 8/1998