Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho lúa lai ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của hai giống lúa TH3 5 và TH7 2 tại gia lâm, hà nội (Trang 38 - 41)

ðạm là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng ñến sinh trưởng và năng suất của cây lúa. Các giống lúa có thời gian sinh trưởng khác nhau thì khả năng sử

dụng N khác nhau. Lúa lai có khả năng hút ñạm mạnh hơn so với lúa thuần ở

giai ñoạn ñầu của quá trình sinh trưởng. Trên nền phân 90 kg P2O5 và 60 kg K2O, trong vụ mùa 2004 ở ñồng bằng Sông Hồng, khi tăng mức ñạm bón từ 0 ÷ 180 kg N/ha thì năng suất hạt của giống CR 203 tăng lên không ñáng kể

do ñây là giống lúa thuần, khả năng thâm canh không cao. Trong khi ñó, giống lúa lai Bắc Ưu 903 là giống có khả năng thâm canh cao, khi tăng mức

ñạm bón làm tăng năng suất hạt. Giống Việt lai 20 cũng là giống lúa lai nhưng do thời gian sinh trưởng ngắn nên ở mức ñạm 180 kg N/ha năng suất không tăng ở mức có ý nghĩa so với năng suất ở mức 120 kgN/ha. Khi tăng lượng phân ñạm bón, chỉ số diện tích lá và tốc ñộ tích luỹ chất khô của lúa lai tăng vượt trội so với giống lúa thuần, ñặc biệt là giai ñoạn sau cấy 4 tuần; năng suất của lúa lai tăng nhiều hơn năng suất của lúa thuần. Năng suất của các giống lúa ở các mức bón khác nhau có tương quan thuận với chỉ số diện

tích lá và tốc ñộ tích luỹ chất khô ở giai ñoạn ñầu của quá trình sinh trưởng, và số bông/m2 và số hạt/bông [5].

Cũng trên nền ñất phù sa sông Hồng, kết quả nghiên cứu trong chậu cho thấy: bón N ñơn ñộc làm tăng năng suất lúa lai lên 48,7%. Trong khi ñó năng suất của giống CR 203 chỉ tăng 23,1% [1].

Còn trong ñiều kiện thí nghiệm ñồng ruộng, bón NP cho lúa lai có kết quả rõ rệt. Với mức bón cho vụ xuân là: 120 kg N, 90 kg P2O5, 60 kg K2O và vụ mùa là: 90 kg N, 60 kg P2O5, 60 kg K2O trên ñất phù sa sông Hồng ñã thu

ñược mức chênh lệch về năng suất lúa như sau (bảng 2.10):

Bng 2.10: Năng sut ging TG1, TG5 và CR203 các mc phân bón trong v xuân và v mùa ởñồng bng sông Hng

Vụ xuân Vụ mùa Năng suất (tạ/ha) Bội thu Năng suất (tạ/ha) Bội thu Công thức TG1 CR203 Tạ/ha % TG5 CR203 Tạ/ha % Không bón 44,1 38,5 5,6 14,5 49,6 38,9 8,0 20,6 NP 61,8 47,1 14,7 31,2 59,7 49,5 10,6 21,6 NPK 68,5 50,6 17,9 34,4 63,5 51,4 12,1 23,5 Trung bình 12,7 10,2 Phân chuồng (PC) 49,3 43,6 5,7 13,1 51,5 43,6 7,9 18,1 PC + NP 70,7 57,6 13,1 22,7 62,7 56,4 6,3 11,2 PC + NPK 72,1 58,1 14,1 24,0 65,6 56,5 9,1 16,1 Trung bình 10,9 7,8

Ở cùng một mức phân bón, năng suất lúa lai (TG1, TG5) ñều cao hơn lúa thuần (CR203). Khi lúa lai ñược bón ñầy ñủ NPK thì ñạt năng suất cao,

ñặc biệt khi bón kết hợp phân chuồng sẽ cho năng suất cao vượt trội: 72,1 tạ/ha trong vụ xuân và 65,6 tạ/ha trong vụ mùa [1].

Lúa lai có hiệu suất sử dụng ñạm (NUE) (kg thóc/kg N bón) cao hơn lúa cải tiến và lúa ñịa phương trong cả vụ xuân và vụ mùa. Khi tăng mức ñạm bón từ 60 lên 120kg N/ha, NUE giảm ở lúa cải tiến Khang dân 18 (21,20 – 16,62 trong vụ xuân; 7,97 – 2,39 trong vụ mùa 2007) và ở lúa ñịa phương Khẩu Sưu (30,35 – 10,99 trong vụ xuân; 6,86 – 2,42 trong vụ mùa 2007), trong khi ñó lúa lai Bồi tạp Sơn Thanh vẫn duy trì ñược NUE cao (31,36 – 27,89 trong vụ xuân; 17,61 – 19,68 trong vụ mùa 2007). Hiệu suất sử dụng

ñạm cao ở lúa lai ở cả hai vụ là do lúa lai cao hơn về số bông/ khóm và số hạt/ bông so với lúa thuần [49].

Giống lúa Việt lai 20 cấy ở vụ xuân ở Thái Nguyên khi ñược bón lót 40kg N/ha có hệ số sử dụng ñạm ñạt 42,7%, hiệu suất sử dụng ñạm ñạt 31,4 kg thóc/kg N. Bón thúc ñẻ 30kg N/ha có hệ số sử dụng ñạm ñạt 32,6%, hiệu suất sử dụng ñạm ñạt 2,5 kg thóc/kg N. Bón thúc ñòng 30 – 60kg N/ha có hệ

số sử dụng ñạm ñạt cao nhất 52,4 – 75,3%, hiệu suất sử dụng ñạm là 14,9 – 24,3 kg thóc/kg N. Hiệu quả sử dụng ñạm ở thời kỳ làm ñòng phụ thuộc chặt vào liều lượng và tình trạng dinh dưỡng ñạm của lúa. Trên nền (10 tấn phân chuồng + 80 kg P2O5 + K2O)/ha + 40 kg N/ha (bón lót) chỉ cần bón ñạm thúc

ñòng với lượng từ 30 – 60 kg N/ha [12].

Nhiều thí nghiệm trong phòng cũng như ngoài ñồng ruộng cho thấy: Hiệu quả của 1 kg N bón cho lúa lai làm tăng 9 – 18 kg thóc, so với lúa thuần chỉ tăng từ 2 – 13 kg thóc. Hiệu suất sử dụng lân ở lúa lai là 10 – 12 kg thóc/ kg P2O5, so với lúa thuần là 6 -8 kg thóc/ kg P2O5. Và hiệu suất sử dụng kali ở

lúa lai là 7,5 – 9,5 kg thóc/ kg K2O [1].

Tuy vậy, trên các loại ñất có vấn ñề như ñất gley, bạc màu…, khi mà các yếu tố khác như: ñộ chua, lân và kali… chưa ñược khắc phục thì vai trò của phân ñạm không phát huy ñược: Bón N hoặc NP năng suất lúa lai tăng có 17,7% trên ñất bạc màu và 11,5% trên ñất gley. Như vậy, hiệu lực của phân

ñạm ñối với lúa lai phụ thuộc vào việc cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khác. Trên nền dinh dưỡng càng ñầy ñủ thì khả năng phát huy tiềm năng năng suất của lúa lai càng lớn [1].

Trên ñất phù sa sông Hồng, bón lượng ñạm 180 kg/ha trong vụ xuân và 150 kg/ha trong vụ mùa cho lúa lai vẫn không làm giảm năng suất. Trong khi

ñó tương ñương với lúa thường chỉ là 100 – 120 kg/ha. Trên ñất bạc màu, liều lượng N bón ñến 150 kg/ha vẫn còn làm tăng năng suất, tuy nhiên mức bón 120 kg/ha vẫn có hiệu quả nhất [1].

Vì hiệu suất sử dụng phân bón của lúa lai cao hơn lúa thuần, do vậy việc tập trung ñầu tư phân bón cho lúa lai vừa nâng cao năng suất lúa lai vừa nâng cao hiệu quả của phân bón. Lượng phân bón nên sử dụng cho lúa lai ở

các tỉnh phía bắc như bảng 2.11 [1]:

Bng 2.11: Lượng phân bón cho lúa lai các tnh phía bc

Loại phân bón Vụ Xuân Vụ Mùa Phân chuồng (tấn) 8 – 10 8 - 10

N (kg) 120 - 150 90 - 120

P2O5 (kg) 90 – 120 80 - 90

K2O (kg) 40 – 60 40 - 60 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của hai giống lúa TH3 5 và TH7 2 tại gia lâm, hà nội (Trang 38 - 41)