Hậu quả của rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Biện pháp giảm rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 37 - 38)

2. Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2.6.Hậu quả của rủi ro tín dụng

2.2.6.1. Đối với nền kinh tế

NHTM hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ tín dụng, nó có quan hệ trực tiếp th−ờng xuyên với các tổ chức kinh tế do đó khi Ngân hàng gặp rủi ro tất yếu gây ra các ảnh h−ởng tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống x6 hội. Gặp rủi ro làm cho lợi nhuận trong kinh doanh Ngân hàng giảm, thậm chí Ngân hàng phải lấy vốn tự có ra để bù đắp dẫn dến Ngân hàng thiếu vốn khả dụng hoặc mất khả năng thanh toán. Do đó lòng tin của khách hàng đối với Ngân hàng bị giảm sút đáng kể có thể dẫn tới tình trạng rút tiền ồ ạt và lại đẩy Ngân hàng vào tình trạng khó khăn hơn.

Trường ðại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nụng nghiệp ...29 Mặt khác, NHTM th−ờng lập thành hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, khi một Ngân hàng gặp rủi ro có nguy cơ dẫn đến phá sản tất yếu sẽ kéo theo tình trạng khủng hoảng của Ngân hàng khác theo kiểu phản ứng dây truyền gây ra tình trạng mất ổn định trên thị tr−ờng tiền tệ. Tình trạng này có thể gây nên sự tăng giảm giá trị đồng tiền và tỷ giá hối đoái gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ hàng hoá. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế phát triển mọi hoạt động thanh toán, giao dịch của khách hàng đều đ−ợc thực hiện qua Ngân hàng, nhiều Doanh nhiệp hay hộ kinh doanh cá thể sống chủ yếu nhờ vào vốn của Ngân hàng nên khi Ngân hàng gặp rủi ro có thể gây chậm trễ trong công tác thanh toán của khách hàng làm cản trở trực tiếp quá trình chu chuyển vốn dẫn đến làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp [3].

2.2.6.2. Đối với Ngân hàng

Rủi ro xảy ra tác động trực tiếp tới lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng. Khi rủi ro ở mức độ nhỏ thì Ngân hàng phải bù đắp bằng lợi nhuận của mình, bằng vốn tự có nên Ngân hàng chỉ bị giảm lợi nhuận hoặc bị lỗ. Song nếu rủi ro ở mức độ cao, nguồn vốn tự có của Ngân hàng không đủ bù đắp thì sẽ dẫn Ngân hàng đến bờ vực của sự phá sản. Nh− vậy do hậu quả của mình, rủi ro có thể làm đảo lộn thành quả hoạt động trong nhiều năm và thậm chí trở thành vấn đề sống còn của Ngân hàng.

Tóm lại: Rủi ro trong quá trình hoạt động của các NHTM tuỳ theo mức độ mà ảnh h−ởng nhiều hay ít tới bản thân Ngân hàng cũng nh− tới nền kinh tế, nh−ng đặc biệt rủi ro trong hoạt động tín dụng ảnh h−ởng lớn nhất tới Ngân hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng phải quan tâm tới việc hạn chế rủi ro trong các khoản cho vay.

Một phần của tài liệu Biện pháp giảm rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 37 - 38)