Những lợi ích gián tiếp

Một phần của tài liệu Giảm nghèo và rừng ở Việt nam (Trang 57 - 58)

Tài nguyên rừng ở Việt Nam nâng cao đời sống của người dân qua việc cung cấp các lợi ích gián tiếp như thê nào? Trong phần trên chúng tôi đã chỉ rõ những lợi ích gián tiếp bao gồm local multiplier effects (hiệu quả cấp số nhân cục bộ) (nghĩa là các cơ hội công ăn việc làm và thu nhập địa phương liên quan đến việc mở các khu khai thác gỗ và mở đường vào khu khai thác gỗ, tạo cơ hội tiếp thị và đền bù cho các cộng đồng ở những vùng phụ cận khu khai thác) và trickle down (hiệu quả gián tiếp) theo nghĩa là thu nhập ngân khố quốc gia từ gỗ sau đó sẽ được sử dụng ở cấp địa phương phục vụ các mục đích phát triển.

William D. Sunderlin và Huỳnh Thu Ba | 47

Hiệu quả cấp số nhân cục bộ (Local multiplier effects)

Thông tin về hiệu quả cấp số nhân cục bộ cần phải dựa vào các tài liệu về các Lâm trường Quốc doanh vì các Lâm trường này giữ vai trò chủ đạo trong lịch sử khai thác gỗ ở Việt Nam. Đáng tiếc rằng chúng tôi không thể tìm thấy bất cứ tài liệu nào chỉ ra khả năng tạo ra các hiệu quả cấp số nhân cục bộ của các Lâm trường Quốc doanh tồn tại bên cạnh các cộng đồng dân cư, Chỉ có một chi tiết gián tiếp liên quan là trong khoảng thời gian 30 năm trước năm 1999, ngành lâm nghiệp đã tham gia xây dựng hơn 10.000 km đường và nâng cấp 3.500 km đường, chủ yếu ở các vùng miền núi (Nguyễn Văn San và Gilmour 1999:27). Có thể cho rằng những con đường này giúp nâng cao tình trạng kinh tế xã hội của cư dân trong vùng nhưng không có chứng cớ trực tiếp về điều này.

Một phần của tài liệu Giảm nghèo và rừng ở Việt nam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)