Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giảm nghèo và rừng ở Việt nam (Trang 25 - 26)

tài nguyên thiên nhiên, và ngược lại chúng tôi cũng tham khảo những tài liệu về lâm nghiệp có thông tin đói nghèo và cải thiện đời sống. Chúng tôi thu thập các tài liệu cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh bởi chúng tôi biết rằng cả hai loại tài liệu này đều quan trọng và hơn nữa không phải tất cả các tài liệu quan trọng đều được soạn thảo chỉ riêng bằng tiếng Việt hay là tiếng Anh. Chúng tôi không cho là chúng tôi đã tìm được tất cả các tài liệu liên quan và có thể đã có thể bỏ sót một số tài liệu quan trọng do bị hạn chế về thời gian.

Chúng tôi đã bắt đầu bằng việc lựa chọn và thu thập thông tin từ danh sách các tài liệu chính thức bằng cách dùng từ khóa tìm kiếm trong các cơ sở dữ liệu thư mục. Nhưng sau đó chúng tôi nhận ra là còn có nhiều “tài liệu chưa công bố” quan trọng mà chỉ có thể tìm được bằng cách đi tới các cơ quan văn phòng làm việc và tìm kiếm. Một chuyên gia của chúng tôi (Bà Thu Ba) đã tới làm việc với các nhà tài trợ, các cơ quan nghiên cứu, cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và thư viện của các trường đại học để tham khảo và copy các tài liệu của họ. Các chuyến thăm và làm việc được thực hiện tại Hà Nội, Đắc lắc và Thành phố Hồ Chí Minh.

Có hai vấn đề sẽ nổi trội trong khi đọc tài liệu này của chúng tôi. Thứ nhất, trong một số trường hợp, chúng tôi sử dụng các thông tin của thời kỳ đầu hoặc giữa những năm 1990 do chúng tôi không thu nhập được các thông tin mới hơn gần đây về những chủ đề liên quan. Một số các vấn đề được nêu ra trong cuốn sách này có thể đã được giải quyết mà chúng tôi không được biết. Thứ hai, trong khi phân tích và tổng hợp tài liệu, chúng tôi thường phải sử dụng những thông tin như đã được trình bày trong các báo cáo và phải chấp nhận phần nào việc trên thực tế một số tài liệu có thể không có số liệu đầy đủ để minh chứng cho lập luận của tác giả. Chúng tôi phải làm như vậy bởi chúng tôi không có điều kiện về thời gian hay phương tiện để thẩm tra độc lập những kết luận của các tác giả đã đưa ra. Do vậy một số phân tích của chúng tôi có những tin tưởng chủ quan, và đó có thể là một nhược điểm. Tuy nhiên, chúng tôi đã rất cố gắng để nêu rõ khi có sự khác biệt giữa những ý kiến của chúng tôi và của các tác giả.

15

Trong phần này, chúng tôi nhóm các tài liệu chuyên đề theo sáu mô hình FPBA đã được miêu tả ở trên, chúng tôi tin rằng đây là cách tốt nhất để giải đáp ba câu hỏi nghiên cứu một cách hệ thống và rõ ràng.

1. Chuyển đổi đất rừng sang đất sản xuất nông nghiệp

Trong nhiều thế kỷ, việc chuyển đổi đất rừng sang đất sản xuất nông nghiệp–dù ngắn hạn theo kiểu du canh du cư hay vĩnh viễn theo kiểu định canh–là một trong những nền tảng của đời sống ở nông thôn Việt Nam. Trong phần này, chúng tôi tập trung bàn về sự suy thoái của phương thức du canh ở khu vực miền núi, và việc người dân dần dần chuyển sang các sinh kế khác, bao gồm định canh và gia tăng sản lượng các cây công nghiệp. Sự chuyển đổi này đã được thúc đẩy bởi chính sách Đổi mới và việc giao đất rừng tới từng hộ cá thể.

Các vấn đề của du canh du cư

Vào năm 2000, dân số nông thôn của Việt Nam là 58 triệu người trong tổng dân số cả nước là 77 triệu người (EIU 2001:48). Chín triệu người dân nông thôn thuộc 50 dân tộc khác nhau ở Việt Nam sống theo phương thức du canh du cư và trong đó có ba triệu người sống chính bằng nguồn thu nhập này (Đỗ Đình Sâm 1994:5). Lúa và ngô là các cây trồng du canh chính và sắn được xem là lương thực cứu đói, tuy nhiên đôi khi sắn cũng được có giá trị ở thị trường tại những nơi gần đường giao thông (Lê Trọng Cúc 1997:56).

Mặc dù du canh du cư là một phương thức sống đã tồn tại trong một thời gian dài, hiện tượng này đã bắt đầu suy giảm trong những thập kỷ gần đây. Một số trường hợp sưh suy giảm này có thể được coi là “mất-mất”, theo nghĩa là thu nhập giảm đồng thời với nguồn tài nguyên sẵn có cũng bị giảm. Jamieson et al. (1998:10) trình bày trong báo cáo phân tích “The Development Crisis in Vietnam’s Mountains” (Khủng hoảng trong Công cuộc Phát triển ở Miền núi Việt Nam) rằng hàng triệu hộ gia đình ở vùng cao ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng những nhu cầu sinh sống cơ

Một phần của tài liệu Giảm nghèo và rừng ở Việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)