Nghiên cứu trong nước về bệnh cúm gia cầm

Một phần của tài liệu Giám sát sau tiêm phòng vaccine cúm gia cầm h5n1 tại hà nội trong 02 năm 2009 2010 (Trang 35 - 37)

3. Ý nghĩa khoa học và thực ti ễn

1.9. Nghiên cứu trong nước về bệnh cúm gia cầm

Trong tiếng chuơng cảnh báo của dịch cúm gia cầm ở Hồng Kơng, ý thức

được khả năng của virus trong cơ chế kinh tế mở, Viện Thú y Quốc gia đã chủ động quan hệ với Trung tâm Kiểm sốt dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Sự hợp tác giữa Viện Thú y và CDC nhằm tạo cơ sở hỗ trợ kỹ thuật phát hiện virus H5N1, phân lập virus, tập huấn kỹ thuật. Nhờ đĩ đến cuối tháng 8/2003 Viện Thú y đã cĩ

đủ khả năng về con người và vật liệu để xác định chủng H5 virus cúm gia cầm. Cục Thú y, Viện Thú y đã chẩn đốn xác định sự cĩ mặt của virus cúm gia cầm chủng H5 tại Việt Nam, là cơ sở khoa học để Bộ Nơng nghiệp và phát triển Nơng thơn cơng bố dịch vào ngày 8/1/2004.

Chủng H5N1 khơng chỉ cĩ mặt ở đàn gà mà cịn gây bệnh cho cả ngan. Việc xác định H5N1 ở ngan đã chỉ rõ rằng thủy cầm cũng nhiễm bệnh và trở

thành một trong những con đường truyền lây quan trọng. Trước những lời cảnh báo về nguy cơ bệnh cúm gia cầm cĩ thể truyền cho lợn, tái tổ hợp ở vật chủ này rồi lây sang người. Viện Thú y đã lấy 188 mẫu dịch mũi lợn ở 3 tỉnh Hà Tây, Thái Bình, Hải Phịng tại vùng dịch đang xảy ra, đã xảy ra và xung quanh vùng dịch. Kết quả phân lập khơng phát hiện thấy virus cúm H5N1 (7).

Qua phân tích trình tự nucleotid 8 đoạn ARN của 9 chủng virus cúm H5N1 từ người (2 chủng), chim cút (1 chủng), vịt (2 chủng), và gà (4 chủng) trong đợt dịch 2003 - 2004 và lập cây phả hệ, Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự cho thấy các chủng virus H5N1 lưu hành ở Việt Nam đều giống nhau và cĩ cùng nguồn gốc từ

Trung Quốc và xuất phát từ một ổ dịch ban đầu.

Một nghiên cứu khác của Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự trên đàn gia cầm của tỉnh Thái Bình và ðồng bằng sơng Cửu Long cho thấy ngồi virus cúm H5N1, đàn gia cầm cịn nhiễm các loại virus typ A cĩ kháng nguyên H3, H4, H6, H9, H11và H12 với tỷ lệ nhiễm khác nhau (9, 10).

Một nghiên cứu khác của Viện Thú y về sự lưu hành của virus trong đàn chim di cư qua việc phân tích 320 mẫu phân chim tại một số địa phương trong

đĩ cĩ Vườn Quốc gia Xuân Thủy - Giao Thủy - Nam ðịnh bằng phương pháp RT - PCR, kết quả khơng phát hiện thấy virus cúm.

Khi dịch cúm gia cầm xảy ra, Lê Văn Năm đã cĩ nghiên cứu về đặc

điểm dịch tễ, các biểu hiện lâm sàng, các đặc điểm bệnh lý ở gà, ngan, vịt, chim cút, gà tây, chim vẹt cảnh và đã cĩ những kết luận rất cần thiết cho cơng tác chẩn đốn lâm sàng tại cơ sở (18).

Cục Thú y, Viện Thú y đã nghiên cứu thử nghiệm vaccine H5N2 của Intervet (Hà Lan); H5N2 và H5N1 của Trung Quốc. Kết quả cho thấy vaccine tiêm cho đàn gia cầm đều đạt yêu cầu về độ tinh khiết, độ an tồn và hiệu lực theo đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất. ðặc biệt H5N1 của Trung Quốc cĩ thể

Một phần của tài liệu Giám sát sau tiêm phòng vaccine cúm gia cầm h5n1 tại hà nội trong 02 năm 2009 2010 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)