4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.2. Cơ cấu giống cây trồng của huyện Khoái Châu
Giống là yếu tố rất quan trọng quyết ñịnh trực tiếp ñến năng suất của cây trồng và hiệu quả sản xuất của cả một hệ thống cây trồng. Thời gian sinh trưởng và ñặc ñiểm sinh vật học của từng giống có quan hệ chặt chẽ với việc bố trí công thức luân canh cây trồng.
4.2.2.1. Cơ cấu giống lúa
Từ kết quả công tác ñiều tra nông hộ về tình hình sử dụng giống lúa năm 2007, chúng tôi thu ñược kết quả bảng 4.5.
Bảng 4.5. Cơ cấu giống lúa của huyện Khoái Châu năm 2007
Vụ xuân Vụ mùa Tổng cả năm Tên giống Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Lúa lai 57 1,65 105 2,56 162 2,15 Khang dân 18 1.431 41,48 1.394 34,00 2.825 37,42 Hương thơm 1 128 3,71 101 2,46 229 3,03 Bắc thơm 7 157 4,55 109 2,66 266 3,52 Q5 1.128 32,70 1.532 37,37 2.660 35,23 Nếp các loại 421 12,20 580 14,15 1.001 13,26 Giống khác 128 3,71 279 6,80 407 5,39 Tổng 3.450 100 4.100 100 7.550 100 (Nguồn số liệu ñiều tra) 2.15 5.39 13.26 35.23 3.03 3.52 37.42
Lóa lai Khang d©n 18
H−¬ng th¬m 1 B¾c th¬m 7
Q5 NÕp c¸c lo¹i
Gièng kh¸c
Hình 4.6. Cơ cấu giống lúa của huyện Khoái Châu năm 2007
Qua bảng và hình 4.6 chúng tôi nhận thấy:
- Các giống lúa ñược gieo cấy chủ lực tại huyện Khoái Châu năm 2007 là giống Q5, Khang dân 18. Với diện tích cả năm tương ứng là 2.660 ha (chiếm 37,42%) và 2.825 ha (chiếm 35,23%). Giống lúa Q5, Khang dân 18 là các giống
lúa thuần, ngắn ngày của Trung Quốc, là giống có tiềm năng năng suất khá cao, chống chịu ñược sâu bệnh khá, thích nghi với ñiều kiện ngoại cảnh và nhiều chân
ñất khác nhau của huyện. Giống lúa khang dân 18 chất lượng gạo ngon hơn giống lúa Q5 nhưng khả năng chống ñổ trên chân ñất vàn trũng kém hơn.
- Nhóm giống lúa nếp chất lượng cao có tổng diện tích là 1.001 ha, chiếm 13,26% tổng diện tích ñất trồng lúa của huyện.
- Tiếp ñến là nhóm giống lúa tẻ chất lượng như bắc thơm số 7, hương thơm số 1 có tổng diện tích gieo cấy cả năm là 595 ha, chiếm 6,55% tổng diện tích ñất trồng lúa của huyện. Diện tích này tuy chưa cao nhưng so với các huyện, thị xã trong tỉnh thì Khoái Châu luôn ñứng ñầu về cơ cấu nhóm giống lúa chất lượng.
Cùng với ñó là diện tích nhóm giống lúa lai cũng dần ñược ñưa vào gieo cấy, chủ yếu là nhóm giống lúa lai 2 dòng có tiềm năng năng suất cao. ðây là con ñường ngắn nhất ñể tăng nhanh sản lượng lúa của vùng. Tuy nhiên, năm 2007 toàn huyện mới gieo cấy 162 ha giống lúa lai (chiếm tỷ lệ rất thấp là 2,15%). Do ñó, ñể góp phần mở rộng diện tích gieo cấy lúa lai của huyện, chúng tôi ñã tiến hành thử nghiệm giống lúa lai 3 dòng Syn6 và giống lúa lai TBR-1 trên chân ñất chuyên lúa vụ xuân năm 2008, kết quả của mô hình thử nghiệm
ñược thể hiện trong mục 4.3.2.
Ngoài ra, nông dân trong huyện còn gieo trồng một số giống lúa khác với tỷ lệ rất ít là 407 ha, chiếm 5,39 % tổng diện tích ñất trồng lúa của huyện.
4.2.2.2. Cơ cấu giống của một số loại cây trồng hàng năm khác
Bảng 4.6. Cơ cấu cây trồng hàng năm ở huyện Khoái Châu năm 2007
Cây trồng Cơ cấu cây trồng
Ngô NK66 và NK4300: 10,2%; LVN4: 57,7%; LVN99: 25,5%; giống khác: 6,6%.
Lạc L18: 9,7%; MD9: 6,8%; L14: 54,5%; sen lai: 20,2%; giống khác: 8,8%
Rau Cà chua, su hào, bắp cải, dưa chuột, suplơ,... Cây dược liệu ðịa liền, ngưu tất, bạc hà,...
(Nguồn số liệu ñiều tra)
Qua bảng 4.6 chúng tôi có một số nhận xét như sau:
- Cây ngô: giống ngô hiện ñược trồng phổ biến trên ñịa bàn huyện Khoái Châu là giống ngô LVN4 (57,7%); giống ngô LVN99: 25,5%; giống ngô NK66 và NK4300: 10,2%; giống ngô khác: 6,6%.
- Cây lạc: giống lạc chủ lực là L14: 54,5%; giống ñịa phương sen lai: 20,2%; giống L18: 9,7%; giống MD9: 6,8% và các giống khác: 8,8%.
- Cây ñậu tương: chủ yếu trồng các giống DT84, DT90, DT99, TL57,... - Cây rau: chủ yếu là cà chua, su hào, bắp cải,…
- Cây dược liệu: chủ yếu trồng các cây nhưñịa liền, ngưu tất, bạc hà… Tóm lại: từ những phân tích về ñiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hệ
thống cây trồng hàng năm của huyện chúng tôi nhận thấy, hệ thống cây trồng hàng năm hiện tại của Khoái Châu chưa thực sự khai thác ñược tối ña tiềm năng sẵn có của vùng, chưa ñưa nhiều giống cây trồng mới vào sản xuất ñại trà, năng suất cây trồng chưa ổn ñịnh. Vì vậy, việc thử nghiệm các giống cây trồng mới có tiềm năng năng suất cao vào vùng nghiên cứu là thực sự cần thiết.