B ảng 4.1 Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn ná
4.3. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc viêm tử cung theo từng giai đoạn
Bệnh viêm tử cung thường xuất hiện ở hai giai đoạn: giai đoạn sau khi đẻ và giai đoạn chờ phối. Qua theo dõi, tỷ lệ mắc viêm tử cung của trại lợn Lạc Vệ và Việt Đoàn ở từng giai đoạn được thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 4.3: Tỷ lệ viêm ở hai giai đoạn (n=525)
Chỉ tiêu Giai đoạn Số con mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Chờ phối 225 42,86 Sau đẻ 300 57,14
42.86 57.14 57.14 0 10 20 30 40 50 60 Chờ phối Sau đẻ Tỷ lệ mắc (%)
Biểu đồ 3: Tỷ lệ mắc viêm tử cung qua ở các giai đoạn
Qua bảng 4.3 và biểu đồ 3 cho thấy, đàn lợn nái ở hai trại chủ yếu bị
bệnh ở giai đoạn sau đẻ (57,14%), giai đoạn chờ phối bị ít hơn (42,86%). Ở
giai đoạn sau đẻ, đàn lợn mắc bệnh chủ yếu là do điều kiện vệ sinh và công tác hộ lý đỡ đẻ không tốt, vi khuẩn có điều kiện xâm nhập vào tử cung gây bệnh. Ở giai đoạn chờ phối, đàn lợn mắc bệnh thường do các nguyên nhân sau: do mầm bệnh xâm nhập vào tử cung từ giai đoạn đẻ hay lợn nái mắc bệnh ở thểẩn từ giai đoạn đẻ, do công tác phối giống không đúng kỹ thuật, không đảm bảo vô trùng và có thể do nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhất là khâu đảm bảo vô trùng, thời điểm phối giống chưa chính xác, kỹ thuật phối giống của công nhân chưa tốt nên niêm mạc tử cung bị xây sát, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.
Như vậy theo chúng tôi, để tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái nuôi tại các trại giảm thì cần phải có biện pháp kỹ thuật nhằm cải tạo môi
trường chăn nuôi, phương thức chăn nuôi, trước hết các trại phải nâng cấp, đầu tư trang thiết bị chăn nuôi, hệ thống xử lý chất thải thật tốt, mở lớp tập huấn kỹ thuật cho công nhân nhằm nâng cao tay nghề, nâng cao ý thức giữ
gìn vệ sinh chăn nuôi. Trong thời gian thực tập, chúng tôi nhận thấy người công nhân chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của công tác vệ sinh trong chăn nuôi, do đó khâu vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thức ăn, nước uống chưa tốt, đây là nguyên nhân chính dẫn tới hầu hết các bệnh mà đàn lợn mắc phải trong đó có bệnh viêm tử cung.
Ảnh: Lợn nái đang nuôi con bị viêm tử cung
4.4. Mối quan hệ giữa bệnh viêm tử cung và hội chứng tiêu chảy của
lợn con
Hội chứng tiêu chảy ở lợn con là một bệnh thường xảy ra nhất là ở
các trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy ở lợn con trong đó phải kể đến nguyên nhân thành phần sữa mẹ bị thay đổi. Bệnh viêm tử cung ở lợn nái cũng sẽ ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng sữa mẹ, như vậy cũng sẽ ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con. với mục đích theo dõi mối quan hệ giữa bệnh viêm tử cung lợn mẹ và hội chứng tiêu chảy ở lợn con, chúng tôi tiến hành theo dõi đàn con của 15 nái bị bệnh viêm tử cung và đàn con của 15 nái bình thường có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng như nhau, kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4 Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con sinh ra từ nái bình thường và lợn nái bị viêm tử cung
Đàn con
Đàn con không mắc bệnh Đàn con mắc bệnh
Đối tượng Số nái theo dõi Số đàn Tỷ lệ (%) Số đàn Tỷ lệ (%) Nái bình thường 15 8 53,33 7 46,67 Nái bị viêm tử cung 15 4 26,67 11 73,33 53.33 46.67 26.67 73.33 0 10 20 30 40 50 60 70 80
Nái bình thường Nái bị viêm tử cung Tỷ lệ (%) đàn con không mắc bệnh Tỷ lệ (%) đàn con mắc bệnh
Biểu đồ 4: Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con sinh ra từ nái bình
Qua bảng 4.4 ta thấy tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con hiện nay ở
các trại là tương đối cao, đối với đàn con của lợn mẹ bình thường tỷ lệ bị bệnh chiếm tới 46,67%, tỷ lệ lợn con mắc bệnh cao do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do điều kiện vệ sinh nền chuồng không tốt, vú lợn mẹ bị trầy xước rồi bị nhiễm khuẩn khi lợn con bú mẹ cũng bị nhiễm khuẩn dẫn tới bị tiêu chảy. Đối với đàn con của lợn mẹ bị bệnh viêm tử cung, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nhiều lên tới 73,33%. Theo chúng tôi đó là do khi lợn mẹ bị viêm tử
cung, nhất là khi bị sốt cao lượng sữa giảm, có khi mất sữa hoàn toàn, lợn con bị đói, suy dinh dưỡng nên sức đề kháng kém, dễ bị nhiễm bệnh, mặt khác hệ
thống tiêu hoá của lợn con chưa phát triển hoàn hảo, thành phần sữa mẹ bị
thay đổi, lợn con bú phải dễ bị rối loạn tiêu hoá và dẫn tới tiêu chảy. Nhận xét của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của các tác giả Trương Lăng
(2000)[11], Nguyễn Văn Thanh (2007)[18].
Ảnh: Lợn con theo mẹ 5 ngày tuổi bị tiêu chảy