Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách thu hút công nghệ nước ngoà

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào việt nam (Trang 27 - 39)

của Chính sách phát triển công nghệ quốc gia, đó là một tập hợp đồng bộ các mục tiêu, giải pháp chính sách, các chương trình hành động, các dự án, các thiết chế tổ chức và quản lý, vv… nhằm thu hút tối đa công nghệ nước ngoài thông qua các hình thức, các kênh khác nhau (chuyển giao công nghệ qua đầu tư trực tiếp, nhập khẩu công nghệ, thiết bị, trao đổi chuyên gia vv...) phục vụ cho các mục tiêu cụ thể phát triển công nghệ của đất nước trong từng thời kỳ.

Các mục tiêu cụ thể của chính sách thu hút công nghệ nước ngoài là khuyến khích thu hút công nghệ thuộc các lĩnh vực ưu tiên nhằm mục tiêu tăng trưởng. Các giải pháp và công cụ bao gồm cả các nghị định, quyết định của Chính phủ, các thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành, địa phương liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam. Trong đó đặc biệt quan trọng là hệ thống luật như Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Công nghệ cao và Luật Thương mại, vv... Ngoài ra, còn bao gồm các Hiệp định song phương và đa phương, các tập quán thương mại và thông lệ quốc tế.

1.2.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách thu hút công nghệnước ngoài nước ngoài

Một trong những đặc trưng nổi bật trong nền kinh tế thế giới hiện nay là ngày càng xuất hiện nhiều dòng chảy đan xen giữa các quốc gia về các yếu tố sản xuất, bao gồm vốn, công nghệ và lao động. Đó là hàng trăm tỷ đô la được đầu tư ra nước ngoài mỗi năm và xu hướng ngày càng tăng lên. Thế giới cũng đã chứng kiến nhiều cuộc di dân lớn trong lịch sử. Các làn sóng công nghệ được chuyển giao giữa các quốc gia và khu vực cũng ngày càng mạnh mẽ. Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đã trở thành xu thế tất yếu, mang tính quy luật trong phát triển kinh tế, xã hội của toàn nhân loại. Những đặc trưng của xu thế này tạo nền móng cả về mặt lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định Chính sách thu hút công nghệ từ nước ngoài của các quốc gia.

1.2.2.1. Các đặc trưng cơ bản của di chuyển quốc tế các nguồn lực nói chung trong giai đoạn hiện nay:

- Di chuyển đa hướng với phạm vi ngày một rộng và với tốc độ nhanh.

- Có sự đan xen và xâm nhập lẫn nhau của các dòng chảy các nguồn lực giữa các quốc gia.

- Các nguồn lực thường chảy từ quốc gia dồi dào sang quốc gia khan hiếm nguồn lực và tiếp tục lan toả đi khắp nơi trong nền kinh tế thế giới.

- Các công ty đa quốc gia đóng vai trò trung tâm trong quá trình di chuyển các nguồn lực trên phạm vi quốc tế. Hầu hết việc đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ đều được thực hiện bởi các công ty đa quốc gia. Các công ty mẹ thường cung cấp cho các công ty con ở nước ngoài những kinh nghiệm quản lý, công nghệ, thiết bị và tổ chức marketing (Phan Xuân Dũng, 2003).

1.2.2.2. Sự lưu chuyển các luồng vốn quốc tế trong những năm tới sẽ có những đặc điểm mới như sau:

- Đầu tư quốc tế chủ yếu tập trung vào các nước phát triển: Các nước phát triển tiếp tục vừa là nguồn đầu tư chủ yếu ra nước ngoài, vừa là những địa chỉ thu hút đại bộ phận đầu tư quốc tế. Từ năm 1996 đến năm 1999, đầu tư vào các nước phát triển lần lượt là 202 tỷ USD, 276 tỷ USD, 468 tỷ USD và 673 tỷ USD, chiếm 60%, 59%, 71% và 76,5% tỷ trọng vốn đầu tư quốc tế. Các nước đang phát triển vẫn chỉ đóng vai trò thứ yếu trong việc thu hút và thúc đẩy luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quốc tế. Tuy nhiên, xu hướng đầu tư song phương, đa chiều trở nên phổ biến, thay cho khuynh hướng đơn phương, một chiều trước đây. Các lĩnh vực chịu nhiều rủi ro, được dự đoán cũng sẽ thu hút được phần lớn vốn đầu tư từ các nước đang phát triển

- Đầu tư quốc tế sẽ tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, tin học và sinh học, theo đó các ngành sản xuất áp dụng công nghệ mới sẽ phát triển mạnh, các ngành sản xuất truyền thống sẽ bị sáp nhập, hoặc tổ chức lại. Nhưng điều này cũng chủ yếu xảy ra ở các nước đang phát triển. - Cùng với làn sóng toàn cầu hoá gia tăng, thị trường dịch vụ càng mở rộng,

sáp nhập và mua lại các ngành tài chính, bảo hiểm, viễn thông, lưu thông trở thành lực lượng quan trọng thúc đẩy đầu tư quốc tế. Việc mua lại các

cơ sở chế tạo truyền thống như ô tô, điện tử, dược phẩm, hoá chất càng phải dựa nhiều vào tự do dịch vụ thương mại. Xu thế đó sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn trong những năm tiếp theo do cuộc cách mạng trong lĩnh vực tin học, việc thực hiện các thoả thuận viễn thông cơ bản, hiệp định các sản phẩm về thông tin,...

- Sự chuyển dịch của Đầu tư FDI

Do làn sóng tư hữu hoá ở Mỹ La tinh đã qua, trong khi những bất ổn về chính trị tại Columbia, Venezuela, Peru,... đã gây tâm trạng lo lắng chung trong thời gian tới. Do đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực này có xu hướng giảm.

Khu vực Trung và Đông Âu do tình hình chính trị từng bước ổn định, kinh tế đang chuyển biến tốt, lại thêm nguồn nhân công được đào tạo ở trình độ cao, nên đầu tư quốc tế được hút vào khu vực này ngày càng nhiều trong những năm gần đây và tương lai hứa hẹn là một địa chỉ mới hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Phần lớn các quốc gia châu Phi khó lòng trở thành khu vực hấp dẫn đầu tư quốc tế, chỉ một số nước tại Nam Phi hoặc Bắc Phi hay một số lĩnh vực như khai thác vàng và kim cương,... có thể trở thành điểm chú ý cho đầu tư quốc tế.

Châu Á vẫn là khu vực quan trọng hấp dẫn đầu tư, nhưng cơ cấu đầu tư có thể thay đổi. Ấn Độ với thị trường sức lao động rẻ và lớn, với nhiều ngành sản xuất mới xuất hiện sẽ thu hút nhiều đầu tư nước ngoài. Hàn Quốc do điều chỉnh cơ cấu sản xuất và sắp xếp lại doanh nghiệp có thể thu hút đầu tư với quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, theo đánh giá của Công ty tư vấn rủi ro kinh tế và chính trị (PERC), tình trạng tham nhũng và quan liêu có thể sẽ là vật cản lớn đối với nỗ lực thu hút đầu tư của Chính phủ các nước này (ESCAP, 1986).

- Xu thế tự do hoá đầu tư quốc tế ngày càng rõ nét

Theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), trong những năm 90, hơn 95% chính sách đầu tư của các nước được điều chỉnh theo hướng thúc đẩy tự do hóa có lợi cho đầu tư quốc tế nghĩa là nới lỏng quản lý, tăng cường vai trò thị trường và gia tăng các giải pháp khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài.

Ví dụ: Chính phủ Ấn Độ đang dần xoá bỏ chế độ quản lý ngoại hối, mở cửa thị trường bảo hiểm, cho phép đối tác nước ngoài chiếm 26% vốn đầu tư trong các liên doanh về phát thanh và truyền hình tư nhân, xoá bỏ hạn chế 49% trong các liên doanh phát triển phần mềm, khai thác năng lượng, thậm chí có thể sở hữu 100% để trong 10 năm tới đầu tư nước ngoài đạt 10 tỷ đô la, tăng 3 lần so với 10 năm trước đó. Hàn Quốc sau khủng hoảng do cần vốn để khôi phục nền kinh tế đã buộc phải mở rộng phạm vi đầu tư để thu hút vốn nước ngoài. Hiện ngoại trừ một số hạng mục thuộc lĩnh vực quốc phòng và văn hoá, 99% các lĩnh vực khác đều được mở cửa để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi tại Trung Quốc, sự kiện Công ty viễn thông AT&T của Mỹ cùng với Công ty Shanghai Information Investment Inc. (SII) thành lập Công ty liên doanh Shanghai Symphony Telecommunications (15/10/2000) cho thấy Chính phủ nước này đã mở cửa thị trường bưu chính viễn thông để tiếp nhận đầu tư nước ngoài sau một thời gian bảo hộ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Viện Chiến lược phát triển, 2001).

- Đầu tư trực tiếp xuyên quốc gia thông qua sáp nhập sẽ trở thành hình thức chủ yếu trong đầu tư quốc tế.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại thế giới đầu tư trực tiếp xuyên quốc gia cũng sẽ có bước tiến tương ứng. Mua lại các Doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước cũng sẽ là động lực làm tăng đầu tư quốc tế. Theo thống kê của UNCTAD, trong 20 năm gần đây, giá trị các vụ mua lại Công ty tăng 42%, năm 1999 tổng giá trị các vụ mua lại lên tới 720 tỷ, tăng 37%, cao hơn nhiều so với tổng đầu tư quốc tế. Hiện tại đầu tư trực tiếp có quan hệ mật thiết với chiến lược toàn cầu hoá kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia. Trong thời gian trung hạn của thế kỷ 21 đầu tư quốc tế do các Công ty xuyên quốc gia thúc đẩy vẫn tiếp tục phát triển.

Việc mua lại trong ngành viễn thông truyền thống và sự bành trướng của các Công ty mạnh ra toàn cầu do các Công ty xuyên quốc gia tiến hành sẽ tạo nên một động lực mới thúc đẩy đầu tư quốc tế. Tốc độ lưu chuyển vốn quốc tế nhanh và thị trường tài chính mở cửa rộng hơn, thị trường tài chính toàn thế giới ngày một hội nhập, không những tạo cơ may cho đầu tư quốc tế về tài chính nó còn bảo đảm cho đầu tư quốc tế trên các lĩnh vực khác. Cùng với cuộc cách mạng khoa học công nghệ,

việc mua lại và sáp nhập các ngành sản xuất truyền thống sẽ sâu rộng hơn, ví dụ trong các ngành như sản xuất ôtô, hàng không vũ trụ,... trong vòng 5 - 10 năm tới sẽ tập trung vào khoảng 3 - 4 nhà sản xuất cực lớn (Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, 2000).

1.2.2.3. Tính tất yếu của chuyển giao công nghệ quốc tế

Công nghệ là tài sản có giá trị của các công ty, là một loại hàng hoá. Chuyển giao công nghệ là một tất yếu khách quan trong cơ chế thị trường khi có cung, có cầu đối với công nghệ. Ngày nay, thị trường công nghệ được mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a/ Xét dưới góc độ công ty CGCN (phía cung)

CGCN quốc tế trước hết xuất phát từ chiến lược của các công ty đang nắm giữ công nghệ nhằm duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình.

CGCN nhằm thực hiện chiến lược toàn cầu hoá hoạt động của các công ty.

Khi mở rộng thị trường, các công ty sẽ phải lựa chọn giữa hai chiến lược:

Sản xuất tập trung: sản xuất sản phẩm mới tại một nơi, sau đó sản xuất sang các nước khác. Chiến lược này thường thấy ở một số sản phẩm, trong một số hoạt động đặc biệt:

 Đòi hỏi quy mô kinh tế của vốn đầu tư quá lớn;

 Đòi hỏi quá trình R&D và quá trình sản xuất phải gắn liền với nhau để đảm bảo chất lượng (ví dụ Microsoft chỉ phát triển các phần mềm nổi tiếng của mình tại trụ sở hãng chính ở Mỹ);

 Chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào một vài bí quyết “độc đáo” không thể phổ biến ra ngoài nhằm giữ bản quyền tuyệt đối (ví dụ như Coca-Cola giữ bí mật công thức chế tạo “nước cốt” của nước giải khát của mình); hoặc

 Do chính sách giữ bí mật quốc gia của các Chính phủ (đối với công nghiệp vũ trụ, quốc phòng …).

Kể cả khi áp dụng chiến lược sản xuất tập trung, các công ty vẫn phải CGCN cho các nhà phân phối và cho khách hàng trong các công đoạn lắp đặt, chạy thử, bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa,… nhằm giữ uy tín cho sản phẩm của mình, đảm bảo cam kết với khách hàng, hỗ trợ tiếp thị.

Sản xuất phân tán: đặt nhiều cơ sở sản xuất ở các vị trí gần nguồn nguyên liệu hoặc gần thị trường tiêu thụ, hoặc chia quá trình sản xuất một sản phẩm ra nhiều công đoạn ở các quốc gia khác nhau nhằm nâng cao được lợi thế cạnh tranh về các mặt sau:

 Tận dụng được nhân công rẻ ở các nước đang phát triển (tiền lương cho cùng một vị trí công tác ở các nước phát triển so với ở một số nước đang phát triển ở Châu Á có thể chênh lệch đến hàng trăm lần);

 Giảm được đáng kể chi phí vận tải, tồn kho, cung ứng nguyên vật liệu;

 Giảm chi phí đầu tư do chuyên môn hoá, phân công lao động quốc tế;

 Tích luỹ được kinh nghiệm và kỹ năng ở nhiều vị trí địa lý khác nhau;

Mở rộng thị trường, đối phó với chính sách hạn chế nhập khẩu, của các nước có thị trường tiêu thụ;

 Nắm chắc được diễn biến của nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, tình hình cạnh tranh, … để đáp ứng ngay nhu cầu đa dạng của khách hàng, có sách lược nhạy bén đối phó lập tức với những thay đổi của thị trường;

 Chiếm lĩnh trước thị trường, gây khó khăn cho các đối thủ cạnh tranh;

 Đối phó với những thay đổi về tỷ giá hối đoái (theo tính toán của một Viện nghiên cứu của Nhật, với việc đồng Yên lên giá đạt

90¥/1US$ thì giá một số hàng hoá sản xuất ở Nhật cao hơn 84% so với giá tại các nước OECD);

 Tránh những xung đột mậu dịch với các quốc gia khác (như xung đột Mỹ - Nhật);

 Khuyếch trương phạm vi ảnh hưởng, nâng cao uy tín của sản phẩm.

Ngày nay, thế giới đang chứng kiến sự toàn cầu hoá sâu rộng hoạt động của các công ty, điển hình là các công ty xuyên quốc gia - TNCs (bản thân tên gọi TNC đã cho thấy sự phối hợp hoạt động “phi biên giới”. Ví dụ như hãng Texas Istrument (Mỹ) sản xuất “chíp” vi mạch: sản phẩm được thiết kế ở Nice, phần mềm từ Dallas, tấm silic mỏng đúc ở hai nhà máy liên minh với nhau ở Dallas và Nhật Bản, việc cắt rời các con chíp thực hiện ở Đài Loan, sau đó đưa về lắp ráp tại Mỹ, Mehico, Australia, Singapo,… Để đạt mục tiêu cao nhất là lợi nhuận, sự phân tán hoạt động, phối hợp hoạt động trên toàn cầu của các công ty công nghệ tất yếu đi kèm với việc CGCN cho các chi nhánh, liên doanh, các nhà thầu phụ, nhà cung ứng, nhà phân phối ở các nước đang phát triển đối với toàn bộ hoặc một số công đoạn như lắp ráp, bao gói, chế tạo linh kiện phụ tùng, thiết kế mẫu mã, cải tiến sản phẩm, tiếp thị,… và từng bước là R & D.

+ Chuyển giao công nghệ giúp các công ty thực hiện chính sách thay thế công nghệ đã lạc hậu.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên toàn cầu, chỉ những công ty liên tục đưa ra những sản phẩm - dịch vụ mới, bằng cách liên tục cải tiến và thay đổi công nghệ, mới có thể tồn tại và thắng trong cạnh tranh.

Các công ty xuyên quốc gia TNCs từ trước đến nay vẫn theo đuổi chiến lược “dẫn đầu về công nghệ - technology leader” bằng cách bỏ chi phí rất lớn cho R&D. Sự dẫn đầu về công nghệ cho phép duy trì lợi thế cạnh tranh ngay cả khi chênh lệch đã giảm đi. Lợi thế thể hiện ở khả năng định ra tiêu chuẩn/luật chơi trên thị trường, nâng cao uy tín, đăng ký sáng chế độc quyền, sự quen dùng của khách hàng, được quyền lựa chọn hệ thống phân phối, dễ dàng tiếp cận với những nguồn lực hiếm với điều kiện thuận lợi, hưởng ưu đãi/tài trợ của Chính phủ …

Khi áp dụng những công nghệ mới tại hãng chính, các công ty TNCs từ các nước phát triển sẽ thay thế những công nghệ và thiết bị đã lạc hậu (kể cả những thiết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào việt nam (Trang 27 - 39)