Cñ iểm dịch tễ học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bệnh cầu trùng gà (Trang 25 - 27)

Eimeria phân bố rộng khắp các nước trên thế giới. Bệnh xảy ra ở tất cả

các giống gà nhưng chủ yếu xuất hiện nhiều ở gà nuôi theo hướng công nghiệp hơn là gà nuôi thả.

* Ngun bnh:

ðại ña số các tác giảñều cho rằng nguồn bệnh là những gà ốm ñã khỏi nhưng vẫn mang cầu trùng, những gà bệnh này không biểu hiện triệu chứng và hàng ngày, hàng giờ thường xuyên bài xuất Oocyst cầu trùng qua phân ra ngoài môi trường. Oocystñược phát tán rộng rãi ở ngoài tự nhiên và quá trình sản sinh bào tử bắt ñầu ñều tạo thành các Oocyst có khả năng gây bệnh.

* Con ñường truyn lây:

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008), tiêu hóa là con ñường truyền lây duy nhất mà Oocyst cầu trùng có thể xâm nhập vào cơ thể gà ñể gây bệnh. Song, cầu trùng có thể lây nhiễm theo hai cách: lây nhiễm trực tiếp và lây nhiễm gián tiếp.

+ Lây nhiễm trực tiếp: Gà bệnh thải cầu trùng ra ngoài môi trường qua phân, do ñó Oocyst sẽ dễ dàng ñược phát tán trên khắp nền chuồng, máng ăn, máng uống và dụng cụ chăn nuôi. Tập tính của gà là hay nhặt, bới và tìm kiếm những mảnh thức ăn thừa, chất ñộn ở nền chuồng,… nên dễ nuốt phải

Oocyst có sức gây bệnh.

+ Lây nhiễm gián tiếp: Qua vật môi giới trung gian truyền bệnh như

các dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi, giầy dép, ủng, phương tiện vận chuyển,… ñã mang Oocyst cầu trùng từ bên ngoài khu vực chuồng nuôi vào. Ngoài ra các loài côn trùng, các loài gặm nhấm cũng là những nguồn mang

Oocyst từ khu vực chăn nuôi khác vào chuồng nuôi.

Nghiên cứu về vấn ñề này N.A. Kolapxki, P.I. Paskin (1980), loài gặm nhấm, côn trùng cũng làm lây lan bệnh rộng. ðiều này ñược Lê Minh và cs (2008) làm sáng tỏ khi nhóm tác giả này nghiên cứu khả năng mang Oocyst

cầu trùng của các ñộng vật có ở xung quanh chuồng nuôi. Tất cả các ñộng vật và côn trùng ñều có khả năng mang mầm bệnh trong ñó ở kiến là 27,27%, ruồi là 22,22% và gián là 16,67%. Vì vậy tác giả ñã sơ bộ kết luận các loài côn trùng như: Gián, chuột, ruồi,.. là tác nhân mang Oocyst cầu trùng từ bên ngoài vào.

Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996), khi Oocyst bị ruồi nuốt vào, trong

ñường tiêu hoá của ruồi, chúng vẫn sống và còn khả năng gây bệnh trong vòng 24 giờ.

Về sự biến ñộng của bệnh theo mùa vụ, Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) sau khi tập hợp các nghiên cứu của một số tác giả ñã rút ra kết luận: Bệnh cầu trùng gà phân bố không ñồng ñều qua các tháng trong năm. Vào những tháng có khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, nhiệt ñộ thích hợp từ 18 – 350C bệnh thường xuất hiện và dễ bùng phát hơn các tháng khác. Vì vậy, ở nước ta mùa xuân và mùa hè là hai mùa có tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao hơn mùa ñông và mùa thu.

* Tui ca gà:

Tuổi gà cũng là yếu tố cần chú ý trong ñặc ñiểm dịch tễ của bệnh.

lây lan mạnh, ñặc biệt ở gà dưới 2 tháng tuổi, ñược coi như một bệnh truyền nhiễm của gà con 10 - 49 ngày tuổi. Theo Hồ Thị Thuận (1985), gà nuôi công nghiệp ở một số tỉnh phía Nam nhiễm cầu trùng chủ yếu ở giai

ñoạn 3 - 6 tuần tuổi.

* ðiu kin chung tri và v sinh thú y

Chuồng trại chăn nuôi là yếu tố quan trọng liên quan ñến dịch tễ bệnh cầu trùng gà. Nuôi gà trong lồng và nuôi trên nền chuồng có tỷ lệ nhiễm cầu trùng khác nhau.

Hoàng Thạch (1996, 1997, 1998) ñã khảo sát tỷ lệ nhiễm cầu trùng, thấy: tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở gà nuôi lồng là 0,37%, gà nuôi trong chuồng có

ñệm lót là trấu nhiễm 22,49 - 57,38%. Như vậy, gà nuôi trong lồng không tiếp xúc với phân thì tỷ lệ nhiễm cấu trùng giảm rất thấp.

Morgot A.A (2000) ñã nghiên cứu và cho thấy ở những cơ sở chăn nuôi có ñiều kiện chăm sóc tốt, vệ sinh chuồng trại nghiêm ngặt thì tỷ lệ nhiễm cầu trùng 5 – 10%, còn ở những cơ sở chăn nuôi có ñiều kiện không ñảm bảo thì tỷ

lệ nhiễm là từ 30 – 69%, (Dẫn theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bệnh cầu trùng gà (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)