2.2. Thực trạng thu hút công nghệ nước ngoài vào Việt Nam trong những nămqua qua
2.2.1. Thực trạng thu hút CGCN nước ngoài vào Việt Nam qua kênh đầu tư trựctiếp nước ngoài tiếp nước ngoài
2.2.1.1. Khái quát về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đến nay
Hoạt động chuyển giao công nghệ chủ yếu được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Đây là một kênh thu hút công nghệ chủ yếu của Việt Nam từ trước đến nay và trong tương lai kênh chuyển giao công nghệ qua đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn giữ một vị trí quan trọng. Vì vậy, ta nên xem xét tổng quát tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, trên cơ sở đó, xem xét đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ trong đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Với 11.807 dự án đầu tư nước ngoài đang hoạt động với tổng vốn đăng ký đạt trên 188 tỷ USD và số vốn đã thực hiện là trên 61 tỷ USD. Đây là một con số đáng ghi nhận nếu so sánh với các giai đoạn trước đây: Năm 1994 ta mới vượt ngưỡng 10 tỷ USD, năm 1997 vượt ngưỡng 30 tỷ USD và năm 2003 mới vượt ngưỡng 40 tỷ USD.
Đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 67,4% số dự án và 60,08% tổng vốn đăng ký. Hiện nay, số vốn thực hiện của hai lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đạt khoảng 18 tỷ USD. Các dự án đầu tư tập trung chủ yếu vào các ngành như dầu khí, điện, cơ khí, thép, ô tô, thiết bị điện, điện tử, dệt may, da giày, rượu - bia- nước giải khát, nhựa, giầy. Riêng ngành dầu khí đã thu hút gần 7 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Lĩnh vực này cũng thu hút tới trên 70% lao động và tạo ra trên 90% giá trị xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài. Lĩnh vực dịch vụ chiếm 19,7% số dự án và 31,9% vốn thực hiện và lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 13% số dự án và 7,3% vốn thực hiện.
Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn tăng dần qua các năm và hiện chiếm tới 35,6% tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
Bảng 2.11: Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến tháng 7/2010 TT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 CN chế biến,chế tạo 7.101 93.244.819.837 31.221.590.054 2 KD bất động sản 336 42.235.703.840 10.588.650.248 3 Dv lưu trú và ăn uống 283 15.881.794.099 3.030.436.986 4 Xây dựng 628 10.393.741.666 3.541.078.654 5 Thông tin và truyền thông 626 4.728.797.215 2.931.743.843
6
SX, pp điện, khí, nước,
đ.hòa 64 4.089.741.811 1.114.506.841
7 Nghệ thuật và giải trí 119 3.458.001.178 1.013.210.799 8 Nông, lâm nghiệp; thủy sản 492 3.104.689.821 1.506.399.045 9 Khai khoáng 69 3.084.765.083 2.391.243.692 10 Vận tải kho bãi 294 2.683.178.465 911.252.526 11 Bán buôn, bán lẻ; s.chữa 411 1.367.220.018 629.477.972
12
Tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm 74 1.341.475.673 1.191.710.673
13 Y tế và trợ giúp XH 70 908.926.437 229.596.506 14 HĐ chuyên môn, KHCN 891 672.672.965 325.737.913 15 Dịch vụ khác 98 637.744.948 146.729.092 16 Giáo dục và đào tạo 131 274.108.165 112.943.850
17 Hành chính và dịch vụ hỗ trợ 97 183.118.048 94.843.638 18 Cấp nước;xử lý chất thải 23 68.623.000 39.408.000 Tổng số 11.80 7 188.359.122.26 9 61.020.560.332
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2010)
Nhìn vào số liệu tại bảng 2.11có thể thấy các dự án trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn giữ số lượng lớn, chiếm tới 60% tổng số dự án FDI tại Việt Nam, tuy nhiên công nghệ chuyển giao trong lĩnh vực này vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với số lượng và quy mô đầu tư.
Bảng 2.12: Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến tháng 7/2010
phân theo hình thức đầu tư TT Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 100% vốn nước ngoài 9.225 117.809.079.423 37.410.447.920 2 Liên doanh 2.159 57.058.569.282 16.683.058.440 3 Hợp đồng hợp tác KD 223 5.044.069.145 4.562.306.804 4 Công ty cổ phần 188 4.757.481.979 1.378.693.299 5 Hợp đồng BOT,BT,BTO 11 3.591.914.440 903.095.869 6 Công ty mẹ con 1 98.008.000 82.958.000 Tổng số 11.807 188.359.122.269 61.020.560.332
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2010)
Tuy vẫn còn những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau khi nhận định về tác động của đầu tư nước ngoài đối với công nghiệp hoá hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, nhưng trên bình diện tổng thể có thể khẳng định rằng: Với điều kiện hiện nay, thì đầu tư nước ngoài có vai trò như lực khởi động và như một trong những yếu tố đảm bảo cho cả quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong thời gian 10 năm nữa thì đầu tư nước ngoài vẫn là kênh thu hút vốn, công nghệ quan trọng phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, đã hơn 20 năm thực hiện chính sách mở cửa, hiện nay Việt Nam không thể duy trì chính sách thu hút đầu tư bằng mọi giá như trước đây, đã đến giai đoạn thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, có chiến lược rõ ràng. Vậy tiêu chí đầu tư như thế nào, quản lý đối với từng loại hình ra sao cần được nhà nước nghiên cứu kỹ. Qua số liệu trên có thể thấy hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài đang chiếm đa số trong các hình thức đầu tư. Điều này sẽ gây bất lợi cho việc quản lý chuyển giao công nghệ nếu chính sách vẫn duy trì tiếp tục độ thoáng như hiện nay đối với hình thức này.