Bệnh rặn đẻ quá yếu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại thuộc huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 40)

Theo các tác giả Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (2000)[8] đặc điểm của bệnh rặn đẻ quá yếu là cường độ

và thời gian co bóp của cơ tử cung không đủ để đẩy thai ra, áp lực của xoang bụng yếu, thậm chí sự co bóp của tử cung cũng như áp lực của xoang bụng hầu như không có.

Căn cứ vào thời gian phát sinh của bệnh và những biểu hiện của triệu chứng người ta chia thành 2 loại:

- Bệnh rặn đẻ quá yếu nguyên phát: Bệnh xảy ra ngay sau khi cổ tử

cung mở.

- Bệnh rặn đẻ quá yếu kế phát: trong giai đoạn đầu khi lợn có triệu chứng đẻ thì rặn đẻ quá mạnh, nhưng sau đó lại xuất hiện triệu chứng rặn đẻ

quá yếu.

Bệnh rặn đẻ quá yếu nguyên phát thường là do trong thời gian mang thai lợn không được nuôi dưỡng và chăm sóc hợp lý, thức ăn không đủ chất, lợn bị suy dinh dưỡng, gầy yếu. Lợn nái được nuôi trong chuồng quá chật hẹp, nên ít được vận động thì cũng hay mắc bệnh này.

Bệnh rặn đẻ quá yếu kế phát thường là do lúc đầu lợn rặn đẻ mạnh nhưng do thai to, đường sinh dục hẹp thai không ra được ngay, sau đó kiệt sức dẫn đến rặn đẻ quá yếu.

Lợn nái mắc bệnh rặn đẻ quá yếu có những biểu hiện sắp đẻ nhưng các thời kỳ đều kéo dài và biểu hiện không rõ ràng. Nếu không can thiệp kịp thời

lợn sẽ yên tĩnh trở lại, sự co bóp của tử cung và áp lực xoang bụng đều mất hẳn, thai sẽ chết ngạt và thối rữa trong tử cung làm cho lợn mẹ nhiễm độc toàn thân mà chết.

2.3.7. Bệnh sát nhau

Theo GS.TSKH Lê Hồng Mận (2002)[13], lợn nái sau đẻ 3h mà nhau

thai không bong ra hết thì có thể xem là bị sát nhau.

Có 2 loại: sát nhau hoàn toàn và sát nhau không hoàn toàn. Sát nhau

hoàn toàn là toàn bộ nhau thai còn ở lại trong tử cung. Sát nhau không hoàn toàn là một bộ phận nhau thai còn dính chặt trong tử cung, một phần treo lủng lẳng ở mép âm môn.

Lợn nái bị sát nhau có thể do nhiều nguyên nhân:

- Giai đoạn chửa, nhất là thời gian cuối sự vận động của lợn nái không thích hợp, thức ăn nhiều khoáng dẫn đến cơ tử cung bị liệt, khi đẻ tử cung co bóp yếu không đẩy được thai và nhau ra.

- Lợn nái quá béo, quá gầy, thai to, đẻ khó lợn phải rặn đẻ quá mạnh làm cơ tử cung giãn quá mức, cơ tử cung mất trương lực, đẻ xong tử cung không tự co lại được, dẫn đến tử cung co bóp yếu không đẩy nhau ra được.

- Niêm mạc tử cung bị viêm, dịch viêm tiết ra gây viêm dính nhau với tử cung nên khi đẻ nhau bị sát với tử cung. Hoặc do sát mà nhau chưa ra hết, người đỡ đẻ kéo đứt để sót lại một ít, cũng có thể do lợn con sót lại nằm sai vị

trí nên nhau bị tắc không ra hết được.

- Nhau mẹ và nhau con dính vào nhau do viêm núm nhau, do bệnh

sẩy thai truyền nhiễm, hoặc do cấu tạo của núm nhau làm cho nhau mẹ và nhau con liên kết chặt chẽ cho nên khi tử cung co bóp yếu một chút là làm sót nhau.

Lợn nái bị sát nhau ăn uống kém, có thể bỏ ăn, sốt 40-410C trong 1-2 ngày, sữa giảm, không cho con bú, cong lưng rặn. Dịch đỏ chảy ra ở mép âm

hộ, có cả mảnh nhau hôi tanh. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ kế phát viêm

tử cung, viêm vú…

Ngoài các bệnh trên, lợn nái còn có thể mắc các bệnh: hội chứng thiếu nguyên tố kẽm, hội chứng rối loạn sinh sản, lợn mẹ cắn con...

2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN THẾ

GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại thuộc huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 40)