Kết hợp điều trị bệnh tiêu chảy lợn con với điều trị viêm tử cung ở

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại thuộc huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 62 - 69)

B ảng 4.1 Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn ná

4.7. Kết hợp điều trị bệnh tiêu chảy lợn con với điều trị viêm tử cung ở

lợn mẹ

Qua khảo sát thực tế cho thấy: tại các trại lợn, tỷ lệ lợn con theo mẹ

mắc bệnh tiêu chảy rất cao, chiếm tới 47%. Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh, cá biệt có đàn mới 2 ngày tuổi đã nhiễm bệnh. Bệnh viêm tử cung ở lợn mẹ cũng là một nguyên nhân làm tỷ lệ

mắc bệnh ở lợn con tăng cao.

Để khẳng định mối tương quan giữa bệnh viêm tử cung ở lợn mẹ với bệnh tiêu chảy lợn con, chúng tôi tiến hành điều trị theo 2 phác đồ. Phác đồ

1 điều trị viêm tử cung ở nái mẹ và kết hợp điều trị tiêu chảy ở lợn con, phác đồ 2 chỉ điều trị tiêu chảy cho đàn con

Phác đồ 1: Liệu trình từ 3 – 5 ngày - Điều trị cho lợn con:

+ Enrotril : 1 ml/10kg thể trọng ngày/lần + B.complex: 2 ml/con, ngày 1 lần

- Điều trị cho lợn mẹ: như phác đồ 4 (phần đìều trị viêm tử cung) Phác đồ 2 : Chỉ điều trị cho lợn con trong 3 – 5 ngày

+ Enrotril : 1 ml/10kg thể trọng ngày/lần + B.complex: 2 ml/con, ngày 1 lần

Thí nghiệm gồm 30 đàn lợn con theo mẹ, kể cả mẹ bị viêm tử cung, chia 2 lô thí nghiệm, ở 2 dãy chuồng khác nhau. Mỗi lô áp dụng một phác đồ

điều trị. Lô thí nghiệm có 74 lợn con mắc bệnh áp dụng điều trị theo phác đồ

1, lô đối chứng có 70 con mắc bệnh áp dụng điều trị theo phác đồ 2. Kết quả

Bảng 4.7: Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy lợn con

Khỏi bệnh Chỉ tiêu

Lô Số con (con) Tỷ lệ (%)

Thời gian điều trị (ngày/con) Lô thí nghiệm (n=74) 71 95,94 2,1 ± 1,04 Lô đối chứng (n=70) 60 85,71 3,4 ± 0,88 95.94 85.71 50 60 70 80 90 100 Tỷ lệ khỏi bệnh (%)

Lô thí nghiệm Lô đối chứng

Bảng 4.7 và biểu đồ 6 cho thấy, khi tiến hành kết hợp điều trị lợn con theo mẹ bị tiêu chảy và điều trị viêm tử cung ở lợn mẹ thì hiệu quả điều trị

tăng cao hơn. Cụ thể lô thí nghiệm 95,94% con khỏi bệnh và thời gian điều trị

trung bình ngắn hơn, trung bình chỉ sau 2,1 ngày lợn con đã hết triệu chứng tiêu chảy. Trong khi đó, ở lô đối chứng chỉ có 85,71% khỏi bệnh, thời gian điều trị lại kéo dài, trung bình mất 3,4 ngày. Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của tác giả Nguyễn Văn Thanh (2007) [18]: khi lợn nái mẹ bị viêm tử cung thì thành phần sữa mẹ có sự thay đổi, trong khi đó ở lợn con theo mẹ

thì thành phần dinh dưỡng chủ yếu được cung cấp từ sữa mẹ. Nếu chỉ điều trị

tiêu chảy ở lợn con mà không điều trị viêm tử cung ở lợn mẹ thì lợn con lại tiếp tục bú sữa lợn mẹ có thành phần dinh dưỡng thay đổi chính vì vậy mà thời gian điều trị tiêu chảy ở lợn con kéo dài và tỷ lệ tái phát tiêu chảy sẽ cao.

Đối với lợn con nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài thì rất nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tăng trưởng sau này, tỷ lệ chết lại rất cao, do đó thời gian điều trị càng ngắn thì hiệu quả điều trị càng lớn.

Qua đó ta thấy: bệnh viêm tử cung ở lợn mẹ và bệnh tiêu chảy ở lợn con đang trong giai đoạn theo mẹ có mối tương quan với nhau. Khi tiến hành kết hợp điều trị, hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảy lợn con cao hơn rất nhiều. Vì vậy, ta phải có biện pháp phòng bệnh viêm tử cung một cách triệt để nhằm tăng năng suất sinh sản cho lợn nái, đồng thời phải theo dõi lợn mẹ sau khi sinh để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở đàn con.

Ảnh: Đàn lợn con và mẹ sau khi điều trị khỏi bệnh

4.8. Kết quả qui trình phòng bệnh thử nghiệm

Bệnh viêm tử cung xảy ra do cả cơ thể vật nuôi và môi trường chăn nuôi nên để phòng bệnh không thể làm từng biện pháp nhỏ lẻ, tác động vào từng yếu tố mà phải thực hiện biện pháp tổng hợp. Chúng tôi đã tìm hiểu rất kỹ phương thức chăn nuôi ở đây cũng như các điều kiện cơ sở vật chất, đồng thời kết hợp với những hiểu biết về bệnh viêm tử cung để đưa ra một quy trình phòng bệnh thử nghiệm tổng hợp nhằm hạn chế tối thiểu tỷ lệ mắc bệnh trên đàn lợn nái, nâng cao năng suất chăn nuôi. Quy trình cụ thể như sau

Quy trình thử nghiệm phòng bệnh viêm tử cung

Bước 1: Dùng Biomin- pHD

- Bổ sung Biomin- pHD vào cám (20 gr/con/ngày),

của lợn nái chửa từ ngày 105 tới ngày thứ 7 sau đẻ, và từ 3 ngày trước khi cai sữa cho tới khi phối giống.

Bước 2: Vệ sinh

- Vệ sinh chuồng đẻ, lợn nái, đặc biệt là bộ phận sinh dục trước và sau đẻ sạch sẽ.

- Đảm bảo dinh dưỡng cho lợn nái trước và sau khi sinh. - Đảm bảo thực hiện khâu đỡ đẻ đúng kỹ thuật. - Cho lợn uống nước sạch.

Bước 3: Dùng thuốc

- Amoxyl Retart cho nái với liều 1ml/10kg thể trọng trước khi sinh.

- Ngay sau khi sinh tiêm bắp 2.0ml/con Oxytocine

Bước 4: Phối

giống - Đảm bảo phối giống đúng kỹ thuật, vô trùng.

Trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi tiến hành thử nghiệm phòng bệnh cho lợn nái bằng chế phẩm pHD do công ty Biominsản xuất, đây là một chế

phẩm mới được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên có tác dụng điều chỉnh pH nước tiểu làm giảm tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái sinh sản.

Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi hàm lượng Canxi huyết quá thấp, giảm co bóp cơ tử cung và làm tăng tỷ lệ heo sơ sinh chết ngay sau khi sinh đã mở ra hướng sử dụng Biomin pHD. Thuốc có tác dụng kích thích sự chuyển hoá và điều chỉnh hàm lượng Canxi huyết thông qua hệ điều chỉnh bao gồm: parathyroid, Ca và 1.25-(OH)2-Vit.D (dạng hoạt động của Vitamin

D3). Khi nồng độ Canxi huyết tương hạ thấp, thuốc kích thích hệ điều chỉnh làm tăng tái hấp thu Canxi từ thận, từ đường tiêu hoá, cũng như Canxi huy động từ xương sẽ tăng lên. Khi hàm lượng Canxi huyết tăng lên sẽ làm tăng co bóp cơ tử cung, quá trình đẻ nhanh hơn, các chất bẩn của quá trình đẻ

được đẩy ra nhanh hơn. Đây cũng là một cách nhằm làm giảm tỷ lệ viêm tử

cung sau đẻ và làm giảm tỷ lệ lợn con chết khi sinh, qua đó làm tăng năng suất lợn nái.

Ngoài việc làm tăng Canxi huyết Biomin pHD còn điều chỉnh sự cân

bằng axit-base và pH máu xung quanh 7,42 quan trọng cho sự duy trì hoạt

động của cơ thể (Beker,1999). Sự điều chỉnh pH máu thông qua bài tiết ở

thận.

Ngoài ra, thuốc còn tạo hàng rào tự nhiên ngăn cản sự xâm nhập, nhân lên và bám dính của vi khuẩn vào thành ống niệu của lợn nái. Do vậy, làm giảm tối thiểu các vấn đề ở tử cung bởi vì các vi khuẩn từ đường tiết niệu có thể vào tử cung gây bệnh.

Thí nghiệm được bố trí trên 2 lô: lô thí nghiệm được áp dụng nghiêm ngặt quy trình phòng bệnh trên, lô đối chứng không áp dụng quy trình trên mà nuôi bình thường theo quy trình.

Thí nghiệm gồm 40 lợn nái đẻ nuôi ở 40 ô chuồng khác nhau, trong 40 nái thí nghiệm được chia đều trên 2 lô. Mỗi lô thí nghiệm được bố trí trên một dãy chuồng khác nhau. Kết quả thu được trình bày tại bảng 4.8, 4.9, 4.10

Bảng 4.8 : Kết quả đo pH niệu Lô pH nước tiểu Đối chứng (n=20) Thí nghiệm (n=20) pH1 (105 ngày chửa) 6,4 ± 0,01 6,3 ± 0,005 pH2 (112 ngày chửa) 6,5 ± 0,031 5,9 ± 0,01 pH3 (1 ngày sau đẻ) 6,6 ± 0,027 5,8 ± 0,02

pH4 (1 ngày trước cai sữa) 6,5 ± 0,01 5,9 ± 0,005

pH5 (1 ngày trước phối) 6,7 ± 0,015 6,0 ± 0,20

Qua bảng 4.8 cho ta thấy, pH nước tiểu của lô cho ăn Biomin pHD là thấp hơn lô không cho ăn trong tất cả các giai đoạn có chửa, sau đẻ, trước cai sữa và trước khi phối giống. Kết quả này phù hợp với hoạt động của Biomin pHD, pH máu được điều chỉnh bởi 3 yếu tố:

+ Sự liên kết và giải phóng H+ thông qua hệ Puffer + Điều chỉnh CO2 thông qua hệ hô hấp

+ Điều chỉnh sự bài tiết H+ và HCO3- của thận

Điều tiết pH là chức năng của sự cân bằng axit-base của thức ăn và cân bằng anion-cation ảnh hưởng đến cân bằng axit-base của cơ thể. Sự tăng anion dẫn tới nhiễm axit ở các cơ quan, rối loạn giải phóng Ca từ cơ thể bởi sự tăng bài tiết Ca thận. Sự có mặt của Biomin pHD làm pH máu ổn định qua việc làm tăng bài tiết H+ và HCO3-, yếu tố làm axit hoá nước tiểu. Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng Biomin pHD trong việc phòng bệnh viêm tử cung ở

lợn nái chúng tôi đã theo dõi các chỉ tiêu tỷ lệ mắc viêm tử cung, thời gian động dục trở lại sau khi cai sũa, tỷ lệ phối có chửa lần đầu ở lô thí nghiệm và lô đối chứng. Kết quả được trình bày tại bảng 4.9.

Bảng 4.9: Kết quả thử nghiệm phòng bệnh viêm tử cung Lợn mắc bệnh Tỷ lệ lợn phối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại thuộc huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)