*Cấu trúc nội dung của bản kế hoạch năm học
Theo nguyên tắc cấu trúc phải tương ứng với nhiệm vụ công tác,cho nên có một số cấu trúc chung dung cho tất cả các trường.tuy nhiên trong một mức độ nào đó.Các nhiệm vụ công tác lớn của các trường cũng có rất nhiều cái trung nhau mà chỉ khác nhau trong chi tiết.do vậy giải pháp tốt cho vấn đề này là coi những cấu trúc nêu ra là những mẫu tham khảo.
Một cấu trúc phải đạt được yêu cầu :Đơn giản,rõ ràng,có liên hệ bên trong một cáh lôgic,cụ thể không bỏ sót việc giúp cho quản lý và thực thi dễ dàng.
Với ý nghĩa như vậy,cấu trúc nội dung một bản kế hoạch thông thường có các phần sau:
1) Phân tích các đặc điểm tình hình khi vào kỳ kế hoạch mới 2) Phương hướng nhiệm vụ,mục tiêu,chỉ tiêu ,biện pháp trong mặt công tác kỳ kế hoạch
3) Lập chương trình công tác cho bản kế hoạch
1) Phần thứ nhất : Phân tích tình hình đặc điểm bên trong và bên ngoài nhà trường:
a) Tình hình đặc điểm của nhà trường:Mặt mạnh,mặt yếu của nhà trường(các yếu tố nội lực)về đội ngũ học sinh,về cơ sở vật chất,tài chính..cũng những phân tích về chúng.
b) Tình hình môi trường xã hội (các yếu tố ngoại lực).những cơ hội mà nhà trường có thể vận dụng như sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,của chính quyền địa phương,nhu cầu học tập của học sinh.Những nguy cơ và thách thức mà nhà trường cần tránh và khắc phục:như cơ chế hoạt động,sự quan tâm của cha mẹ học sinh,sự tác động của những tệ nạn xã hội( ma túy ,mại dâm…)
c) Thành tích của nhà trường trong những năm qua đặc biệt là một trong những năm gần đây.
2).Phần thứ hai: Phương hướng nhiệm vụ,mục tiêu chỉ tiêu và biện pháp thực hiện các mặt công tác của nhà trường trong những năm gần đây:
∗ Công tác giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh .
◊ Nhiệm vụ của các tổ bộ môn,các tổ công tác phục vụ cho dạy học:chỉ tiêu về các mặt giáo dục,kết quả học tập.Chỉ tiêu phấn đấu của giáo viên,kế hoạch các kỳ kiểm tra chất lượng hoặc thi.Phương hướng phân công giảng dạy.Biện pháp đối với những môn học hoặc những mặt nhà trường còn gặp khó khăn trong hoạt động dạy và học,kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi,phụ đạo học sinh yếu.Chống bỏ giờ của giáo viên và học sinh vv…Chống gian lận trong giờ dạy và học.
◊ Phương hướng phân công giáo viên chủ nhiệm lớp và quản lý đội ngư giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh
◊ Tuyển sinh : chỉ tiêu ,thời gian tiến hành(thực hiện sớm trước năm
tuyển sinh.Kế hoạch phải được thể hiện sư đảm bảo về quy chế,số lượng và chât lượng của công việc tuyển sinh.Chú ý đến các phương án dự phòng.
∗ Xây dựng đội ngũ và bồi dưỡng giáo viên :Xây dựng các mục
tiêu và những yêu cầu về chất lượng và trình độ nghề nghiệp đối với giáo viên.Lựa chọn các hình thức bồi dưỡng( thường xuyên theo định kỳ,tại chức hoặc tập trung,đạt các bằng cấp quốc gia theo chuẩn hoặc nâng cao hơn chuẩn: Những hình thức bắt buộc đối với từng loại giáo viên)Xây dựng chế độ và nức khen thưởng cho giáo viên.
∗ Công tác thi đua :Xác định các đợt thi đua dạy học và học trong năm học của rường:Đăng ký thi đua của các tổ chuyên môn,các bộ phận trong trường và các cá nhân cán bộ giáo viên,các lớp học tuyển sinh.Kế hoạch khảo sát thi đua.
∗ Hoạt động lao đông hướng nghiệp,giáo duc KTTH :Thực hiện
đầy đủ các chỉ tiêu quy định trong chương trình của Bộ.Chú ý những ngành nghề truyền thóng của địa phương,những nghề xã hội có nhu cầu lớn,những kỹ thuật mới có sự đón nhận phát của triển xã hội.Kế hoạch phối hợp chặt chẽ với trung tâm hướng nghiệp dạy nghề,kỹ thuật tổng hợp trong quản lý và giáo dục học sinh.Kế hoạch phát triển những hoạt động và nghề mà nhà trường có điều kiện có thể nhấn mạnh.
∗ Hoạt đông ngoài giờ,hoạt động xã hội : Các chỉ tiêu cụ thể
hoặc các mục tiêu trong hoạt động này.Các hoạt đông ngoài giờ lên lớp theo chủ đề chính trị,xã hội đã quy định trong chương trình.Kế hoạch phối hợp với các lực lượng trong giáo dục ngoài nhà trường,các tổ chức kinh tế,chính trị,xã hội,văn hóa,thể dục,thể thao,các hoạt động vui chơi,tham quan du lịch,giao lưu văn hóa,các hoạt động văn hóa,giáo dục môi trường công ích,từ thiện.
∗ Xây dựng cơ sở vật chất góc thư viện,sách giáo khoa và các cơ sở vật chất khác phục vụ cho giáo dục: Chỉ tiêu kế hoạch cho từng mặt như
tu sửa,mua mới,xây mới các thứ thuộc về CSVC phục vụ cho giáo dục.Phải phân định rõ thời gian thực hiện phân công nhân lực hoặc thành lập bộ máy thực hiện.Phân bổ nguồn lực và tài chính cho mỗi công việc theo từng thời gian.Thư viện sách giáo khoa phải có kế hoạch được xúc tiến sớm trước năm học và suốt thời gian của năm học cũng như trong dịp hè.
∗ Xã hội hóa công tác giáo dục : Xây dựng và tổ chức "Hội cha
mẹ học sinh"thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và thường xuyên.Hội đồng sư phạm của nhà trường.Xây dựng quan hệ giữa nhà trường và các tổ chức xã hội địa phương,trong đó có vai trò chủ đạo và chủ động huy động sự giúp đỡ đóng góp của cộng đồng.Xây dựng quan hệ giữa nhà trường với cá nhân và tổ chức nước ngoài.Khai thác các hoạt động từ thiện,nhân đạo và quốc tế.Cần chú ý đến giáo dục nhà trường phát triển kinh tế xã hội địa phương.Có thể đề cập tới nội dung sau đây:
◊ Nhà trường đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào địa phương.
◊ Nhà trường thanm gia chống mù chữ,tham gia công tác phổ cập giáo dục,tham gia công tác giáo dục thường xuyên
◊ Trường tham gia phục vụ cho các ngành nghề chủ yếu của địa phương,hoặc góp phần vào việc điều chỉnh cơ cấu các ngành nghề của địa phương.
◊ Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi,tham gia bồi dưỡng nhân tài cho địa phương.
◊ Tham gia các công tác xã hội hóa của địa phương,giáo dục truyền thống,văn hóa địaphương,giữ bản sắc văn hóa dân tộc.Xây dựng nếp sống lành mạnh văn minh…
∗ Công tác quản lý ,kiểm tra giám sát nội bộ: Với một kế hoạch
năm học cụ thể trong mỗi mặt công tác có thể nêu ra:
◊ Nội dung các hoạt động
◊ Các mục tiêu,chỉ tiêu,chỉ tiêu cần đạt được,(cả số lượng,chất lượng)
◊ Các biện pháp thực hiện
◊ Các điều kiện yêu cầu để đảm bảo cho các hoạt động
◊ Đơn vị hoặc cá nhân phụ trách.
Trong xây dựng mục tiêu cần có mục tiêu chung (mục tiêu tổng quát) và mục tiêu cụ thể của từng bộ phận,của các hoạt động chính..Mục tiêu và chỉ tiêu có thể định lượng và cũng có thể định tính.
3)Phần thứ ba: Lập chương trình công tác cho bản kế hoạch(sơ đồ Grant)
◊ Xây dựng biểu đồ tiến độ ( sơ đồ Gant,PERT,ma trận)
◊ Phân công phụ trách thực hiện
◊ Có thể cụ thể hóa kế hoạch cho từng thời kỳ.
Hiện nay chu kỳ hoạch của nhà trương thường theo chế độ họa kỳ,bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 5.Người cán bộ quản lý phải phối hợp với chu kỳ của cơ quan giáo dục(theo năm dương lich gắn với kế hoạch nhà nước bắt đầu từ tháng Giêng và kết thúc vào tháng 12)để kế hoạch phát triển nhà trường và kế hoạch phát triển văn hóa-giáo dục vùng lãnh thổ không chênh nhau,không triệt tiêu lẫn nhau.
Trên đây là những nét chính cơ sở lý luận quản lý và cơ sở thực tiễn công tác kế hoạch nói chung và kế hoạch trong nhà trường Mầm non nói riêng.Đó là chỗ dựa cho việc phân tích và đánh giá thực trạng về công tác đổi mới xây dựng kế hoạch năm học ở trường Mầm non hiện nay.
Năm học 2011-2012 là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội
XI của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
Căn cứ Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học của phòng giáo dục Đào Tạo huyện Như Xuân,trường Mầm non Yên lễ thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Trên cơ sở Chỉ thị số 01-CT/TW, ngày 17/3/2011 của Bộ Chính trị về “Học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc
lần thứ XI của Đảng”, Kế hoạch số 02-KH/TU, ngày 22/4/2011 của Ban
Thường vụ huyện Như xuân về “Học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển
khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng”,
tham gia học tập đầy đủ và sâu sắc Văn kiện Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XX của Đảng bộ huyện; quán triệt trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về những quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng, phát triển giáo dục thời kỳ mới.
2. Tiếp tục gắn kết triển khai có hiệu quả, sáng tạo các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, "Mỗi thầy giáo, cô
giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua
"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
3.Cơ sở thực tiễn
Trong những năm qua, việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non Yên lễ còn có nhiều hạn chế: Do trình độ, chuyên môn, tay nghề của giáo viên chưa đồng đều; Đa số giáo viên vừa học vừa làm. Bên cạnh đó phụ huynh thiếu quan tâm, chăm sóc giáo dục con, cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục .Vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm thực hiện tốt chất lượng giáo dục phát triển, tiếp cận đổi mới giáo dục mầm non, phương pháp giáo
dục trẻ một cách toàn diện góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cần thiết.
Ban Giám Hiệu nhà trường Mầm non yên lễ huyện Như Xuân chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch năm học dựa trên các căn cứ :
- Mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục mẫu giáo đã quy định trong chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Thời gian quy định trong năm học.
- Điều kiện cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của địa phương và trường mầm non.
- Nhu cầu và trình độ phát triển thực tế của trẻ trong lớp mẫu giáo.
3.1. Các mục tiêu, chỉ tiêu cần thực hiện.
*Mục tiêu của Nhà trường
- Thực hiện tốt các chủ trương chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước.
- Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động,các phong trào thi đua của Đảng của ngành.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền để huy động trẻ ra lớp và trẻ vào ăn bán trú.
- Duy trì sĩ số học sinh và số lớp hiện có
- Tăng cường dự giờ thăm lớp, kiểm tra hồ sơ giáo án, tích cực làm đồ dùng đồ chơi trang trí nhóm lớp.
- Tiếp tục tham mưu với các cấp lãnh đạo tăng cường CSVC, mở rộng khuôn viên đất đất theo chuẩn quốc gia và mua sắm thiết bị đồ dùng đồ chơi.
- Thực hiện tốt việc đánh giá xếp loại giáo viên và học sinh.
- Quản lý thực hiện tốt chuyên môn,đổi mới phương pháp dạy và học.
*Mục tiêu của địa phương:
Các chỉ tiêu này có thể do đơn vị xây dựng và cũng có thể được giao từ cấp quản lý cấp trên (ví dụ: chỉ tiêu tuyển sinh, chỉ tiêu đào tạo, chỉ tiêu về xây dựng cơ sở vật chất...).
3.2. Các điều kiện nội lực của trường:Như đã đề cập ở trên khi xây dựng
kế hoạch ta phải phân tích những mặt mạnh và mặt yếu của nhà trường như:
*Đội ngũ cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý:
Mặt mạnh:
- Tổng số cán bộ,giáo viên,CNV: 22 đ/c
+Trình độ chuyên môn: ĐH= 01, CĐ = 02, TC = 19 - Tỷ lệ giáo viên/lớp: 2 cô/lớp
- Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn: 13.6 % - Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn: 100 % - Số giáo viên dạy giỏi cấp trường:14 - Số giáo viên dạy giỏi cấp huyện : 4
- Số giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm cấp trường: 10 ( loại A= 6,loại B= 5 )
Năm học 2010 - 2011: SKKN đạt cấp huyện = 5 ( loại C = 4;B=1) - Số cán bộ, giáo viên được đi học nâng chuẩn:
Năm học CBGV,NV GV đạt chuẩn% GV trên chuẩn% Số SKKN được
công nhận GV dạy giỏi (SL) TrườngHuyện Trường Huyện tỉnh
10-11 25 86.4% 13.6% 11 5 14 4 0
11-12 25 82.4% 18.6% 14 7 18 7 1
(Báo cáo HNCNVC năm học 2011-2012)
Mặt yếu:Đa số là giáo viên hợp đồng mức phụ cấp thấp làm ảnh
hưởng lớn đến việc dạy và học.
* Cơ sở vật chất và thiết bị: Phòng học, bếp ăn, phòng chức năng,
thư viện, khu chơi tập, ...
Mặt yếu:
+ Phòng học: 12, bàn ghế: (60 bộ đúng quy cách,13 bộ vừa tầm) + Các phòng chức năng: Chưa có
+ Văn phòng: Chưa có
+ Khu trung tâm chưa có sân chơi ngoài trời, khuôn viên chưa đủ theo tiêu chuẩn.
+ Chưa có bếp ăn một chiều hợp vệ sinh.
+ Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi tự làm nên số lượng không đảm bảo cho công tác CSGD
*Các thành tích về giáo dục của nhà trường và các kết quả thực hiện
kế hoạch năm học trước.
+ Chi bộ: Được cấp Đảng uỷ xã khen: Hoàn thành xuất sắc công tác đảng năm 2010. Quyết định số: 22/QĐ- ĐU ngày 29 tháng 12 năm 2010.
+ Nhà trường: Được cấp huyện khen: Tập thể lao động tiên tiến, quyết định số: 1057/QĐ- UBND ngày 16 tháng 7 năm 2010.
+ Công đoàn: Được công đoàn giáo dục khen: Công đoàn xuất sắc cấp huyện, quyết định số: 62/QĐ-CĐGD ngày 14 tháng 7 năm 2011.
+ Đoàn thanh niên: Được huyện đoàn như xuân khen: Chi đoàn xuất sắc trong công tác đoàn năm 2010. Quyết định số: 143/QĐ- HĐ.NX ngày 22 tháng 12 năm 2010
3.3. Các điều kiện ngoại lực:Khi xem xét vấn đề này cần phải xét đến các yếu tố ngoại lực ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà trường,đến việc thực hiện kế hoạch.Các yếu tố này có thể là những cơ hội,cũng có thể là những thách thức,những nguy cơ cho sự phát triển và thực hiện kế hoạch của nhà trường.Các yếu tố đó là:
a) Sự quan tâm của toàn thể xã hội, các chủ trương chính sách về giáo dục.
b) Sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương
d) Sự phát triển dân số.
e) Mặt bằng dân trí, truyền thống văn hoá.
f) Các ảnh hưởng tiêu cực của môi trường tác động vào giáo dục.
CHƯƠNG II