Thành phần rệp muội hại trên cây ngô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về thành phần và đặc điểm sinh thái học của nhóm thiên địch bắt mồi rệp muội trong vụ xuân hè ở vùng gia lâm hà nội (Trang 37 - 39)

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.1.Thành phần rệp muội hại trên cây ngô

Rệp ngô (R. maidis) chúng tôi tìm thấy trên ngô ở Đặng Xá, Văn Đức, Cổ Bi, loài này xuất hiện và gây hại rất sớm trồng vụ trồng ngô. Loài này th−ờng sống chủ yếu ở trong nõn ngô khi cây ngô còn non, rệp sống trên cờ và lá bao cờ ở giai đoạn ngô tr−ớc trổ cờ và sống ở lá bao bắp thứ 2 và 3 (kể từ ngoài vào) ở giai đoạn ngô mang bắp... Nếu mật độ rệp R. maidis cao ở giai đoạn cây ngô non sẽ làm cây sinh tr−ởng còi cọc. Nếu mật độ rệp ở cờ ngô cao th−ờng làm cho cờ ngô khô và bắp th−ờng ít hạt, hạt lép. ở giai đoạn ngô mang bắp nếu mật độ rệp cao th−ờng làm cho bắp nở, lá bao bắp bị úa vàng và có lớp muội đen phát triển, hạt ngô ít. Rệp gây

hại trên rất nhiều kí chủ khác nhau thành phần cây kí chủ của rệp ngô đ−ợc trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Thành phần rệp hại ngô vụ xuân hè năm 2007

Mức độ gây hại của rệp qua các tháng TT Tên Việt Nam Tên khoa học

1 2 3 4 5 6

1 Rệp ngô Rhopalosiphum

maidis +++ ++ + + - -

2 Rệp bông Aphis gossypii + + + - - - 3 Rệp đào Myzus persicae + + + - - -

Ghi chú: -: xuất hiện rất ít <5%; +: xuất hiện ít từ 5-10 %;

++: xuất hiện trung bình từ 11-25%; +++: xuất hiện nhiều > 25%.

Từ tr−ớc tới nay các tài liệu ở n−ớc ta chỉ nhắc tới loài rệp muội hại ngô R. maidis. Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thấy trên cây ngô vụ xuân hè 2007, có 3 loài rệp đó là R.maidis, A. gossypii, M. persicae. Tuy nhiên sự gây hại chủ yếu và phổ biến ở các vùng trồng ngô là loài R. maidis. Loài này th−ờng xuất hiện và gây hại rất sớm ở tất cả các thời vụ trồng ngô trong năm và th−ờng sống chủ yếu trong nõn ngô khi cây ngô còn non, rệp sống trên cờ và lá bao cờ ở giai đoạn ngô tr−ớc trổ cờ và sống lá ở lá bao bắp thứ 2 và 3 (kể từ ngoài vào) ở giai đoạn ngô mang bắp. Nếu mật độ rệp R.maidis cao ở giai đoạn cây ngô non th−ờng sinh tr−ởng còi cọc. Nếu mật độ rệp ở cờ ngô cao th−ờng làm cho cờ ngô khô và bắp th−ờng ít hạt, hạt lép. ở giai đoạn ngô mang bắp nếu mật độ rệp cao th−ờng làm cho bắp nhỏ ít hạt, lá bao bắp bị úa vàng và có lớp muội đen phát triển, hạt ngô nhỏ.

R. maidis là môi giới truyền theo kiểu bền vững các loại virus gây bệnh trên lá ngô, vàng lùn lúa mạch, đỏ lá kê. Chúng là môi giới truyền theo kiểu không bền vững các loại virus gây bệnh khảm lùn ngô, khảm lá mía và khảm lá chuối sợi (Blackman và Eastop, 1987) [35].

Ngoài ra chúng tôi còn rải rác bắt gặp hai loài rệp muội đa thực điển hình đó là A. gossypii và M. persicae. Chúng xuất hiện trên cây ngô vào

những tháng mùa xuân ở mặt d−ới của lá ngô bánh tẻ nh−ng gây hại không đáng kể.

Hình 4.1 Rệp muội gây hại ngô Rhopalosiphum maidis Fitch

(Theo Shepard)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về thành phần và đặc điểm sinh thái học của nhóm thiên địch bắt mồi rệp muội trong vụ xuân hè ở vùng gia lâm hà nội (Trang 37 - 39)