năm học của Hiệu trưởng ở Trường Mầm non Yên Lễ - Huyện Như Xuân Tỉnh Thanh Hóa.
*.Thực trạng đổi mới công tác xây dựng kế hoạch năm học trường Mầm
non Yên Lễ - Như Xuân.
Bước vào đầu tháng 8 nhà trường đã thành lập ban chuyên trách để XDKH năm học gồm nhiều thành viên: Hiệu trưởng,2 hiệu phó ,Chủ tịch công đoàn,bí thư Đoàn TNCSHCM,các tổ chuyên môn.Với cách làm này Hiệu trưởng sẽ có thêm lực lượng suy nghĩ,thực thi công việc.Sẽ tập hợp được trí tuệ tập thể một cách có định hướng,có tổ chức thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Tổ xây dựng kế hoạch(bao gồm những người nêu trên) thực hiện các công việc chuẩn bị cho kế hoạch,tập hợp các thông tin bên trong(bên ngoài nhà trường)cần thiết cho việc lập kế hoạch.Phân tích tình hình về mọi mặt nhằm đánh giá tình hình của nhà trường,xác định mục tiêu tính toán các chỉ tiêu kế hoạch.
Tổ kế hoạch giúp hiệu trưưỏng triển khai cách thức tiến hành xây dựng kế hoạch tới CBGV trong nhà trường,tiến hành nghiên cứu kế hoạch năm học trước và các công văn chỉ thị của ngành .Cùng Hiệu trưởng hình
thành bản kế hoạch sơ bộ chuẩn bị cho Hội nghị công nhân viên chức đầu năm học vào tháng 9 và đại hội cong đoàn nhiêm kỳ 2011-2013.Sau đó tổ giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh của nhà trường.
Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào những tiềm năng đã có và những khả năng sẽ có để xác định hệ thống mục tiêu,nội dung hoạt động,các bịên pháp cần thiết để chỉ rõ trạng thái mong muốn cảu nhà trường khi kết thúc năm học , đồng thời lấy ý kiến đóng góp của toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường để xây dựng kế hoạch năm học chính thức .Và kết quả giai đoạn này được sự thống nhất cao của hội đồng nhà trường.Sau cùng là hiệu trưởng và chủ tịch công đoàn duyệt kế hoạch năm với lãnh đạo địa phương và phòng giáo dục đào tạo huyện.
*.Đánh giá nhận thức của Hiệu trưởng trường Mầm non Yên Lễ Như Xuân về XDKH năm học.
Qua trao đổi trò chuyện và tham khảo các kế hoạch năm học các năm với đồng chí Hiệu trưởng tôi thấy đồng chí đã xác định đúng vai trò vị trí, tầm quan trọng của viêc xây dựng kế hoạch năm học. Đồng chí khẳng định việc xây dựng kế hoạch là một nhiệm vụ trọng tâm và cần thiết của nhà trường. Kế hoạch khoa học sẽ giúp cho mọi hoạt động của nhà trường được tiến hành thực hiện đồng bộ, đầy đủ, khoa học, kịp thời.Nếu làm việc không có kế hoạch thì sẽ làm cho nhà trường đi sai hướng lệch mục tiêu, nhiệm vụ năm học dẫn tới kết quả không lường được.
Để giáo dục mầm non phát triển một cách vững bền, người hiệu trưởng ở các cơ sở cần có tinh thần trách nhiệm cao, năng lực quản lý và tổ chức các mặt hoạt động phù hợp với điều kiện có được của cơ sở giáo dục do mình phụ trách.Người hiệu trưởng có vai trò rất quan trọng đối với vấn đề sống còn của một tổ chức như: Lập kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, tổ chức bộ máy quản lý và chỉ đạo các hoạt động giáo dục xây dựng được một hệ thống các biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên .
Tuy nhiên các biện pháp của kế hoạch đề ra phải có tính thực tiễn và khả thi cao, nếu xa rời thực tiễn kế hoạch sẽ trở thành một bản lý thuyết suông. Chức năng kế hoạch là một trong những chức năng quan trọng và có quan hệ biện chứng hữu cơ với các chức năng khác. Không có kế hoạch người quản lí không thể chỉ dẫn, lãnh đạo người dưới quyền hành động một cách chắc chắn với những kì vọng đặt vào kết quả mong đạt tới được.Không có kế hoạch không thể xác định được tổ chức hướng tới đúng hay chệch mục tiêu và không biết khi nào đạt được mục tiêu và sự kiểm tra trở thành vô căn cứ.Việc xây dựng kế hoạch càng cụ thể, chi tiết, khoa học thì tính hiệu quả càng cao.
Điều cốt yếu của nhà trường là phải cố gắng xây dựng kế hoạch trước khi bước vào năm học mới, xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh chính là công cụ để nhà trường hoạt động đạt hiệu quả cao. Người Hiệu trưởng dựa vào đó để thực hiện các chứ năng quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá.
Như vậy có thể nhận thấy đồng chí Hiệu trưởng cho rằng biện pháp đổi mới công tác xây dựng kế hoạch năm học quyết định quan trọng tới việc hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu năm học. Song lại còn một tồn tại của đơn vị là: Một số cán bộ giáo viên chưa chú ý quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch năm học. Họ cho rằng việc này là của lãnh đạo nhà trường của cấp trên, họ chỉ tiếp thu và thực hiện chứ không tham gia đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch và tuân thủ thực hiện nhiệm vụ một cách thụ động.
2.4.Thực trạng và biện pháp đổi mới công tác xây dựng kế hoạch năm học của Hiệu trưởng trường Mầm non Yên Lễ - Như Xuân.
*Biện pháp
+ Ban Giám Hiệu nhà trường chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch
năm học dựa trên các căn cứ :
- Mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục mẫu giáo đã quy định trong chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành. - Thời gian quy định trong năm học.
- Điều kiện cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của địa phương và trường mầm non.
- Nhu cầu và trình độ phát triển thực tế của trẻ trong lớp mẫu giáo - Dựa vào mục tiêu chiến lược của ngành giáo dục đào tạo đã được thông qua hội nghị Trung ương VI khoá Xi về giáo dục đào tạo.
- Thực hiên công văn số: 175/ PGD&ĐT ngày 24/ 6 / 2011 về việc báo cáo thực hiện kế hoạch năm học 2010- 2011và duyệt KHPT năm học 2011-2012 của Phòng GD&ĐT Như xuân.
Căn hướng dẫn Nhiệm vụ năm học của phòng giáo dục Đào Tạo huyện Như Xuân.
- Chỉ thị số 06/CT-TƯ của Bộ chính trị về cuộc vận động: “ Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và cuộc vận động “ Hai không”, cuộc vận động: “Mỗi thầy
giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” của ngành và
phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Căn cứ Chỉ thị số 3399/CT-BGD&ĐT ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tao “ Về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010-2011”
+Cách thức để xây dựng nội dung kế hoạch năm học của hiệu
trưởng trường Mầm non Yên lễ Như xuân
Dựa vào những nội dung quy định trong 5 lĩnh vực giáo dục phát triển trẻ của chương trình, giáo viên sắp xếp thành các chủ đề chính. Từ chủ đề chính, giáo viên có thể phát triển, mở rộng thành các chù đề nhánh, hình thành mạng liên kết các nội dung và các hoạt động giáo dục lại với nhau.
Khi xây dựng và thực hiện chủ đề, giáo viên cần lưu ý một chủ đề cần thỏa mãn 4 yêu cầu sau :
- Nhu cầu, hứng thú của trẻ và những kiến thức bắt nguồn từ thực tế cuộc sống gần gũi với trẻ.
- Được thể hiện trong các hoạt động của trường.
- Được thể hiện ở sự lựa chọn và cung cấp các đồ dùng học liệu ở các khuvực chơi trong lớp.
- Được tiến hành tối thiểu trong một tuần, đảm bảo có sự lặp lại và mở rộng các cơ hội học cho trẻ các độ tuổi khác nhau ( mẫu giáo bé, nhỡ, lớn ).Trước tiên, Ban Giám Hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch chung cho cả năm học, trong đó dự kiến các chủ đề, phân phối quỹ thời gian cho từng chủ đề, từng khối lớp( lứa tuổi) và phổ biến hướng dẫn tổ chức thực hiện cho giáo viên trong trường.
Dựa vào kế hoạch năm học, giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể hằng tháng và hằng tuần cho lớp mình, bao gồm xác định chủ đề cho tháng, mục tiêu cần đạt được trên trẻ, lựa chọn các hoạt động, sắp xếp lịch tuần, chuẩn bị đồ dùng dạy học và tiến hành tổ chức các hoạt động giáo dục hằng ngày theo kế hoạch dự định.
* Nội dung bản kế hoạch năm học của trường Mầm non Yên lễ Như xuân
Sau khi xem xét bản kế hoạch năm học của hiệu trưởng trường Mầm non Yên lễ tôi xin tóm tắt như sau:
* Cấu trúc 4 phần.
Phần I: Đặc điểm tình hình.
1. Tình hình bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của địa phương:
* Thuận lợi * Khó khăn:
2. Tình hình thực hiện kế hoạch giáo dục năm 2010 - 2011: *Quy mô nhóm lớp
- Tổng số nhóm lớp số trẻ huy động( đến 20/ 05 /2011). *Cơ sở vật chất,Đội ngũ CBGV
3. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu điều kiện:
4. Phân tích nguyên nhân tác động đến việc tổ chức, triển khai và kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục:
5. Dự báo những khó khăn, thách thức trong năm 2011 và năm học 2011 - 2012 đối với sự phát triển của sự nghiẹp giáo dục địa phương:
Phần 2: Phương hướng,mục tiêu và biện pháp