Những nghiên cứu trong n−ớc về rệp muội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về thành phần và đặc điểm sinh thái học của nhóm thiên địch bắt mồi rệp muội trong vụ xuân hè ở vùng gia lâm hà nội (Trang 28 - 33)

Rệp muội hại cây trồng đ1 đ−ợc một số tác giả nhắc tới.

Theo tác giả Nguyễn Viết Tùng (1992) [18] thì rệp muội (Aphididae) là nhóm côn trùng chích hút có tác hại to lớn và sâu xa đến năng suất và phẩm chất của nhiều loại cây trồng thông qua sự gây hại trực tiếp cũng nh− vai trò môi giới truyền bệnh virus của chúng. ở vùng đồng bằng sông Hồng, nhóm sâu hại này khá phổ biến. Rất hiếm có loại cây trồng nào không bị rệp muội gây hại. Một số loài nh− rệp đào, rệp bông, rệp xám hạt cải, rệp đen hại đậu, rệp gốc khoai tây đ1 đ−ợc ghi nhận là những dịch hại nguy hiểm cho mùa màng ở n−ớc ta. Theo kết quả điều tra côn trùng (Viện Bảo vệ thực vật, 1967 – 1968) [20] đ1 phát hiện đ−ợc 9 loài rệp gây hại cây trồng ở Việt Nam. Cho đến nay việc phòng chống rệp muội chủ yếu vẫn dựa vào thuốc hóa học, biện pháp đơn độc này đ1 gây ảnh h−ởng xấu đến hệ sinh thái đồng ruộng. (Nguyễn Viết Tùng, 1992) [18].

Khi nói về sâu hại rau tác giả Nguyễn Xuân Cung, Vũ Minh (1974) [2] đ1 viết “Rệp rau Brevicoryne brassicae (Linne) phá hại nhiều loại rau thập tự (cải canh, cải bắp, su hào). Nó th−ờng phá hạ mạnh và bám tập chung ở mặt d−ới lá, trên ngọn và trên hoa cây giống. Khi rệp rau phát triển nhiều, cây rau bị cằn cỗi và héo vàng dần. Phạm Thị Nhất (1975) [6] cho rằng rệp muội hại cải Brevicoryne brassicae là một trong những sâu hại quan trọng trong vụ rau Đông xuân. Chúng th−ờng phá hại mạnh vào các tháng đầu vụ, sau đó giảm dần và từ tháng 3 – 4 lại phá mạnh “ Tạ Thu Cúc (1979) [1]có nhận xét : “ Cây cải bắp bị một số loài sâu hại chính phá hoại là : sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy sọc cong, vỏ lạc và rệp muội (Brevicoryne brassicae)”. Hồ Khắc Tín (1982) [15] có kết luận: “ Sâu hại quan trọng trên cải bắp là sâu tơ, sâu xanh, sâu xám, bọ nhảy sọc cong vỏ lạc và rệp muội (Brevicorynae brassicae)”. Bùi Hải Sơn, Nguyễn Thị Diệp (1990) [12] đ1 thấy rõ sự gây hại nghiêm trọng của loài rệp muội trên rau họ thập tự và b−ớc đầu co nghiên cứu một số đặc tính của lòai ruồi ăn rệp (Ishiodonscutellaris).

Các tác giả nêu trên đều ghi nhận loài rệp hại cải Brevicoryne brassicae

đ1 là loài dịch hại quan trọng trên các cây trông thuộc họ hoa thập tự.

Trên cây bông Nguyễn Thơ và tập thể (1991) [13] cho rằng sâu hại bông ở n−ớc ta có nhiều loại, nh−ng quan trọng nhất là các loài sâu chích hút nh− rầy xanh và rệp Aphis gossypii. Vũ Khắc Nh−ợng (1991) [7] khi nói về sâu bệnh hại bông có nhận xét: Khi cây bông v−ợt qua giai đoạn cây con và bông bắt đầu phân cành lúc này xuất hiện các loại nh− rầy xanh, rệp muội Aphis gossypii. Rệp tập trung sinh sống ở ngọn cây và lá non, chúng làm cành lá bông cong queo, dị hình, không phát triển... Điều cần chú ý là rệp muội bị loài bọ rùa tiêu diệt khá nhiều, do vậy cần hết sức bảo vệ và tạo điều kiện để bọ rùa khống chế sự phát triển của rệp.

Nguyễn Viết Tùng (1993) [19] khi nói về sự chu chuyển qua các kí chủ của rệp bông có viết: Rệp bông A. gossypii Glover là loài rệp điển hình ở Việt Nam, chúng có thể phát sinh phát triển quanh năm trên một phạm vi kí chủ rất rộng gồm các cây trong họ bầu bí, bông, cà, cúc, bìm bìm và hàng loạt cây thân gỗ, thân thảo khác, trong đó phổ biến nhất là các loại d−a, bầu bí, bông, cà, ớt và khoai sọ.

Nguyễn Kim Oanh (1991) [8] khi đề cập đến thời gian xuất hiện và mức độ gây hại của các loại rệp gây hại của các loại rệp quan trọng có nhận xét: Rệp bông có mật độ không cao nh−ng xuất hiện th−ờng xuyên khi cây khoai có mặt trên đồng ruộng.

Từ kết luận của các tác giả trên cho thấy rệp bông là loài rệp đa th−c điển hình và phá hoại chủ yếu trên bông và khoai tây.

Rệp đào Myzus persicae : là loài rệp gây hại trên rất nhiều kí chủ và đặc biệt nó là môi giới truyền nhiễm loại virus gây bệnh cho cây (Vũ Triệu Mân,1986) [5].

Rệp đào M. persicae có mặt trên cây thuốc lá ở tất cả cácvùng tròng thuốc lá nh−: Lạng Sơn, Sóc Sơn (Hà Nội), Hà Bắc... khi thử hiệu lực của một số loại thuốc trừ rệp đào kết quả thí nghiệm cho thấy Monitor, Pirimor, Nuvacron dùng phong trừ rệp mang lại hiệu quả cao (Nguyễn Kim Oanh,

Nguyễn Viết Tùng (1991) [17] có một số nhận xét về chu chuyển phát tán, thời gian qua các giai đoạn phát triển, vòng đời của rệp cũng nh− diễn biến số l−ợng rệp đào ở các thời vụ trồng khoai tây khác nhau.

Sự gây hại của rệp đào còn rất nghiêm trọng trên cây mận và mơ của tỉnh Lào Cai theo nhận xét của Nguyễn Văn Đĩnh và nông dân huyện Bắc Hà (Lào Cai) (1995) cho biết: Diện tích trồng mận xấp xỉ 3000ha, rệp đào gây hại làm cho chồi, lá của cây mận bị xoăn lại và ở những cành đó cây không cho quả, −ớc tính rệp đào đ1 làm giảm ẵ sản l−ợng thu hoạch.

Rệp đen hại đậu (A. craccivora) theo L−ơng Minh Khôi và CTV (1990) [3]; Trần Văn Lai và CTV (1969) [4] cho biết: Khi nghiên cứu về thành phần sâu hại lạc và đậu xanh thì rệp đen hại đậu A. craccivora đ−ợc coi là loài sâu gây hại trên đất rất nặng và gây hại trên lạc t−ơng đối nặng. Rệp đen th−ờng có mật độ cao khi cây đậu có hoa và làm ảnh h−ởng đáng kể tới năng suất đậu.

Lê Văn Thuyết và CTV (1993) [14] khi nghiên cứu về sâu hại lạc cho biết rệp muội A. craccivora Koch là loại sâu chích hút, chúng gây hại nặng trong tất cả các giai đoạn sinh tr−ởng của cây lạc xong nó lại ch−a đ−ợc ghi nhận trong danh mục điều tra 1967 – 68 và ng−ời nông dân hiểu biết chúng quá ít ỏi.

Theo tác giả Nguyễn Viết Tùng (1993) [19] rệp đen hại đậu Aphis craccivora Koch, loài rệp này đ−ợc bắt gặp nhiều trên đậu đen, đậu đũa, đậu xanh, lạc, đậu rồng, điền thanh, về mùa đông chúng sinh sống trên các chùm hoa đậu ván, cốt khí.

Ngoài các loài rệp kể trên thì rệp ngô R. maidis loài có mặt trên nhiều loại cây trồng và cỏ dại thuộc họ hỏa thảo song gây hại quan trọng nhất là trên ngô. Rệp xuất hiện trên tất cả các thời vụ ngô từ lúc ngô mới 3 – 4 lá cho đến thời kỳ chín sáp. ở thời kỳ đầu rệp phân bố chủ yếu trong loa kèn, thời kỳ trổ cờ phun râu rệp phân bố chủ yếu ở cờ ngô, áo bắp non và mặt trong của bẹ lá. Đây là thời kỳ rệp có mật độ cao nhất trên ngô (Nguyễn Viết Tùng, 1993 [11]; Nguyễn Kim Oanh, 1992 [10].

Nguyễn Kim Oanh, 1992 [10] công bố các kết quả về thời gian phát triển, nhịp điệu và khả năng sinh sản, sự biến động mật độ rệp ngô các giống ngô của Viện nghiên cứu ngô cũng nh− mật độ rệp ngô ở các thời điểm phun thuốc phòng trừ rệp ngô khác nhau.

Nguyễn Kim Oanh, 1993 [11] đ1 nghiên cứu về một số chỉ tiêu sinh học cơ bản của rệp ngô ở 2 điều kiện nhiệt độ nuôi khác trong phòng thí nghiệm là 250C và 300C, tác giả còn cho biết thành phần phổ kí chủ của rệp ngô qua các tháng điều tra và hiệu lực của một số loại thuốc trong phòng trừ rệp ngô.

Loài rệp gốc khoai tây R.rufiabdominalis lần đầu tiên đ−ợc tác giả Nguyễn Viết Tùng (1993) [19] phát hiện trên ruộng khoai tây ở HTX Văn Lâm – Hải H−ng. Đây là đối t−ợng nguy hiểm. Loài rệp gốc khoai đến nay đ1 nổi lên nh− một đối t−ợng gây hại quan trọng tại khắp các vùng tròng khoai tây ở Miền Bắc n−ớc ta. Chúng tấn công vào phần gốc khoai tây, kể cả các tia củ, rệp hút dịch cây làm cho cây bị héo vàng và chết hàng loạt vào thời điểm 60 ngày sau trồng, làm giảm năng suất một cách đáng kể.

Nguyễn Kim Oanh (1995) đ1 công bố kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu sinh học của rệp rễ, danh mục các loài kí chủ phụn của rệp rễ cũng nh− việc xem xét ảnh h−ởng của m−a, chế độ t−ới n−ớc, tới mật độ rệp và xử lý các loại thuốc hóa học trong phòng chống chúng (Báo cáo tại Hội nghị khoa học của NCS Khoa học trồng trọt 1995).

Qua những nghiên cứu trong và ngoài n−ớc đ1 sơ bộ kết luận rằng rệp muội hại cây có vai trò ngày càng cao đối với một số cây trồng nh− bôg, thuốc lá, ngô, đậu đỗ, các loại rau họ cải, khoai tây mận... Việc lập danh mục rệp muội hại trên cây trồng là cần thiết. Trên cơ sở đó điều tra để xác định loài gây hại quan trọng và từng b−ớc tiến hành nghiên cứu các đặ điểm sinh học phát triển và khả năng phòng chống chúng. Nhiệm vụ đó nhằm đáp ứng đòi hỏi của sản xuất và những yêu cầu đặt ra của luận án này.

Từ những kết quả nghiên cứu trong n−ớc đ1 trình bày ở trên và kết quả điều tra ng−ời sản xuất chúng tôi thấy rằng những loài rệp muội hại sau đây th−ờng xuất hiện và gây hại nặng trên các cây trồng ở n−ớc ta:

1. Rệp đào : Myzus persicae (Sulzer) hại nhiều trên thuốc lá, khoai tây, cây thuộc họ hoa thập tự và các cây họ cà khác.

2. Rệp bông: Aphis gossypii (Glover) hại nhiều trên cây bông, ớt, khoai tây. 3. Rệp đen: Aphis craccivora (Koch) hại nhiều trên đậu đen, đậu xanh, đậu ván, điền thanh và 1 số cây họ đậu khác.

4. Rệp cải: Brevicoryne brassicae (L.) hại nhiều trên cải xanh, cải trắng, bắp cải, su hào và một số cây khác thuộc họ hoa thập tự.

5. Rệp ngô: Rhopalosiphum maidis (Fitch) hại nhiều trên ngô và một số cây trồng, cây cỏ thuộc họ hoa thập tự.

6. Rệp rễ: Rhopalosiphum rufiabdominalis (Sasaki) hại nhiều trên rễ khoai. Sáu loài rệp nêu ở trên trong nhiều tr−ờng hợp là những sâu hại quan trọng với từng loại cây trồng, chúng rất cần đ−ợc quan tâm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về thành phần và đặc điểm sinh thái học của nhóm thiên địch bắt mồi rệp muội trong vụ xuân hè ở vùng gia lâm hà nội (Trang 28 - 33)