Viêm tương mạc tử cung (Perimestritis Puerperali)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại thuộc huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 35)

Theo Đặng Đình Tín (1985)[17], viêm tương mạc tử cung thường kế

phát từ viêm cơ tử cung. Thể viêm này thường cấp tính cục bộ, toàn thân xuất hiện những triệu chứng điển hình và nặng. Lúc đầu lớp tương mạc tử cung có màu hồng, sau chuyển sang đỏ sẫm, sần sùi mất tính trơn bóng. Sau đó các tế

bào bị hoại tử và bong ra, dịch thẩm xuất tăng tiết. Nếu bị viêm nặng, nhất là viêm có mủ, lớp tương mạc có thể dính với các tổ chức xung quanh gây nên tình trạng viêm mô tử cung (thể Paramestritis), thành tử cung dày lên, có thể

kế phát viêm phúc mạc.

con vật ủ rũ, mệt mỏi, uể oải, đại tiểu tiện khó khăn, ăn uống kém hoặc bỏ ăn. Lượng sữa rất ít hoặc mất hẳn, thường kế phát viêm vú. Con vật luôn biểu hiện trạng thái đau đớn, khó chịu, lưng và đuôi cong, rặn liên tục. Từ âm hộ

thải ra ngoài rất nhiều hỗn dịch lẫn mủ và tổ chức hoại tử, có màu nâu và mùi thối khắm. Khi kích thích vào thành bụng thấy con vật có phản xạ đau rõ hơn, rặn nhanh hơn, từ âm hộ dịch chảy ra nhiều hơn.Trường hợp một số vùng của tương mạc đã dính với các bộ phận xung quanh thì có thể phát hiện được trạng thái thay đổi về vị trí và hình dáng của tử cung, có khi không tìm thấy một hoặc cả hai buồng trứng. Nếu điều trị không kịp thời sẽ chuyển thành viêm mãn tính, tương mạc đã dính với các bộ phận xung quanh thì quá trình thụ tinh và sinh đẻ lần sau sẽ gặp nhiều khó khăn, có thể dẫn tới vô sinh. Thể

viêm này thường kế phát bệnh viêm phúc mạc, bại huyết, huyết nhiễm mủ.

2.2.4. Chẩn đoán viêm tử cung

Theo F.Madec và C.Neva (1995)[9], xuất phát từ quan điểm lâm sàng thì bệnh viêm tử cung thường biểu hiện vào lúc đẻ và thời kì tiền động đực, vì đây là thời gian cổ tử cung mở nên dịch viêm có thể chảy ra ngoài. Số lượng mủ

không ổn định, từ vài ml cho tới 200 ml hoặc hơn nữa. Tính chất mủ cũng khác nhau, từ dạng dung dịch màu trắng loãng cho tới màu xám hoặc vàng, đặc như

kem, có thể màu máu cá. Người ta thấy rằng thời kì sau sinh đẻ hay xuất hiện viêm tử cung cấp tính, viêm tử cung mạn tính thường gặp trong thời kì cho sữa. Hiện tượng chảy mủở âm hộ có thể cho phép nghi viêm nội mạc tử cung.

Tuy nhiên, cần phải đánh giá chính xác tính chất của mủ, đôi khi có những mảnh trắng giống như mủ đọng lại ở âm hộ nhưng lại có thể là chất kết tinh của nước tiểu từ trong bàng quang chảy ra. Các chất đọng ở âm hộ lợn nái còn có thể là do viêm bàng quang có mủ gây ra.

Khi lợn nái mang thai, cổ tử cung sẽ đóng rất chặt vì vậy nếu có mủ

có thể bị nhầm lẫn.

Như vậy, việc kiểm tra mủ chảy ra ở âm hộ chỉ có tính chất tương đối. Với một trại có nhiều biểu hiện mủ chảy ra ở âm hộ, ngoài việc kiểm tra mủ nên kết hợp xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra cơ quan tiết niệu sinh dục. Mặt khác, nên kết hợp với đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái để

chẩn đoán cho chính xác.

Mỗi thể viêm khác nhau biểu hiện triệu chứng khác nhau và có mức độ ảnh hưởng khác nhau tới khả năng sinh sản của lợn nái. Để hạn chế tối thiểu hậu quả do viêm tử cung gây ra cần phải chẩn đoán chính xác mỗi thể viên từ

đó đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhằm đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, thời gian điều trị ngắn nhất, chi phí điều trị thấp nhất.

Để chẩn đoán người ta dựa vào những triệu chứng điển hình ở cục bộ cơ

quan sinh dục và triệu chứng toàn thân như dịch viêm và thân nhiệt:

Thân nhiệt là một trị số hằng đ ịnh ở động vật cấp cao. Theo Hồ Văn Nam và cộng sự (1997) [15 ] thì thân nhiệt bình thường của lợn là 38 – 38,50C

Dịch viêm là sản phẩm được tiết ra tại ổ viêm bao gồm nước, thành phần hữu hình và các chất hoà tan

Các chỉ tiêu chẩn đoán viêm tử cung

STT Các chỉ tiêu để

phân biệt Viêm nội mạc Viêm cơ

Viêm tương mạc 1 Sốt Sốt nhẹ Sốt cao Sốt rất cao Màu Trắng xám, trắng sữa Hồng, nâu đỏ Nâu rỉ sắt 2 Dịch viêm

Mùi Tanh Tanh thối Thối khắm

3 Phản ứng đau Đau nhẹ Đau rõ Đau rất rõ

4 Phản ứng co cơ tử cung Phản ứng co giảm Phản ứng co rất yếu Phản ứng co mất hẳn 5 Bỏ ăn Bỏ ăn một phần hoặc hoàn toàn Bỏ ăn hoàn toàn Bỏ ăn hoàn toàn

* Đối với lợn nái sau khi đẻ có thể dựa trên cách tính điểm sau:

+ Số ngày chảy mủ, tính từ ngày đầu tới ngày thứ 5 sau khi sinh, 1 ngày = 1 điểm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bỏ ăn từ ngày đầu tới ngày thứ 5 sau khi sinh, 1 ngày = 1 điểm, nếu bỏ ăn một phần tính 1/2 điểm.

+ Ngưỡng thân nhiệt để tính sốt và số ngày bị sốt là 39,80C, 1 ngày = 1 điểm. *Tổng số điểm được dùng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh như sau:

+ Tổng số điểm dưới 1 điểm: không có vấn đề.

+ Tổng số điểm từ 2 đến 5 điểm: mắc bệnh nhẹ đến trung bình. + Tổng số điểm trên 6: bệnh nghiêm trọng.

xuyên vì mủ chảy ra ở âm hộ chỉ mang tính chất thời điểm và có khi viêm tử

cung nhưng không sinh mủ.

2.3. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP KHÁC Ở LỢN NÁI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại thuộc huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 35)