Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về thu hút công nghệ nước ngoà

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào việt nam (Trang 44 - 45)

tính tới việc lựa chọn để nghiên cứu - thích nghi hóa, nghiên cứu - cải tiến hoặc nghiên cứu - sáng tạo để tiến tới có được những công nghệ ngày càng độc đáo, mang sắc thái riêng của ta trên cơ sở những công nghệ nhập khẩu. Điều đó có nghĩa là, ngay từ bây giờ, ta đã có nhu cầu về việc cho ra đời những hình thức khác nhau của các cơ sở nghiên cứu - triển khai để phục vụ cho việc thích nghi hóa và phát triển các công nghệ nhập. Làm việc đó, không thể tràn lan hay tùy tiện mà phải có lựa chọn, có trọng tâm, trọng điểm, có chương trình, kế hoạch cho từng thời gian.

1.2.3.6. Yêu cầu điều phối và phát triển các nguồn lực cho phát triển

Có một hệ thống chính sách về CGCN hoàn chỉnh, ta mới biết trong trước mắt và lâu dài ta sẽ cần những công nghệ nào, nhất thiết phải có những công nghệ nào, những công nghệ nào cần chuyển giao sớm, những công nghệ nào cần chuyển giao muộn hơn và mới có thể tìm hiểu thấu đáo là công nghệ nào thì chuyển giao từ những nước nào hoặc từ nhóm nước nào là có lợi nhất. Trên cơ sở đó, ta mới có thể chuẩn bị tương đối đủ những điều kiện để CGCN một cách “đại trà”, chủ động, có cân nhắc và do đó ít sai lầm cho một nền kinh tế mà hiện đã có 86 triệu dân và trong 10 - 15 năm nữa sẽ lên đến 100 triệu dân. Những điều kiện đó gồm có: điều kiện về hạ tầng để CGCN, điều kiện về chính sách tài chính để CGCN, điều kiện về nguồn nhân lực (nhất là nguồn nhân lực cao cấp) để CGCN và hàng loạt điều kiện khác nữa (trong đó, có điều kiện là ngành ngoại giao phải bố trí lực lượng để “đi trước một bước” trong CGCN với những nước có công nghệ mà ta cần, bởi vì, CGCN theo đúng nghĩa của nó, luôn luôn là một hoạt động gồm có hai Bên).

1.3 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về thu hút công nghệ nướcngoài ngoài

Trong phần này của luận án, tác giả lựa chọn hai quốc gia có các điều kiện kinh tế và phát triển có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam là Trung Quốc và Hàn Quốc. Các số liệu được trích dẫn được lấy ở giai đoạn đến 2005, là thời kỳ mà hai nước này có trình độ phát triển kinh tế có những điểm tương đồng với Việt Nam hiện nay. Do vậy, các bài học kinh nghiệm có thể phù hợp hơn, làm cơ sở để chúng ta tham khảo trong việc hoạch định các chính sách chuyển giao công nghệ của mình.

Bên cạnh đó, tác giả luận án cũng đúc rút kinh nghiệm từ một nước được coi là rất thành công trong thu hút công nghệ nước ngoài để phát triển công nghệ nội sinh của mình - đó là Nhật bản .

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút công nghệ nước ngoài vào việt nam (Trang 44 - 45)