CNTB, GPPM, D

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào việt nam (Trang 68 - 83)

CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 2.1 Thực trạng thị trường công nghệ Việt Nam trong những năm qua

CNTB, GPPM, D

GPPM, DV chào bán Số lượng HĐ biên bản ghi nhớ Tổng giá trị đã ký kết (tỷ đồng) 1 T9/07 Techmart

Vietnam 2007 Quốc gia 2000 1000 700

2 T11/07 Techmart Binh

Duong Vùng ĐongNam bộ 1000 35 194

3 T12/07 Techmart Vùng núi 800 115 90,6

Thainguyen phía Bắc 4 T4/2008 Techmart Tay Nguyen Vùng Tay nguyên 1000 157 234,5 5 T5/2008 Techmart Ha Nam Vùng Đồngbằng B. Bộ 900 32 50,4 6 T8/2008 Techmart Lang Son Vùng biên giới p.Bắc 1000 50 68,3 7 T9/2008 Techmart Hanoi 1200 100 500 8 T11/2008 Techmart Can Tho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 800 600 395 9 T9/2009 Techmart Vietnam ASEAN+3 Quốc gia 3.000 2.000 1.718,0 Tổng cộng 11.700 4.089 3.950,8

(Nguồn: Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia)

Cầu trong thị trường công nghệ

Số liệu trình bày trong Bảng 1 và Bảng 4 cho thấy phần nào nhu cầu mua công nghệ thiết bị ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Chỉ trong thời gian diễn ra 4 Techmart quốc gia và khu vực, đã có trên 2300 Hợp đồng, bản ghi nhớ, thỏa thuận được ký kết với giá trị đăng ký trong các Hợp đồng là trên 2.778 tỷ đồng. Doanh nghiệp là một bên cầu quan trọng của thị trường công nghệ. Qua điều tra 7.232 doanh nghiệp đã cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp có trình độ công nghệ từ trung bình trở xuống khá cao. Tỷ lệ doanh nghiệp ngoài quốc doanh có trình độ trung bình trở xuống chiếm khoảng 60% trong khi ở nhóm doanh nghiệp Nhà nước là 45,14%. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trình độ công nghệ cao hơn (xem bảng 2.4) dựa vào số liệu báo cáo về tình hình thẩm định công nghệ và Hợp đồng chuyển giao công nghệ củ Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2008. Từ số liệu điều tra cho thấy nhu cầu đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh là khá cao.

Bảng 2.4: Phân loại các doanh nghiệp theo trình độ công nghệ

Tiên tiến Trên Trung bình Dưới Lạc hậu

trung bình trung bình Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Toàn bộ 1.244 17,20 2.126 29,40 3.255 45,01 319 4,41 266 3,68 DNNN 302 22,06 444 32,43 530 38,71 33 2,41 55 4,02 DNNQD 499 10,97 1.243 27,32 2.321 51,01 270 5,93 207 4,55 DNĐTNN 443 33,74 439 33,43 404 30,77 16 1,22 4 0,30

(Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ, 2008)

Ghi chú: DNNN - Doanh nghiệp Nhà nước

DNNQD - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

DNĐTNN - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Tuy nhiên, số liệu điều tra cũng cho thấy quy mô thị trường công nghệ chưa lớn vì số doanh nghiệp có kinh phí thực hiện đổi mới công nghệ hoặc thực hiện nghiên cứu và triển khai còn hạn chế. Chỉ có 444 trong tổng số 7.232 doanh nghiệp được điều tra (chiếm 6,14%) có đầu tư cho đổi mới công nghệ và nghiên cứu - triển khai, trong đó tỷ lệ cao nhất là thuộc các doanh nghiệp Nhà nước. Điều tra cũng cho thấy các doanh nghiệp ít sử dụng kinh phí để tự nghiên cứu tạo ra công nghệ mà chủ yếu đầu tư kinh phí để mua thiết bị, đổi mới công nghệ. Kết quả phân tích 444 doanh nghiệp có đầu tư cho đổi mới công nghệ và nghiên cứu - phát triển cho thấy 91,2% trong tổng số kinh phí đầu tư trên là dành cho đổi mới công nghệ (mua, nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ) chỉ có 8% dành cho công tác nghiên cứu - phát triển (Nguyễn Văn Thuỵ, 1994). Tỷ lệ đầu tư cho khoa học và công nghệ của doanh nghiệp có hoạt động khoa học và công nghệ trên doanh thu thuần chỉ đạt 0,26%. Nếu tính trung bình trên toàn bộ số doanh nghiệp được điều tra, con số này còn thấp hơn nhiều (0,038% trên doanh thu).

Số liệu điều tra năm 2004 cho thấy trong số 7.580 doanh nghiệp, chỉ có 293 doanh nghiệp (chiếm 3,86%), giảm gần một nửa so với lần điều tra năm 2002 (6,14%). Điều này cho thấy việc tăng đầu tư cho khoa học và công nghệ ở các doanh nghiệp chưa tăng kịp theo số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động (Võ Đại Lược, 1997). Đây là một điểm có ảnh hưởng đến sự đảm bảo năng lực cạnh tranh và phát

triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên nó cũng là một điểm thuận lợi để thị trường khoa học và công nghệ bởi doanh nghiệp sẽ có nhu cầu cao hơn trong thời gian tới.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, mức đầu tư của khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 10 triệu USD/năm; doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt mức 120 - 150 triệu USD/năm; nhưng 95% đến 99,95% là công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài; các Hợp tác xã hầu như không có đổi mới công nghệ (Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 2002).

Ngoài doanh nghiệp, có rất nhiều cá nhân người sản xuất, nuôi trồng có nhu cầu mua kỹ thuật và thiết bị mới nhưng chưa có điều kiện về vốn, chưa biết đặt hàng cho các nhu cầu của mình. Đây cũng là một động lực để phát triển thị trường công nghệ trong thời gian tới.

Các hình thức hoạt động trung gian, môi giới phát triển thị trường công nghệ

Chợ Công nghệ và Thiết bị (Techmart) được coi là một trong những bước đột phá để hình thành và phát triển thị trường công nghệ. Chợ Công nghệ và Thiết bị là hoạt động giao dịch được tiến hành tại một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định, tập trung triển lãm, trưng bày những thành quả nghiên cứu và phát triển, tổ chức các bên thương thảo với nhau và ký kết các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Nội dung giao dịch bao gồm: Trưng bày và giao dịch các thành quả công nghệ; mời thầu các dự án công nghệ; công bố các thông tin công nghệ; bán các sản phẩm mới từ kết quả nghiên cứu khoa học; thương thảo, ký kết các Hợp đồng công nghệ và các hoạt động khác liên quan đến thị trường công nghệ. Thông qua Techmart, các bên tham gia đều thu được lợi ích thiết thực như:

- Bên cung công nghệ: Có cơ hội hiểu rõ hơn nhu cầu của bên mua và những khách hàng tiềm năng để hoạch định chiến lược, định hướng sản phẩm công nghệ phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

- Bên cầu công nghệ: có điều kiện đánh giá trực tiếp năng lực của nhà cung cấp sản phẩm công nghệ để đặt hàng giải quyết các vấn đề công nghệ cụ thể; thiết lập các quan hệ hợp tác chiến lược, lựa chọn hình thức liên kết nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm.

- Các tổ chức dịch vụ, môi giới: Tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu tham gia giao dịch công nghệ, nâng cao trình độ nghiệp vụ và tư vấn cho các bên “cung-cầu công nghệ”.

- Các tổ chức tài chính (quỹ đầu tư, ngân hàng, tổ chức tín dụng,…) : Thu nhận các thông tin bổ ích, cân nhắc các dự án đầu tư đổi mới công nghệ có triển vọng, các khách hàng tiềm năng nhằm nâng cao hiệu quả các giao dịch tài chính trong tương lai.

- Các cơ quan quản lý Nhà nước: Có thêm kênh thông tin để nhận biết tốt hơn những nhu cầu thực tiễn, điều chỉnh hướng ưu tiên, phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong giao dịch công nghệ, nhận biết xu hướng phát triển công nghệ, thúc đẩy quá trình thương mại hóa các sản phẩm công nghệ và đánh giá hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ cho điều chỉnh các định hướng chiến lược, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ.

Những hạn chế của thị trường công nghệ ở Việt nam

Môi trường pháp lý cho mua bán công nghệ chưa thuận lợi

Tại Kỳ họp thứ 8, Khóa XI (từ 18/10 đến 29/11/2005) Quốc hội đã thông qua Luật Sở hữu trí tuệ làm cơ sở quan trọng cho việc thực thi các quy định về Sở hữu trí tuệ trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Năm 2006 Luật Chuyển giao công nghệ được ban hành. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để khẳng định tầm quan trọng của chuyển giao công nghệ đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, các khuyến khích của nhà nước và hành lang pháp lý để tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ và quản lý các hoạt động này đảm bảo hiệu quả và các bên cùng có lợi.

Tuy nhiên, từ thực tiễn những năm vừa qua, khung khổ pháp lý cho chuyển giao công nghệ đã bộc lộ nhiều vấn đề cần được tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh. Cụ thể là :

Các quy định pháp lý về dịch vụ và tổ chức trung gian công nghệ còn thiếu.

Các quy định về tài chính, thuế liên quan đến mua bán công nghệ chỉ mới mang tính nguyên tắc, thiếu cụ thể, nhiều quy định chưa phù hợp với đặc thù rủi ro của công nghệ. Chưa xây dựng được các nguyên tắc, phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình. Điều này cùng với những khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính để được hưởng ưu đãi về thuế dẫn đến việc áp dụng luật thiếu nhất quán, gây trở ngại cho doanh nghiệp, chưa khuyến khích được hoạt động chuyển giao công nghệ.

Hiệu lực thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ còn thấp. Các chế tài đảm bảo cho việc thực thi còn chưa đủ mạnh và đầy đủ để ngăn chặn các hành vi xâm phạm. Pháp luật quy định 3 biện pháp hành chính, dân sự, hình sự để đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, tuy nhiên, việc áp dụng trong thực tiễn gặp nhiều vướng mắc do các chế tài trên mới chỉ là các quy định chung, chưa đủ chi tiết, cụ thể; thủ tục tố tụng phức tạp, kéo dài khiến các biện pháp dân sự, một biện pháp chủ yếu đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ, hầu như không được áp dụng trên thực tế. Hầu hết các vụ tranh chấp về sở hữu trí tuệ hiện nay được xử lý bằng biện pháp hành chính, không thực sự hiệu quả do khung hình phạt thấp.

Các quy định còn chưa hợp lý trong pháp luật chuyển giao công nghệ về giá công nghệ, nội dung Hợp đồng, quy định đăng ký và phê duyệt Hợp đồng, ... còn có nhiều điểm chưa thực sự tạo thuân lợi cho các bên tham gia chuyển giao công nghệ.

Hoạt động của hệ thống các cơ quan thực thi còn kém hiệu quả. Chưa có sự phân công rõ ràng về chức năng và thẩm quyền giữa các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ (có tới 5 cơ quan thực thi với nhiều cấp khác nhau có thẩm quyền xử phạt gần giống nhau bao gồm Thanh tra khoa học và công nghệ, Thanh tra Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Nhân dân, Cảnh sát kinh tế, Quản lý thị trường) dẫn đến sự chồng chéo trong việc tổ chức thực hiện. Việc thiếu trầm trọng cán bộ được đào tạo cơ bản về sở hữu trí tuệ ở các cơ quan thực thi cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến cho hệ thống này hoạt động kém hiệu quả.

Nhận thức về sở hữu trí tuệ còn thấp, thói quen tôn trọng và khai thác hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ chưa được hình thành. Hiểu biết về sở hữu trí tuệ của các cán bộ quản lý, cán bộ khoa học và công nghệ, giới doanh nghiệp còn ở mức độ thấp.

Cán bộ khoa học và công nghệ hầu như chưa có ý thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác; chưa có ý thức khai thác thông tin sở hữu trí tuệ khi tiến hành nghiên cứu. Nhiều doanh nghiệp chưa coi trọng cũng như chưa đủ năng lực để xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ của mình.

Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ chưa phù hợp với cơ chế thị trường và đặc thù của hoạt động khoa học và công nghệ.

Đầu tư tài chính cho khoa học và công nghệ hiện nay còn dàn trải, hiệu quả thấp, còn dựa chủ yếu vào Nhà nước, chưa huy động được các nguồn vốn đa dạng khác, đặc biệt là nguồn từ khu vực doanh nghiệp. Cơ cấu đầu tư bất hợp lý, tập trung chủ yếu vào các hoạt động nghiên cứu, chưa chú trọng đúng mức cho ươm tạo, hoàn thiện công nghệ tại các viện nghiên cứu và trường đại học nên sản phẩm công nghệ tạo ra còn hạn chế.

Công tác xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Nhà nước chưa huy động được sự tham gia của khu vực sản xuất, kinh doanh, chủ yếu vẫn do các tổ chức khoa học và công nghệ của Nhà nước thực hiện, nên chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Các phương thức khác như mua công nghệ đã có dưới dạng li xăng, thiết kế, mua trọn gói công nghệ; tổ chức khai thác các pa tăng không còn được bảo hộ trên thế giới… chưa được chú ý xem xét. Công tác đánh giá hoạt động khoa học và công nghệ chưa phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, chưa dựa trên các tiêu chí cụ thể về chất lượng khoa học và hiệu quả kinh tế - xã hội nên kết quả đánh giá còn mang tính hình thức.

Các biện pháp khuyến khích việc ứng dụng, phổ biến các kết quả nghiên cứu tạo ra từ kinh phí Nhà nước còn chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chưa tạo được động lực cho tổ chức và cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Chưa có các quy định cụ thể về sở hữu, khai thác, mua bán công nghệ tạo ra từ kinh phí Nhà nước, khiến các kết quả nghiên cứu ít được quan tâm sử dụng, chuyển giao áp dụng thực tiễn.

Chưa thực hiện đầy đủ cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ của Nhà nước nên chưa phát huy được tính năng động, sáng tạo của tổ chức này trong cơ chế thị trường. Nhiều tổ chức nghiên cứu và phát triển

có sản phẩm khoa học và công nghệ gắn với thị trường hiện vẫn hoạt động theo kiểu bao cấp, quyền lợi và trách nhiệm không rõ ràng, bị trói buộc bởi nhiều quy định, thủ tục hành chính phiền hà.

Cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đầu tư phát triển công nghệ tuy đã có, nhưng vệc phổ biến chính sách chưa thực hiện tốt, thủ tục rườm rà, khó xác định đối tượng hưởng ưu đãi, nên về cơ bản chưa phát huy được tác dụng. Chưa có chính sách hữu hiệu khuyến khích doanh nghiệp cung cấp công nghệ trên thị trường. Công tác quản lý tài sản trí tuệ ở doanh nghiệp chưa được chú ý đúng mức. Phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong doanh nghiệp cũng như trong xã hội chưa được phát huy.

Đang trong quá trình chuyển đổi mạnh sang hoạt động theo cơ chế thị trường

Nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi, chưa tạo được môi trường kinh doanh thực sự mang tính cạnh tranh. Bảo hộ mậu dịch, bao cấp gián tiếp và tình trạng độc quyền kinh doanh vẫn đang tồn tại dưới nhiều hình thức khiến cho các doanh nghiệp Nhà nước chưa phải chịu sức ép để đổi mới công nghệ một cách đa dạng, sáng tạo, hiệu quả.

Với đặc thù của một nền kinh tế Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào các lợi thế truyền thống, như lao động rẻ, tài nguyên thiên nhiên (bao gồm cả quỹ đất), điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý. Sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính nhỏ lẻ. Do hạn chế, yếu kém về năng lực công nghệ, đặc biệt năng lực đổi mới mang tính đột phá, năng lực liên kết và tiếp thị, khả năng thanh toán thấp, không có cơ chế chia xẻ rủi ro, nên các doanh nghiệp Việt Nam lệ thuộc nhiều vào bạn hàng nước ngoài về nguyên liệu nhập khẩu, thiết bị công nghệ và thị trường tiêu thụ.

Để kịp thời khai thác cơ hội kinh doanh trong và ngoài nước, doanh nghiệp thường quan tâm tới công nghệ hoàn chỉnh, đã được thị trường chấp nhận, ít quan tâm tới sáng chế, công nghệ chưa hoàn chỉnh, còn nhiều rủi ro, thường là kết quả nghiên

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào việt nam (Trang 68 - 83)