Năm 1949, Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm quyền lãnh đạo. Vào thời điểm này, Chính phủ Trung Quốc kế thừa khoảng 40 cơ quan nghiên cứu với 50.000 người tham gia nghiên cứu, trong đó chỉ có khoảng 600 người là nghiên cứu chuyên môn và nghiên cứu phát triển công nghệ. Nửa đầu thập kỷ 60, khi trên thế giới đang tiến hành cuộc cách mạng công nghệ, thì ở Trung Quốc bắt đầu “Cuộc cách mạng Văn hóa” và Cuộc cách mạng này đã làm cho Trung Quốc phải chịu tổn thất lớn kể từ khi thành lập nước, cũng như mất cơ hội theo kịp trình độ các nước đang phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ trong việc chấn hưng đất nước, các thế hệ lãnh đạo của Nhà nước Trung Hoa đã có những sách lược rất mạnh mẽ trong việc nhập khẩu công nghệ, làm chủ công nghệ và sáng tạo công nghệ để đưa đất nước Trung Quốc phát triển như ngày nay.
1.3.1.1 Con đường du nhập công nghệ của Trung Quốc
Nhiệm vụ chủ yếu sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời là xây dựng một hệ thống công nghiệp. Năm 1952, Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất để phát triển kinh tế và nhập khẩu thiết bị, công nghệ của Liên Xô cũ với quy mô lớn, đó cũng là nhiệm vụ trung tâm của kế hoạch này. Trung Quốc đã ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, xây dựng công nghệ công nghiệp bước đầu. Kết quả là đã dẫn đến sự “bùng nổ” về nhập khẩu công nghệ lần thứ nhất trong thập
kỷ 50.
Từ năm 1950 đến 1959, chỉ có 150 quy trình công nghệ viện trợ từ Liên Xô cũ (thường nói là 156 quy trình) nhưng trên thực tế chỉ có 150 quy trình được tiến hành), bao gồm từ 400 - 500 hạng mục công nghệ, chi phí khoảng 2,7 tỷ USD. Tất cả những khoản mục công nghệ đó đều rất quan trọng. Những công nghệ trọng điểm được đưa vào là động lực, cơ khí và khí tài quân sự. Viện trợ công nghệ của nội bộ các nước Xã hội chủ nghĩa là con đường nhập khẩu công nghệ quan trọng nhất của Trung Quốc vào thập kỷ 50. Thời đó các nước Tây Âu thực hiện chính sách cấm xuất nhập khẩu đối với Trung Quốc cho nên chỉ có thể nhập khẩu công nghệ từ Liên Xô cũ và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu (Từ Nguyên, 2009).
Những công nghệ được đưa vào là những công cụ quan trọng phục vụ sản xuất, không chỉ trực tiếp tăng cường sức mạnh công nghiệp của Trung Quốc mà còn là nền tảng để phát triển công nghệ. Trên cơ sở nhập khẩu những công nghệ này, ở một trình độ nhất định Trung Quốc đã thành công trong việc nâng cao năng lực công nghệ, đó là cơ sở quan trọng chủ đạo để tạo ra nền tảng công nghiệp hóa sau này.
Bảng 1.1. Nhập khẩu thiết bị công nghệ của Trung Quốc những năm 50
Đơn vị: Số hợp đồng
Nguồn du
nhập Loại thiết bị Số lượngdu nhập đưa vào sửSố lượng dụng
Hợp đồng
hủy bỏ Tự triểnkhai
Liên Xô cũ Thiết bị sơ cấp 304 149 89 66
Quy trình đơn lẻ 64 25 35
Các nước Đông Âu
Thiết bị sơ cấp 108 Máy móc đơn lẻ 82
(Nguồn: “Đánh giá 40 năm đưa kỹ thuật mới vào Trung Quốc”, Thế giới quản lý, số 6/1991)
Vào những năm 60, quan hệ giữa Liên Xô cũ và Trung Quốc trở nên xấu đi, Liên Xô cũ ngừng cung cấp thiết bị công nghệ cho Trung Quốc. Trung Quốc buộc phải thay đổi chiến lược, từ chỗ học hỏi Liên Xô sang tự lực phát triển. Trung Quốc tổ chức lại và chuyên môn hóa năng lực KH&CN trong nước, tự mình giải quyết các vấn đề khó khăn. Vì vậy, bước đầu Trung Quốc đã đạt thành quả to lớn trong lĩnh vực mũi nhọn quốc phòng và công nghiệp, như đã thực hiện được “Nhất tinh, nhì
đạn” nghĩa là bom nguyên tử, thủy lôi và vệ tinh vũ trụ. Từ năm 1963, Trung Quốc đã nhập khẩu thiết bị công nghệ từ Nhật Bản và các nước Tây Âu. Những công nghệ trọng điểm được đưa vào là công nghệ luyện kim, hóa dầu, công nghiệp hóa học, dệt, cơ khí. Có 84 hạng mục công nghệ được đưa vào trong giai đoạn này, với kim ngạch 300 triệu USD. Quy mô không lớn như lần trước nhưng những hạng mục được nhập khẩu là những thiết bị, công nghệ tiên tiến, đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cao năng lực sản xuất và tích lũy công nghệ của Trung Quốc vào thời điểm đó. Giai đoạn này, Trung Quốc xúc tiến tích lũy công nghệ mô phỏng, thành công trong sản xuất một phần thiết bị, công nghệ mũi nhọn. Do ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Văn hóa năm 1966, Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu công nghệ thời kỳ này. Cuộc Cách mạng Văn hóa đã tác động mạnh đến việc nhập khẩu công nghệ, trong danh mục được nhập trước đây, nhiều hạng mục phá sản. Từ 1966 đến 1972, Trung Quốc bị cô lập hoàn toàn khỏi dòng chảy phát triển công nghệ của thế giới, việc nhập khẩu công nghệ mới cũng rơi vào tình trạng ngừng trệ. Sau năm 1972, Trung Quốc được thừa nhận tham gia vào tổ chức của Liên Hiệp Quốc, quan hệ Trung Quốc với Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu được cải thiện. Chính phủ Trung Quốc đầu tư 4,3 tỷ USD để nhập khẩu thiết bị, công nghệ mới. Như vậy, cuộc du nhập công nghệ lần thứ hai đã bắt đầu. Thời kỳ này có thể chia làm 2 giai đoạn như sau:
Giai đoạn thứ nhất (1973-1977): là giai đoạn nhập khẩu thiết bị.
Giai đoạn thứ hai (1978-1979): đưa vào áp dụng nhanh những công nghệ của nước ngoài.
Bảng 1.2.Số lượng nhập khẩu công nghệ mới của Trung Quốc
Đơn vị: Kim ngạch: 100 triệu USD
Năm
Thiết bị nhà máy Công nghệ
quan trọng Giấy phép côngnghệ Tư vấn Dịch vụ côngnghệ Sản xuất cộngđồng Phầnkhác Tổngcộng
S ố hợ p đồ ng K im n gạ ch S ố hợ p đồ ng K im n gạ ch S ố hợ p đồ ng K im n gạ ch S ố hợ p đồ ng K im n gạ ch S ố hợ p đồ ng K im n gạ ch S ố hợ p đồ ng K im n gạ ch S ố hợ p đồ ng K im n gạ ch K im n gạ ch 1981 11 0,51 9 0,09 37 0,45 3 0,01 4 0,03 5 0,04 4 0,03 1,16 1982 29 2,26 17 0,20 34 0,28 2 0,01 3 0,78 4 0,09 3 0,01 3,63 1983 66 2,14 34 0,32 85 1,12 13 0,08 13 1,83 5 1,10 3 0,04 5,63 1984 76 3,83 52 1,97 138 1,85 11 0,07 33 1,27 21 0,52 1 - 9,51 1985 236 20,98 178 3,37 314 2,24 22 0,09 32 0,13 38 4,97 6 0,03 31,99
1986 195 32,98 126 2,23 306 4,20 31 0,13 46 2,36 34 1,36 10 1,57 44,831987 184 19,64 80 1,30 235 3,50 24 0,10 30 0,16 25 5,10 3 - 29,80 1987 184 19,64 80 1,30 235 3,50 24 0,10 30 0,16 25 5,10 3 - 29,80 1988 137 28,65 71 1,54 169 4,77 19 0,28 27 0,14 10 0,10 4 - 35,48 1989 159 25,55 31 1,60 96 1,48 14 0,06 13 0,38 11 0,07 4 0,08 29,22 1990 71 3,95 32 1,03 100 2,26 9 0,05 5 0,03 12 5,38 3 0,04 12,74 Tổng cộng 1.164 140,49 630 13,65 1.514 22,33 148 0,88 206 7,11 165 17,73 41 1,80 203,99
(Nguồn: “Đánh giá 40 năm đưa kỹ thuật mới vào Trung Quốc”, Thế giới quản lý, số 6/1991)
Những công nghệ được đưa vào trong giai đoạn thứ nhất tập trung vào 26 loại thiết bị cỡ lớn, với tổng số chi phí là 3,5 tỷ USD, cụ thể gồm thiết bị cắt kim loại, 13 tổ hợp thiết bị phân bón hóa học cỡ lớn, 4 tổ hợp thiết bị tơ sợi hóa học, 3 tổ hợp thiết bị hóa dầu, thiết bị phát điện 2,3 triệu kW, 43 tổ hợp thiết bị máy khai thác than tổng hợp (Bùi Tường Anh, 2003).
Bảng 1.2 trên đây, cho chúng ta thấy rằng quy mô nhập khẩu công nghệ của Trung Quốc trong thời kỳ này về số lượng, phương thức, chủng loại.
1.3.1.2. Kết quả của quá trình du nhập công nghệ
Nhờ nhập khẩu những công nghệ mới trong thời kỳ này nên đã cải thiện được tình hình sản xuất về cơ bản vốn đã lạc hậu, xúc tiến phát triển một phần quan trọng các ngành sản xuất mới, kinh tế được phát triển nên mức sống của nhân dân cũng được nâng cao. Tuy vậy, do sự thất bại và yếu kém trong công tác quản lý vĩ mô, nên đã xuất hiện một chuỗi các nguy cơ: Thứ nhất, là nhập khẩu trùng lặp. Trọng điểm của nhập khẩu là thiết bị công nghệ, thế nhưng số lượng thiết bị công nghệ này lại bị hạn chế do chưa sử dụng được hết công suất. Thứ hai, là cơ cấu nhập khẩu bất hợp lý. Thứ ba, công nghệ được đưa vào không thống nhất, không đồng bộ với nghiên cứu khoa học. Thứ tư, chưa giải quyết được vấn đề điều chỉnh cơ cấu hợp lý trong nội bộ các doanh nghiệp, các công ty nên việc tiếp thu, làm chủ công nghệ nhập còn hạn chế dẫn đến chi phí sản xuất cao.
Bước vào thập kỷ 90, Trung Quốc đầu tư ngoại tệ trực tiếp tăng nhanh, nên có nhiều thuận lợi trong việc nhập khẩu công nghệ quan trọng. Cho đến nay, hình thái du nhập công nghệ của Trung Quốc đã chuyển sang một hình thức mới, những công ty lớn buôn bán công nghệ trên thế giới như AT&T, Motorola, Matsushita, ... đều đã
thành lập những căn cứ và các cơ sở R&D tại Trung Quốc và các công ty này có khả năng đáp ứng nhu cầu công nghệ của nước này.
Nhờ những chính sách hợp lý về nhập khẩu công nghệ, năng lực làm chủ công nghệ nhập và truyền thống sáng tạo, tự cường của người Trung Quốc nên ngày nay Trung Quốc đã xuất khẩu công nghệ và địa bàn xuất khẩu mới chỉ tập trung vào các nước đang phát triển. Kim ngạch xuất khẩu công nghệ của Trung Quốc tăng rất nhanh: Năm 1989 là 880 triệu USD, năm 1990 là 990 triệu USD, năm 1991 là 1.280 triệu USD, năm 1993 là 2,170 tỷ USD, năm 1995 là 1,510 tỷ USD, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2003 tổng giá trị hợp đồng xuất khẩu của Trung Quốc đã đạt 2,54 tỷ USD. Có thể khẳng định rằng việc du nhập công nghệ từ nước ngoài đã tạo ra sự phát triển nghiên cứu và nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của Trung Quốc.
Bảng 1.3. Chuyển giao công nghệ quốc tế
(Đơn vị: Triệu USD)
Phương thức chuyển giao 1991 1992 1993 1994 1995
Dây chuyền sx đồng bộ 2570 4308 5112 3519 9089
Thiết bị chủ yếu 333 393 264 106 2159
Dịch vụ kỹ thuật 14 118 79 66 199
Tư vấn kỹ thuật 4 31 17 22 111
Li xăng công nghệ 478 604 448 390 1474
Liên doanh sản xuất 53 1108 186 3 1
Khác 8 29 3 n.a. n.a.
Tổng cộng 3460 6591 6109 4106 13033
(Nguồn: China Science and Technology Indicators 1996, p.304)
Năm 2005, Trung Quốc đã ký 264.000 Hợp đồng chuyển giao công nghệ, với tổng giá trị 155,1 tỷ Nhân dân tệ. Các Hợp đồng chuyển giao công nghệ năm 2005 về số lượng đã tăng 16,2% so với năm 2004. Trong năm 2005, Hợp đồng chuyển giao công nghệ có giá trị trung bình 588.000 Nhân dân tệ, tăng 16,7% so với năm trước.
Trong thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ 10, các Hợp đồng công nghệ đã đăng ký có giá trị 563,7 tỷ Nhân dân tệ, tăng gấp 2,5 lần so với thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ 9.