ðạm có vai trò quan trọng trong ñời sống của cây lúa, bởi ñạm là thành phần của Chlorophyl, protit, peptit, các axit nucleic, các axitamin, các enzym và nhiều loại vitamin trong cây. ðạm là yếu tố cơ bản của quá trình ñồng hoá cacbon, kích thích cho sự sinh trưởng, phát triển các cơ quan của cây nói chung, việc hút dinh dưỡng của bộ rễ nói riêng [7], [39]. Thời kỳ hút ñạm mạnh nhất của lúa lai là giai ñoạn từñẻ nhánh rộñến làm ñòng: mỗi ngày, lúa lai hút 3520 gam N/ha, chiếm 34,68% tổng lượng hút; còn giai ñoạn từ bắt
ñầu ñẻ nhánh ñến ñẻ nhánh rộ hút N ít hơn: mỗi ngày cây hút 2737 gam N/ha, chiếm 26,82% tổng lượng hút. Do ñó, cần tập trung bón lót và bón thúc ñể
cung cấp ñủ ñạm cho lúa lai. Ở giai ñoạn cuối, tuy lúa lai không hút ñạm mạnh nhưở hai giai ñoạn ñầu song giữ một tỷ lệ N cao và sức hút N mạnh rất có lợi cho quang hợp tích lũy chất khô vào hạt. Vì thế, cần bón ñạm cho lúa vào giai ñoạn cuối (khoảng 20 ngày trước trỗ) [13].
Lân cũng có vai trò quan trọng trong ñời sống của cây lúa. Lân có trong thành phần của nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của cây. Lân có mặt trong các enzym, các protein tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin. Lân kích thích sự phát triển của bộ rễ, kích thích ñẻ nhánh và tăng khả năng chống chịu cho cây [7], [39]. Phân tích hàm lượng lân trong lá lúa lai thì giai ñoạn ñẻ nhánh rộ có hàm lượng lân cao nhất. Ở giai ñoạn chín, hàm lượng lân trong thân lá của lúa lai cao hơn lúa thường. Giai ñoạn từ ñẻ
nhánh rộñến phân hóa ñòng lúa lai hút 84,27% tổng lượng lân. Vì thế, muốn lúa lai ñạt năng suất cao thì tổng lượng lân cần ñược cung cấp ñủ trước khi
làm ñòng. ðiều này chỉ có thể ñạt ñược khi số lượng lân cần thiết ñược bón lót ñầy ñủ [13].
Kali có vai trò chủ yếu là xúc tiến sự di chuyển các chất ñồng hoá và gluxit trong cây. Kali còn cần cho sự tổng hợp protit, quan hệ mật thiết với quá trình phân chia tế bào. Kali góp phần làm tăng năng suất, làm tăng khả
năng chống chịu của cây với ngoại cảnh, sâu bệnh [7], [8]. Từ giai ñoạn ñẻ
nhánh ñến khi lúa lai trỗ, cường ñộ hút kali tương tự lúa thường. Tuy nhiên, từ sau khi trỗ lúa thường hút rất ít kali, trong khi ñó lúa lai vẫn duy trì sức hút kali mạnh: mỗi ngày vẫn hút 670 gam K2O/ha, chiếm 8,7% tổng lượng hút. Như vậy, trong suốt thời kỳ sinh trưởng cường ñộ hút kali của lúa lai luôn luôn cao [13]. Giống lúa lai có bộ rễ lớn, khỏe, hút dinh dưỡng mạnh ñể tạo năng suất cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy: giống Nam ưu 2 ñạt năng suất 9,85 tấn/ha cần có 206 kg N + 78,4 kg P2O5 + 34,3 kg K2O. Nếu so với lúa thường, ñể tạo ra 1 tấn thóc lượng ñạm tăng hơn 23%, lượng P2O5 chỉ bằng 32%, lượng K2O tăng 166%. Lúa lai có ñặc ñiểm cần nhiều kali, ñặc biệt sau thời kỳ trỗ bông vẫn tiếp tục hút kali [1].
Tính chung cả 3 nguyên tố N, P, K thì giai ñoạn từ khi bắt ñầu ñẻ
nhánh ñến làm ñòng lúa lai hút 70% tổng lượng N, P, K; giai ñoạn từ làm
ñòng ñến trỗ hút 10%, giai ñoạn sau trỗ tiếp tục hút 20% tổng lượng N, P, K. Do ñó, khi lúa lai trỗ bông rồi vẫn cần bón thêm phân [13].