4. kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.6. xuất biện pháp bảo vệ thiên địch trong phòng
Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, việc bảo vệ thiên địch nói chung và thiên địch đối với rệp muội nói riêng là hết sức quan trọng. Nhiều nghiên cứu đ1 chỉ ra rằng, để làm đ−ợc điều này, chúng ta cần phải tạo điều kiện thức cho thiên địch bằng cách đa dạng hoá cây trồng nông nghiệp trên đồng ruộng, tránh độc canh. Bên cạnh đó, việc tạo nơi trú ẩn, qua đông cho thiên địch bằng các cây ký chủ phụ (rơm rạ,..), các m−ơng r1nh có n−ớc và bèo Nhật bản cũng là nơi cho thiên địch c− trú.
Để bảo vệ thiên địch thì cũng cần quan tâm tới một vấn đề nữa đó là việc sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý, rất nhiều nghiên cứu đ1 chỉ rõ rằng: việc sử dụng thuốc BVTV một cách không hợp lý sẽ vừa không có tác dụng phòng trừ dịch hại (do xuất hiện tính kháng thuốc) mà còn làm mất cân bằng sinh thái, trong đó mật độ thiên địch bị suy giảm là một trong những nguyên nhân chính gây nên sự mất cân bằng. Vấn đề này đ−ợc một số tác giả nói đến nh− Choi (1986), việc sử dụng thuốc hóa học quá nhiều và th−ờng xuyên trong phòng trừ rệp đ1 dẫn đến một loài chống thuốc, chẳng hạn nh− đ1 phát hiện thấy rệp đào ở Nam Triều Tiên chống với thuốc Acephate và có tính chống chéo với Cypermethrin và Oxydemeton – methyl. Tại Đức, Muer (1987) cũng đ1 nghiên cứu và thấy xuất hiện tính chống thuốc của rệp đào trên củ cải đ−ờng, với những nghiên cứu trong phòng ông đ1 đi tới kết luận M. perscae chống chịu rất cao với Dimethoate Bi58 và Dicofol Kelthan, ngoài ra rệp đào còn có khả năng chống với Cypermerthrin, dầu khoáng.
Để khắc phục tình trạng chống thuốc của rệp, hạn chế đ−ợc sự gây hại của rệp đồng thời bảo vệ quần thể thiên địch đ1 có rất nhiều nghiên cứu đi theo h−ớng sinh học. Một số tác giả đ1 tìm ra các giống kháng rệp nh−: giống bông Gossypium hirsutim, giống ớt Cayenne longslim, giống d−a hấu
PMAR No 5; biện pháp trồng “cây mồi” cũng là một trong những biện pháp vừa có tác dụng làm giảm mật độ rệp đồng thời lại duy trì đ−ợc quần thể thiên địch đối với rệp; chẳng hạn nh− trồng cây lúa mì là cây ký chủ phụ của rệp ngô, chính bằng cách này lại có tác dụng duy trì 2 loài ký sinh Aphidoletes aphidiny và Aphididus matricariae tr−ớc khi trồng cây d−a chuột. Việc làm này có tác dụng rất hữu hiệu làm giảm số l−ợng rệp bông gây hại cho d−a chuột do rệp bị 2 loài ký sinh trên ký sinh sớm với tỷ lệ ký sinh cao.
Có thể nói, biện pháp phòng trừ sinh học đang ngày càng đ−ợc sử dụng nhiều trong phòng chống rệp. Theo Zhang (1992), trên cánh đồng bông ở Trung Quốc đ1 phát hiện thấy 48 loài (thuộc 19 họ) kẻ thù tự nhiên của rệp bông, trong đó nhóm bọ rùa, nhện, ong ký sinh và ruồi ăn rệp đóng vai trò quan trọng trong điều hòa số l−ợng rệp bông. Một con bọ rùa Scymus goffmanni có khả năng ăn 25 rệp bông/ngày, nhện (Erigonidium graminicolum) ăn hết 20 rệp bông/1 ngày, và chrysoperla sinica ăn 30 rệp bông/ngày. Tác giả này cũng đ1 kết luận rằng: ngoài tự nhiên trên cánh đồng bông nếu có tỷ lệ bông/thiên địch nhỏ hơn 80/1 sẽ không cần phun thuốc hóa học, ông thấy rằng ngoài các loài bọ rùa Cocconella septempuctata và Propylea japonica, rệp bông còn bị các loài ong ký sinh nh− ong mặt đỏ Trioxys spp. và Aphelinus sp. ký sinh từ 16 – 47,9% rệp bông.
Nh− vậy, việc bảo vệ thiên địch trên đồng ruộng là hết sức cần thiết, việc làm này không chỉ có ý nghĩa trong phòng trừ sâu hại nói chung và phòng trừ rệp nói riêng mà nói còn có ý nghĩa giúp cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng.