Kết quả nghiên cứu về phân bón cho lúa trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của hai giống lúa TH3 5 và TH7 2 tại gia lâm, hà nội (Trang 29 - 32)

2.3.1. Kết qu nghiên cu v phân bón cho lúa thun và lúa lai trên thế

gii

Lúa là cây lương thực quan trọng ở Pakistan, thí nghiệm trên ñồng ruộng của người nông dân 2005 – 2007 cho thấy: trên nền 85 kg P2O5 + 62 K2O/ha, các mức ñạm bón khác nhau ñã ảnh hưởng ñáng kểñến năng suất lúa thuần. Năng suất lúa cao nhất ñạt ñược ở mức bón ñạm 85 kgN/ha: 4,02

tấn/ha. Mức bón 115 kgN/ha cho năng suất lúa thấp hơn: 3,88 tấn/ha. Năng suất lúa giảm khi lượng ñạm bón nhiều hơn 115 kgN/ha và ít hơn 85 kgN/ha [48].

Theo kết quả nghiên cứu của Bali A. S. trong 3 năm 2001, 2002 and 2003 thì giống lúa lai KHR 2 ñược bón 150 kg N + 80 kg P2O5 + 60 kg K2O cho năng suất cao nhất 6,26 tấn/ha trên loại ñất pha cát ở Jammu [41]. Còn theo kết quả nghiên cứu của Lal Meena Samth & cộng sự năm 2003 thì với mức bón 200 kgN/ha và 62,3 kg K2O làm tăng ñáng kể số nhánh, tích lũy chất khô, năng suất sinh vật học và năng suất hạt của lúa lai [43]. Bón ñạm làm cho năng suất giống lúa lai XL723 cao hơn lúa thuần 17 – 20% [50].

Năng suất của bất kỳ cây trồng nào cũng là kết quả của hoạt ñộng quang hợp và lượng dinh dưỡng hấp thu. Kết quả nghiên cứu về lúa lai tại Ấn

ðộ năm 2000 trên nền phân bón 120N + 60 P2O5 + 45 K2O cho thấy: Giống TNRH 16 có lượng chất khô tích lũy cao nhất (1164 g/m2), năng suất hạt 6470 kg/ha và ưu thế lai 28%, thấp hơn là giống DRRH 1 tương ứng là 1089 g/m2, 5750 và 19,5%. Lượng chất khô tích lũy ở các bộ phận trên cây là khác nhau: 14,35% ở rễ, 9,34% ở lá, 31,2% ở thân và 45% ở bông. Giống TNRH 16 hấp thu ñược lượng dinh dưỡng ñạm, lân, kali cao nhất tương ứng là: 144, 21 , 126 kg/ha, còn giống DNRH 1 hấp thu ñược ít hơn tương ứng là 134, 20, 97 kg/ha. ðể tạo ra 100 kg hạt cần 1,7 - 2,4 kgN, 0,27 – 0,34 kg P2O5 và 1,0 – 2,1 kg K2O [42].

M. Suganthi, P. Subbian và S. Marimuthu (2003), trường ðại học nông nghiệp Tamil nadu, Ấn ðộ cho biết: ðối với giống lúa lai ADTRH 1, năng suất hạt tăng dần khi bón ñạm với lượng 0 – 150kg/ha và không có sự khác biệt về năng suất lúa ở mức bón ñạm 150 và 200 kgN/ha [46].

Thí nghiệm khác của M.P. Kavitha và Balasubramania năm 1999 – 2001 vềảnh hưởng của phân hữu cơ, ñạm trên hai giống lúa lai ADTRH 1 và

CORH 2 cho thấy: Bón phân hữu cơ làm tăng năng suất ở cả hai mức bón

ñạm 150 và 200 kgN/ha và lượng bón phân hữu cơ 10 tấn/ ha và 200 kgN/ha cho năng suất lúa lai cao nhất [47].

Tại Viện nghiên cứu lúa Hyderabad của Ấn ðộ. Thí nghiệm của các tác giả S.V. Subbaiah, R.M. Kumar và S.P. Sing nghiên cứu ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng và vai trò của NPK ñối với lúa lai từ năm 1999 – 2001 ñã cho kết quả như sau: với giống lúa lai ProAgro, năng suất lúa giảm khi mức

ñạm bón vượt quá 150 kg/ha. Các tác giả khi bón ñạm và lân trên nền 50 kg K2O/ha trong 24 ñiểm nghiên cứu ñã xác ñịnh ñược mức phân bón tối ưu cho mỗi ha là 120kg N + 60kg P2O5.

Còn khi thay ñổi lượng ñạm và kali bón trên nền lân cố ñịnh (60 kg/ha) thì cứ tăng 1 kg Kali hiệu quả tăng 1 kg hạt (mức bón 90 kg K2O/ha). Kali có vai trò quan trọng ñối với năng suất lúa trong nền bón ñạm thấp (90kg N/ha).

Tổng hợp kết quả nghiên cứu của 24 ñiểm khác nhau, các tác giảñưa ra kết luận mức bón 120N + 60 P2O5 + 40K2O là tốt nhất cho lúa lai [34].

Theo M. Narayana, K. Surekha, Viện nghiên lúa Ấn ðộ (200) thì sự hút

ñạm và sử dụng ñạm trong sản xuất lúa phụ thuộc chặt chẽ vào quan hệ hút

ñạm/ vận chuyển ñạm/ ñồng hoá và phân phối ñạm trong cây lúa. Sự biểu hiện của quá trình này khác nhau ở các giống lúa khác nhau. Thí nghiệm ñược tiến hành năm 2000 và 2001 ở 4 ñiểm khác nhau với 4 mức bón ñạm: không bón, bón 50%, 100%, 150% so với mức khuyến cáo cho hai giống lúa lai (PHB 71, KRH 2) và giống lúa thuần. Kết quả cho thấy: năng suất của các giống theo mức tăng phân ñạm là 5,3 – 6,7 tấn/ha vượt ñối chứng 2,3 – 3,9 tấn/ha. Nhưng ở một trong 4 ñiểm thí nghiệm, năng suất chỉñạt 4,2 tấn/ha khi mức bón trên 100%. Ở hầu hết các ñiểm năng suất lúa lai cao hơn lúa thuần 9 – 18%, chỉ có 1 ñiểm năng suất lúa thuần cao hơn. Giống lai PHB 71 cho biểu hiện cao nhất về hiệu quả sử dụng ñạm, hiệu quả sinh lý, chỉ số thu hoạch.

Các giống lai có chỉ số diện tích lá, tổng số hạt/bông, số hạt chắc/bông cao hơn lúa thuần. Như vậy, năng suất hạt cao do hiệu quả sử dụng ñạm và có thay ñổi ở các ñiều kiện sinh thái khác nhau.

Lúa lai cần lượng kali bón khoảng 50 – 60 kg/ha, khi bón kali 50% lúc

ñẻ nhánh và 50% bón khi phân hoá ñòng, năng suất lúa lai tăng 12 – 30% so với lúa thuần và năng suất tăng 9% so với bón 100% kali vào lúc ñẻ nhánh [34].

Tại Bangladesh, M. Sirajul Islam, M.A. Jabbar và cộng sự Viện nghiên cứu lúa Bangladesh ñã tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón và chếñộ canh tác ñến năng suất lúa lai trên giống Dhan 1 tại vùng Gazipur vào mùa khô năm 2000 và 2001 thu ñược kết quả là: với khoảng cách cấy 25 x 20 (20 khóm/m2) và 20 x 15 (33,34 khóm/m2), tuổi mạ 30 ngày thì cấy 1 dảnh cho năng suất cao nhất. Ở mức bón 120N/ha, lúa ñạt năng suất cao nhất, vượt qua mức ñạm này năng suất lúa không tăng. Năng suất cao nhất thu ñược từ

công thức bón ñạm vào giai ñoạn lúa ñẻ nhánh rộ. Riêng với phân kali, các tác giả không thấy có sự khác biệt giữa các công thức bón [34].

Lúa lai có bộ rễ phát triển, khả năng huy ñộng dinh dưỡng từñất rất lớn nên ngay trong trường hợp không bón phân, năng suất của lúa lai vẫn cao hơn

ñối chứng. Các nhà khoa học Trung Quốc ñã kết luận: Với cùng một mức năng suất, lúa lai hấp thu lượng ñạm và lân thấp hơn lúa thuần: ở mức năng suất 75 tạ/ha, lúa lai hấp thu ñạm thấp hơn lúa thuần 4,8%, hấp thu lân thấp hơn 18,2% nhưng hấp thu kali cao hơn 30%. Với ruộng lúa cao sản thì hấp thu ñạm cao hơn lúa thuần 10%, hấp thu kali cao hơn 45%, còn hấp thu lân thì bằng lúa thuần [1].

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lượng lân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của hai giống lúa TH3 5 và TH7 2 tại gia lâm, hà nội (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)