Các chính sách mới: Lâm nghiệp cộng đồng và chia sẻ lợi nhuận

Một phần của tài liệu Giảm nghèo và rừng ở Việt nam (Trang 63 - 64)

đều có dân di cư từ các nhóm dân tộc thiểu số khác hoặc là người Kinh. Vì vậy các truyền thống quản lý đất khác nhau có thể cần phải được cân nhắc trong việc xây dựng lâm nghiệp cộng đồng kiểu mới. Những ảnh hưởng sâu sắc từ bên ngoài đã làm suy giảm quyền lực của địa phương và hạn chế khả năng quản lý rừng một cách hiệu quả của người dân (Gilmour 1998:12-13). Ở những nơi các chính sách trước đây gây ra mối quan hệ căng thẳng giữa các cơ quan nhà nước với người dân địa phương có thể sẽ có khó khăn trong việc đặt nền tảng cho lâm nghiệp cộng đồng hoạt động có hiệu quả (Sikor và Apel 1998:18). Thứ hai, cần lưu ý là việc chuyển giao quyền quản lý tới hộ cá thể có thể mâu thuẫn với một số khía cạnh của lâm nghiệp cộng đồng (Gilmour 1998:4). Thứ ba, một số công ty kinh doanh lâm nghiệp, vì muốn duy trì lợi nhuận, có thể cản trở việc thực hiện lâm nghiệp cộng đồng một cách có hiệu quả. Thứ tư, việc Lâm trường Quốc doanh thôi được cấp các chỉ tiêu khai thác đã làm tăng việc khai thác gỗ trái phép, điều này có khả năng làm ảnh hưởng đến nguồn thu của các nhóm lâm nghiệp cộng đồng29. Thứ năm, hiện nay chưa thể biết rằng liệu luật về chia sẻ lợi nhuận có là một công cụ giúp phát triển lâm nghiệp cộng đồng hay không. Luật này cần được sửa đổi một cách hiệu quả để thích ứng với các hoàn cảnh khác nhau ở các vùng khác nhau trong cả nước (Vũ Hoài Minh và Warfvinge 2002:12).

Tuy còn có một số điểm cần được quan tâm như đã đề cập ở trên, vẫn có cơ sở để lạc quan rằng pháp luật về lâm nghiệp cộng đồng và chia sẻ lợi nhuận có thể trợ giúp cho giảm nghèo dựa vào nguồn rừng ở Việt Nam. Thứ nhất, ít nhất là trên văn bản giấy tờ, luật lâm nghiệp cộng đồng đã thực sự tạo cơ hội cho việc chuyển giao quyền lực cho làng bản và luật chia sẻ lợi nhuận cung cấp những động cơ kinh tế đáng kể trong việc tham gia vào lâm nghiệp cộng đồng. Chuyển giao quyền quyết định cho cộng đồng là một nền tảng thiết yếu để cải thiện đời sống thông qua lâm nghiệp cộng đồng (Fisher 2003:18-19). Thứ hai, có thể thấy rằng ở một số cộng đồng, nền tảng lâm nghiệp cộng đồng vẫn còn rất mạnh mẽ bất chấp những rào cản về chính sách trước đây. Các nghiên cứu trường hợp được thực hiện ở ba tỉnh (Hoà Bình, Nghệ An và Thừa Thiên Huế) cho thấy rằng cộng đồng có thể phá vỡ những giới hạn quy định và tiến hành lâm nghiệp cộng đồng dù có sự trợ giúp từ bên ngoài hay không (Vũ Hoài Minh và Warfvinge 2002:3). Các cộng đồng ở các địa điểm nghiên cứu trường hợp này đã thuyết phục được các nhà chức trách địa phương về sự đúng đắn và hợp lý trong phương pháp tiếp cận của họ (Vũ Hoài Minh và Warfvinge 2002:47). Các tác giả của nghiên cứu xác nhận có hàng trăm trường hợp về kiểu quản lý này trên toàn Việt Nam (Vũ Hoài Minh và Warfvinge 2002:45). Các tác giả của các nghiên cứu trường hợp khác về tính khả thi của lâm nghiệp cộng đồng cũng có chung quan điểm lạc quan này mặc dù sự tham gia của người dân ở Việt Nam tương đối ít so với Ấn độ, Nê pan, Thái Lan và các nước khác (Sikor và Apel 1998:2). Một số nghiên cứu trường hợp khác cung cấp dẫn chứng sơ bộ rằng giao đất giao rừng cho cộng đồng có thể dẫn đến sự cải tiến và tăng cường quản lý địa phương đối với tài nguyên thiên nhiên (Nguyễn Hải Nam 2002:8).

53

Bây giờ chúng tôi cố gắng tập trung phân tích ba vấn đề chính được đặt ra tại phần đầu dựa trên các phương thức giảm nghèo dựa vào rừng đã được nghiên cứu ở trên (Bảng 1).

Dưới đây là các câu trả lời tổng hợp cho ba vấn đề chính:

(1) Tài nguyên rừng ở Việt Nam đã từng có vai trò hữu dụng trong giảm nghèo không?

Rõ ràng rằng tài nguyên rừng đóng vai trò quan trọng đối với hàng triệu người Việt Nam trong việc trợ giúp cho quá trình giảm nghèo. Lý do chúng tôi biết được điều này, mặc dù thiếu số liệu, là bởi trong lịch sử sự gia tăng trong thu nhập trên đầu người luôn gắn với với sự chuyển đổi từ săn bắn và hái lượm sang du canh du cư và nông nghiệp định canh. Bước chuyển tiếp này có liên quan tới việc chuyển đổi vĩnh viễn hoặc tạm thời đất rừng tự nhiên sang các mục đích sử dụng đất khác. Tuy nhiên để hiểu xa hơn về lĩnh vực này, còn nhiều điều cần được biết. Chúng tôi biết rằng ảnh hưởng lên sinh kế của việc tăng sản xuất nông nghiệp hàng hoá và giao đất giao rừng là thất thường nhưng chúng tôi không biết các tác động này ở mức độ nào và tại sao. Chúng tôi biết rất ít về thu nhập từ thu hoạch gỗ quy mô nhỏ, mà có thể hầu hết là từ khai thác bất hợp pháp. Chúng tôi biết rằng lâm sản ngoài gỗ là một phần quan trọng trong nguồn thu nhập của hàng triệu hộ gia đình. Nhưng chúng tôi biết ít về mức độ đóng góp vào thu nhập của hộ gia đình của các sản phẩm này, cũng như về khả năng và chiều hướng của lâm sản ngoài gỗ trong vai trò “lưới an toàn” (safety net) hay là “bẫy nghèo” (poverty trap). Chúng tôi biết rằng Khoán Bảo vệ Rừng đã cho thấy mức độ thành công ở một số nơi nhưng lại bị thất bại ở nhiều nơi khác và không rõ sự khác biệt này được giải thích như thế nào. Hầu như không có thông tin và kiến thức về phần đóng góp gián tiếp của rừng vào giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Giảm nghèo và rừng ở Việt nam (Trang 63 - 64)