Tình hình nghiên cứu trên thế giớ

Một phần của tài liệu Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái landrace và yorkshire phối với đực pidu (pietrain x duroc) nuôi tại một số trang trại tỉnh tuyên quang (Trang 36 - 39)

Vào giữa thế kỷ 19, nước Anh công bố 2 giống lợn cao sản ñầu tiên trên thế giới là Berkshire (lông ñen) và Y (lông trắng). Từ ñó tới nay Y và L vẫn giữ vai trò là lợn cao sản ñược nuôi rộng rãi khắp nơi trên thế giới do có khối lượng cơ thể và tỷ lệ nạc cao, khả năng sinh trưởng và thích nghi tốt, năng suất sinh sản khá cao, ñược sử dụng trong chăn nuôi lợn thịt hướng nạc. Lợn Y ñược nuôi khắp châu Âu với tỷ lệ khoảng 54%. Tại Liên Xô cũ lợn ðại Bạch (ñược tạo ra từ Y và lợn trắng ñịa phương Nga) ñược nuôi rất phổ biến (89,9%) và ñược xuất khẩu ñi nhiều nước trên thế giới trong ñó có Việt Nam. Các giống lợn trắng của Nga như Liven, Thảo Nguyên, Kalilinin ñược tạo ra trên cơ sở có sựñóng góp, tham gia quan trọng của lợn ðại Bạch. Tại một số nước như Hungary, Thuỵ ðiển, Anh, Hà Lan, Nga... lợn ðại Bạch, Y ñược nuôi thuần chủng ñể xuất khẩu và sử dụng làm nguyên liệu cho việc lai tạo ra các giống mới (Khip, Ahip, Kemborory, Costiwol, Hipor, Thảo Nguyên, Liven...). Hiện nay Y nuôi tại Anh và Mỹ cho năng suất rất cao với tăng trọng tren 3 cân Anh/ngày (tương ñương 1,36kg)[55].

Trường ðại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc sĩ nông nghip ...28

Cùng với Y, giống lợn L có nguồn gốc từ ðan Mạch ñược tạo ra từ giống lợn Youtland và các giống lợn ñịa phương. Hiện nay ñây là một trong những giống lợn cao sản có tỷ lệ nạc cao nhất (62,2- 64,7%) tăng trọng khoảng 724- 764g/ngày và chất lượng thịt ngày càng ñược cải tiến. Lợn L ðan Mạch thường ñược dùng ñể lai tạo với Large White tạo con lai có chất lượng sản phẩm rất tốt và ñang ñược thị trường châu Âu ưa chuộng nhất. Giống lợn Montano 1 ở Mỹ có 45% máu Hampshire và 55% máu L là một giống cũng ñược ưa chuộng và chăn nuôi phổ biến. Sản phẩm L ðan Mạch ñược xuất khẩu ñi rất nhiều nơi trên thế giới và cho ñến nay ñã có rất nhiều dòng lợn L như: L Mỹ, L Bỉ, L Thuỵðiển, L ðức, L Anh, L Ý, L Hà Lan, L Nhật... dù năng suất của các giống này có khác nhau chút ít tuỳ thuộc vào từng nước nhưng cơ bản chúng vẫn là giống có năng suất cho thịt cao. Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về 2 giống Y và L ñã công bố kết quả.

White và cs (1991)[61] cho biết lợn Y có tuổi ñộng dục lần ñầu là 201 ngày, SCðRCS/ổ là 7,2 con ở lứa 1. Các giống có nguồn gốc khác nhau cho năng suất sinh sản khác nhau: SCðR/ổ của Y Thuỵðiển, Y Anh và Y Ba Lan là 10,6; 9,7 và 10,5; còn L Bỉ, L Bungary là 8,5 và 10 con/ổ. Theo John Millanrd, ñàn lợn nái Y hạt nhân của Anh có SCðRCS là 10,82 con/ổ. Tại ðan Mạch SCSS/ổ của lợn L ở 3 lứa ñầu là 9,83; SCCS ở 21- 28 ngày là 8,43; ở lợn Y tương ứng là 10,3 và 8,6.

Một nghiên cứu ở Pháp cho thấy khi nghiên cứu trên lợn Y và L vào 2 năm 1991 và 1992 ñã cho kết quả SCðRCS/ổ của lợn Y là 11,4 và 1,5; còn ở lợn L và 11,7 và 12 ở các năm 1991 và 1992 (theo Lê Thanh Hải và cs (1977)[16].

Mục ñích của chăn nuôi lợn là tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, hiệu quả kinh tế lớn. Mục ñích nay ñã ñạt ñược khi các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới ñạt ñược kết quả. Họ ñã tiến hành lai tạo giữa các giống, kết hợp nhiều dòng lợn khác nhau, chọn lọc với mục ñích chính là

Trường ðại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc sĩ nông nghip ...29

cải tiến chất lượng thịt, khả năng tăng khối lượng và TTTA. Ở lợn sinh sản chủ yếu chọn lọc ở một số chỉ tiêu quan trọng như: số con ñẻ ra, khối lượng so sinh, khối lượng cai sữa... Trên thế giới ñã ứng dụng thành công và phổ biến công thức lai ñể tạo con lai thương phẩm có 2, 3, 4 hoặc 5 máu trong thành phần. Park và cs (1982)[56] ñã sử dụng các cái nền là L và Y hoặc F1 còn ñực giống chủ yếu L, Y, D, H, P và ñực lai.

Khả năng sản xuất của lợn phụ thuộc vào chất lượng con giống và các giống khi cho lai tạo với nhau. Cùng sử dụng 2 giống nhưng với phương thức lai khác nhau sẽ cho con lai có khả năng tăng trọng khác nhau và ñều có tốc ñộ tăng khối lượng nhanh hơn 2 giống thuần. Cùng sử dụng 2 giống nhưng khi phối với các ñực giống thuộc các giống khác nhau thì năng suất sinh sản cũng khác nhau.

Tại ðức các giống lợn L, P, Lacombe ñã ñược sử dụng tạp giao ñể tạo ra dòng 150 (nay là giống lợn nạc Schwerfurt). Một số chỉ tiêu năng suất của giống ñó như sau: SCðR/lứa là 10,2- 10,3; thành tích cho thịt ngày càng tăng qua chỉ tiêu tăng trọng/ngày ở các năm 1973, 1975, 1980, 1986 là 569, 578, 577, 594g; chi phí thức ăn/kg tăng trọng ở các năm tương ứng là 2,33; 2,19; 2,06 và 1,95kg (Pfeiffer, 1988, theo ðinh Văn Chỉnh (2001)[23]).

Lợn lai F1(D x L) có mức tăng trọng là 804g, TTTA/kg tăng trọng là 2kg, tỷ lệ thịt xẻ 51,86%; ñộ dày mỡ lưng 2,23cm. So sánh giữa các con lai F1 của D và LW thì thấy con lai F1(LW x D) có ñộ dày mỡ lưng thấp hơn ở F1(D x LW). Con lai của nái F1(LxY) và ñực P có tỷ lệ nạc là 52- 55%, khối lượng ñạt 100kg ở 161 ngày tuổi. Còn ở con lai F1(Hampshire x Slovakia White) có ñộ dày mỡ lưng 2,52cm; tăng trọng hàng ngày là 488g.

Tại ðan Mạch ñã theo dõi trên 4 giống lợn L, Y, D, H và thông báo kết quả của 3 lứa ñẻñầu tiên (1- 3): số con cai sữa/ổ là 9,88; 10,31; 9,48 và 8,7.

Năm 1979, Pháp nhập lợn Trung Quốc ñể lai tạo với lợn P, LW và L Pháp, sau ñó sử dụng nái F1 (có 50% máu lợn Trung Quốc) cho sinh sản ñể

Trường ðại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc sĩ nông nghip ...30

tạo ra con lai có 25% máu lợn Trung Quốc, còn các con nái Meishan và Jiaxing tuần chủng nuôi tại Pháp ñược thụ tinh với ñực LW. Tất cả các con lai ñều có khả năng sinh sản khá cao. Dùng nái lai F1(LW x Meishan) có thể làm tăng 3,7 lợn con/ổ; 3,5 lợn con cai sữa và 8,4 con/nái/năm. Số tăng này làm giảm giá thành lợn con cai sữa 25- 30%. Nếu lai liên tục trong nhiều ñời thì tỷ lệ máu lợn Trung Quốc thích hợp là 25%, còn các trường hợp khác là 25- 30%. Tỷ lệ thụ thai của con lai cao hơn LW là 5,3% và Meishan 5,7%; tỷ lệ chết trong thai của con là 41% so với của LW là 26%, của Meishan là 16% (Brien, 1986, Bidard (1988)[27].

Quá trình hình thành các giống lợn cao sản có ñược là nhờ sự giao lưu các giống lợn giữa các châu lục với nhau. Mỹñã nhập nhiều giống lợn từ Anh và các nước khac góp phần tạo ra giống lợn cao sản là Polan China và Chester White. Năm 1930 nhập lợn L của ðan Mạch. Trung Quốc cuối thế kỷ XIX nhập lợn L, D, H với mục ñích làm giảm bớt mỡ của lợn Trung Quốc.

Laren (1990)[53] qua nhiều nghiên cứu các giống lợn vùng Taihu (Trung Quốc) như Meishan, Fenjing, Menzhu nhận thấy chúng ñều có năng suất sinh sản cao, SCðR/ổ khoảng 13, cá biệt có con ñẻ 15- 18. Khi HSTAI (cơ quan nghiên cứu giống lợn của Mỹ) nhập vềñã lấy chỉ tiêu SCðR là 8- 11 con/ổ thì chăn nuôi lợn nái sinh sản ñã có lãi. Cũng các giống lợn Taihu này cho lai với ñực LW và L thì con lai F1 rất có lợi về kinh tế, mỗi năm tăng thêm ñược từ 6- 7 lợn con/ổ, giá thành giảm 0,25- 0,3 frans/con lợn con.

Một phần của tài liệu Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái landrace và yorkshire phối với đực pidu (pietrain x duroc) nuôi tại một số trang trại tỉnh tuyên quang (Trang 36 - 39)