Bệnh rặn đẻ quá sớm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại thuộc huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 38)

Bệnh rặn đẻ quá sớm ở lợn nái thường sảy ra ở thời kỳ cuối (sau 3 tháng). Bệnh xảy ra chủ yếu là do nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái có chửa không hợp lý. Lợn chửa ở thời kỳ cuối thai to nhưng vẫn cho lợn ăn quá no, dạ dày lợn quá căng chèn ép tử cung, tử cung bị kích thích làm cho nó co bóp dẫn tới rặn đẻ quá sớm. Lợn chửa ở thời kỳ cuối được nuôi trong chuồng trại quá chật chội, mùa hè nóng bức, khả năng toả nhiệt của lợn kém phát sinh cảm nóng, dẫn đến kế phát bệnh rặn đẻ quá sớm. Ngoài ra, mùa đông uống nước quá lạnh, thức ăn kém phẩm chất, thành bụng bị tác động cơ học mạnh… cũng có thể dẫn tới bệnh rặn đẻ quá sớm (Nguyễn Hữu Ninh, Bạch

Đăng Phong, 2000)[16].

Lợn bị bệnh có triệu chứng bồn chồn không yên, nhiệt độ tăng cao 40- 40,5oC, thở nhanh, tim đập nhanh. Con vật có triệu chứng đau bụng, bụng co bóp mạnh và có những cơn rặn. Rặn đẻ quá sớm có thể kéo dài vài giờ sau đó tự khỏi. Bệnh rặn đẻ quá sớm khác với rặn đẻ bình thường ở chỗ không có dấu hiệu trước khi đẻ (cắn ổ, đi ỉa, đái vặt, vú và dây chằng hõm hông, mép âm đạo không có biểu hiện của thời kỳ đẻ, không có nước ối...) (Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng, 2000)[8]. Nếu cơn rặn ngắn, cường độ nhẹ thì không gây sẩy thai. Nhưng nếu thời gian rặn đẻ dài, cường độ mạnh làm tổn thương đến mối quan hệ giữa núm nhau mẹ và núm nhau con gây chết thai hoặc sẩy thai (Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong, 2000)[16].

2.3.4. Âm đạo lộn ra ngoài

Âm đạo là do niêm mạc của vách âm đạo lộn ra ngoài âm hộ. Có 2 trường hợp âm đạo lộn ra ngoài: âm đạo lộn ra ngoài thể không hoàn toàn (một phần vách âm đạo lộn ra ngoài) và âm đạo lộn ra ngoài thể hoàn toàn (bao gồm cả vách âm đạo, cổ tử cung, một phần tử cung lộn ra ngoài âm môn). Bệnh thường xảy ra ở lợn có thai nhiều lần và có thai ở giai đoạn cuối.

Theo các tác giả Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (2000)[8], bệnh xảy ra chủ yếu là do việc nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái có chửa ở giai đoạn cuối không đúng phương pháp. Cho lợn ăn những thức ăn khó tiêu, cho ăn quá no, lợn bị táo bón, rặn nhiều, áp lực xoang bụng tăng, trong khi đó lợn đẻ nhiều lứa nên dây chằng âm đạo đã giảm đàn tính, do đó âm đạo dễ bị sa. Lợn nái nuôi lâu năm, già yếu, suy dinh dưỡng khi có thai cũng rất dễ mắc bệnh này.

Âm đạo lộn ra ngoài thể không hoàn toàn thường xảy ra trước khi đẻ. Phía trên mép âm môn có một bọc to bằng quả trứng gà, hoặc to hơn màu

hồng đỏ. Ở giai đoạn đầu bọc trên chỉ xuất hiện khi lợn nằm, sau đó do dây chằng âm đạo, cơ kéo âm đạo bị rão mất đàn tính nên khi đứng cũng bị và có thể chuyển thành sa âm đạo hoàn toàn. Ở một số con cái, nếu có thai lâu thì một phần âm đạo lồi ra ngoài nhưng đẻ xong lại hết, gọi là sa âm đạo theo tập quán.

Âm đạo lộn ra ngoài thể hoàn toàn xảy ra trước khi đẻ là do âm đạo lộn ra ngoài thể không hoàn toàn trong thời gian dài mà phát triển lên hoặc do sa âm đạo nguyên phát. Phần âm đạo lồi ra ngoài to như quả bóng, có khi nhìn thấy cả cổ tử cung còn dính chất niêm dịch quánh, có trường hợp còn thấy lỗ niệu đạo và một ít nước tiểu chảy qua lỗ niệu đạo. Âm đạo lộn ra ngoài thể hoàn toàn sau khi đẻ thì phần lồi ra tương đối nhỏ, không thấy cổ tử cung, thành âm đạo thường dày và cứng. Nếu xảy ra quá lâu, phần lồi ra niêm mạc

ứ huyết tím bầm, thuỷ thũng, dễ bị xây sát, chảy máu, niêm mạc dính phân dẫn tới nhiễm trùng.

Nếu âm đạo lộn ra ngoài xảy ra gần ngày đẻ thì tiên lượng tốt, sau đẻ

có thể tự khỏi nhưng nên điều trị kịp thời để tránh nhiễm trùng toàn thân. Nếu lần sau đẻ tái phát thì nên loại thải.

2.3.5. Sẩy thai

Tất cả các trường hợp thai bị tống ra ngoài trước ngày sinh đẻ bình thường hoặc bị hấp thụ đều gọi là sẩy thai. Có 2 loại sẩy thai là sẩy thai hoàn toàn và sẩy thai không hoàn toàn.

Sẩy thai hoàn toàn là toàn bộ số thai không tiếp tục phát triển được, bị

tiêu đi hoặc tống ra ngoài quá sớm. Sẩy thai không hoàn toàn là trường hợp có một bộ phận của thai hoặc một thai hay một số thai không phát triển, các thai khác vẫn phát triển bình thường cho tới kỳ sinh đẻ. Sẩy thai không hoàn toàn rất hay gặp ở lợn, khi lợn đẻ có một vài thai đã hoá gỗ.

thành 6 loại: tiêu thai, đẻ non, thai chết chưa bị biến hoá, thai bị khô (thai gỗ), thai bị mềm nhũn, thai bị thối rữa.

Sẩy thai gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, gia súc mẹ mất sữa, sức khoẻ

giảm sút, có khi gây ra bệnh đường sinh dục, dẫn đến vô sinh hoặc chết (Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong, 2000)[16].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại thuộc huyện tiên du tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 38)