Hiệu quả gián tiếp (Trickle down)

Một phần của tài liệu Giảm nghèo và rừng ở Việt nam (Trang 58 - 61)

Gần như hoàn toàn không có tư liệu nào về mức độ thu nhập lâm nghiệp cấp quốc gia góp phần tăng mức sống và giảm nghèo và do vậy chỉ có thể suy đoán. Ở đây chúng tôi đưa ra một giả thuyết lý giải sơ bộ dựa trên chút ít thông tin sẵn có.

Nếu thu nhập lâm nghiệp quốc gia được hiểu theo nghĩa rộng nhất có thể và bao gồm cả thu nhập từ chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp thì chắc chắn ngành lâm nghiệp đã đóng góp rất nhiều cho việc giảm nghèo theo kênh kinh tế vĩ mô. Tăng thu nhập trên đầu người ở nông thôn Việt Nam gắn chặt với sự chuyển đổi từ phụ thuộc toàn bộ vào tài nguyên rừng (săn bắn và hái lượm) sang du canh và sau đó là sản xuất nông nghiệp định canh. Bản thân quá trình này lại liên quan chặt chẽ tới việc độ che phủ rừng bị suy giảm trên diện rộng ở Việt Nam.

Nếu thu nhập lâm nghiệp quốc gia được hiểu theo nghĩa hẹp, cụ thể là thu nhập từ gỗ, thì càng khó xác định mức độ đóng góp của ngành Lâm nghiệp tới công cuộc giảm nghèo hơn. Trong nửa thế kỷ gần đây, hàng triệu hecta rừng tự nhiên đã bị khai thác và một phần gỗ đốn chặt đã được bán đi để đóng góp vào thu nhập quốc dân, trả thuế và là thu nhập của người quản lý đất. Các khoản này là bao nhiêu triệu đô la, số tiền này được chi tiêu như thế nào và có những ảnh hưởng gì tới người dân nông thôn thì hầu như không thể biết được. Tuy nhiên, những chi tiết dưới đây có thể phần nào giúp hình dung vấn đề này.

Trong giai đoạn Chiến tranh chống Pháp vào những năm 1940 và 1950, tổng thu nhập từ gỗ được chuyển về các kho bạc cấp tỉnh chứ không được đưa vào tái trồng rừng. Năm 1949, thu nhập từ gỗ và các sản phẩm rừng ngoài gỗ chiếm 70% tổng thu nhập ở tỉnh Bà Rịa, 50% trong tổng thu nhập của tỉnh Biên Hoà và 25% tổng thu nhập của tỉnh Tây Ninh (Nguyễn Văn Đẳng 2001). Khai thác gỗ được tăng mạnh ở vùng tây bắc Việt Nam vào những năm 1960 và 1970 để giúp chính phủ chi trả cho cuộc đấu tranh chống Mỹ và để phát quang đất nhằm cung cấp chỗ ở cho những người khai hoang từ vùng đồng bằng (Nguyễn Văn Đẳng 2001).

Trên “bức tranh tổng thể” thì gỗ chưa bao giờ là một nguồn thu nhập quốc gia lớn. Vào cuối những năm 1990, gỗ chiếm khoảng 1% GDP nhưng con số này có thể lên tới 4% nếu chúng ta gộp cả chế biến gỗ nội địa, tiêu thụ các sản phẩm gỗ và gỗ nhiên liệu và xuất khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ (Poffenberger et al. 1998).

Trước năm 1999, 412 Lâm trường Quốc doanh giữ chỉ tiêu khai khác gỗ trên 3,5 triệu hecta đất rừng và hàng năm thu hoạch khoảng 3,5 triệu m3 gỗ (World Bank 2002). Các Lâm trường Quốc doanh cũng thu được các khoản lợi nhuận không đáng

48 | Nội dung nghiên cứu

kể, mỗi lâm trường hàng năm lãi trung bình 217 triệu đồng (17.000 đô la) và trả thuế hàng năm trung bình là 448 triệu đồng (34.500 đô la) (Ogle et al. 1999:3). Trên cơ sở này chúng tôi có thể ước đoán rằng thu nhập từ thuế gỗ hàng năm xấp xỉ đạt 14 triệu đô la. Việt Nam là một “thị trường thuế cao” đối với sản xuất gỗ với hầu hết lợi nhuận hàng năm thuộc về nhà nước. Điều này làm cho việc tích trữ nội bộ vốn lưu động để phát triển mở rộng của các Lâm trường Quốc doanh gặp nhiều khó khăn (Olge et al. 1999:6). Với những lệnh cấm chặt chẽ gần đây về khai thác gỗ của chính phủ, các khoản thu thuế dựa vào các hoạt động khai thác của các Lâm trường Quốc doanh giảm nhiều. Do vậy, để tiếp tục tồn tại, các Lâm trường Quốc doanh phải dựa chủ yếu vào các khoản thu từ Chương trình 327 và các chương trình kế tiếp của chương trình này.

Triển vọng tạo ra các khoản thu lớn từ thuế và trao đổi hàng với nước ngoài sau khi có lệnh cấm khai thác gỗ này là gì? Chương trình Tái trồng 5 triệu hecta rừng có Một cánh rừng ở Việt Nam (Ảnh của Christian Cossalter)

William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba | 49

tham vọng mang lại các khoản thu nhập đáng kể, mặc dù những khoản này không được chỉ rõ, từ sản xuất gỗ rừng trồng. Ở vùng núi phía bắc, ngành công nghiệp khai thác gỗ làm bột giấy khó có thể sinh được lợi nhuận bằng với mức của khai thác gỗ trước đây (CRES 1998:45-49). Tái trồng rừng hàng triệu hecta “đất trống đồi trọc” thành công sẽ là nền tảng tiềm năng mang đến những khoản thu đáng kể cho nhà nước. Tuy nhiên điều này còn rất phụ thuộc vào một số yếu tố trong đó có mức độ thành công của việc tái trồng rừng trên đất trống đồi trọc và khả năng đoán biết được cả nhu cầu nội địa cũng như nhu cầu xuất khẩu cho các sản phẩm rừng. Một dự báo cho biết trong tương lai Việt nam có lợi thế tương đối trong sản xuất gỗ dăm và xuất khẩu sang Nhật bản. Các vùng có lợi thế cung cấp gỗ dăm này nằm ở vùng ven biển miền Trung nơi có lợi thế ở gần những cảng hiện có và cảng nằm trong kế hoạch xây dựng và là vùng sẵn có diện tích “đất trống đồi trọc” đáng kể (Jaakko Poyry 2001: 64-66).

50

Những thay đổi gần đây trong Luật Đất đai được Quốc hội thông qua vào tháng 10 năm 2003 và được ban hành bằng nghị định vào giữa năm 2004 sẽ cho phép giao đất (bao gồm cả đất rừng) cho cả cộng đồng mà không chỉ giao cho hộ gia đình. Điều này có nghĩa rằng làng và bản ở các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh có thể được giao các khu đất rộng hơn. Thay đổi về luật này cùng với quy định mới về chia xẻ lợi nhuận sẽ

Một phần của tài liệu Giảm nghèo và rừng ở Việt nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)