III. Các khoản phải thu
A là một trong các đơn vị thành viên của VTM, được kiểm toán bởi ISC Sau khi kết thúc kiểm
được kiểm toán bởi AISC. Sau khi kết thúc kiểm toán tại đơn vị A, AISC chỉ lập Biên bản kiểm toán, còn Báo cáo kiểm toán sẽ được phát hành chung cho toàn bộ VATM.
Kết thúc công việc tại đơn vị kiểm toán viên sẽ lập Biên bản kiểm toán, về Công ty kiểm toán viên sẽ tập hợp số liệu và hoàn tất công việc, cuối cùng Báo cáo kiểm toán được phát hành.
2.3. Đánh giá thực trạng kiểm toán hàng tồn kho của AISC tại các khách hàng điển hình
2.3.1. Đánh giá về tổ chức bộ máy kiểm toán
Được thành lập từ năm 2001, đến nay Công ty Kiểm toán và Dịch vụ Tin học (AISC) đang ngày một thu hút đông đảo khách hàng hoạt động ở mọi lĩnh vực, và dần tạo nên uy tín trên thị trường, trở thành đối thủ cạnh tranh của các Công ty kiểm toán có tên tuổi từ trước tới nay. Có được điều đó là vì AISC chú trọng tới chất lượng và hiệu quả của một cuộc kiểm toán hơn bất kỳ yếu tố nào khác … Với phương châm hoạt động: “Biến tri thức thành giá trị phục vụ cho lợi ích các khách hàng của mình” AISC đặt ra mục tiêu đồng thời cũng là nguyên tắc hoạt động cho mình là đem đến cho khách hàng của AISC một dịch vụ có lợi nhất, thiết thực, tiết kiệm chi phí và tăng khả năng tạo ra lợi nhuận.
Đạt được những thành công là bởi AISC đã biết khai thác tối đa những lợi thế của mình trong đó đầu tiên phải kể đến vai trò của Ban Lãnh đạo Công ty. Ban Giám đốc của AISC đều là những người có năng lực Lãnh đạo và trình độ chuyên môn giỏi, đã từng hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán. Định kì hàng tháng, Ban Giám đốc đều thực hiện đánh giá kết quả hoạt động của từng phòng nghiệp vụ, giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Đóng góp vào thành công chung của Công ty không thể không kể đến đội ngũ nhân viên. Đội ngũ nhân viên ở AISC được đánh giá là năng động, là những người có tuổi đời còn rất trẻ, sức sáng tạo lớn. Phần lớn họ đều được đào tạo bài bản về các lĩnh vực tài chính, kế toán và kiểm toán ở các trường đại học trong và ngoài nước. Hằng năm, khi mùa kiểm toán kết thúc, các kiểm toán viên của Công ty lại được tham gia các khóa học đào tạo, cập nhật kịp thời các thay
thường bố trí các kiểm toán viên mới vào nghề, kinh nghiệm còn hạn chế đi cùng những người lâu năm trong nghề. Đó cũng là cách giúp các kiểm toán viên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Đội ngũ nhân viên có quy mô tương đối lớn, trình độ từ đại học trở lên đảm bảo được đào tạo đúng chuyên ngành kế toán kiểm toán. Các nhóm kiểm toán khi thực hiện kiểm toán cho khách hàng đều đảm bảo trình độ chuyên môn, do đó người thực hiện kiểm toán hàng tồn kho – được coi là công việc khó và phức tạp – là người có trình độ chuyên môn cao.
Nhiệm vụ được phân công theo năng lực của từng người, những người có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm sẽ được phân công kiểm toán các phần hành khó, dễ xảy ra sai sót trọng yếu. Đối với kiểm toán hàng tồn kho, tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh cũng như đặc điểm hàng tồn kho của khách hàng mà phân công người thực hiện, nhưng nhìn chung tại AISC kiểm toán viên được phân công thực hiện kiểm toán hàng tồn kho phải là người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp, thường là trưởng nhóm kiểm toán.
2.3.2. Đánh giá tổ chức công tác kiểm toán hàng tồn kho
Chương trình kiểm toán là nền tảng cho việc thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính, nhận biết được điều đó AISC đã xây dựng cho mình một Chương trình kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp và các Chương trình kiểm toán chu trình, khoản mục riêng, trong đó có Chương trình kiểm toán hàng tồn kho khá hoàn thiện, hiện nay AISC vẫn đang dần hoàn thiện các Chương trình kiểm toán này hơn nữa.
Nhìn chung, việc thực hiện công tác kiểm toán nói chung cũng như kiểm toán hàng tồn kho nói riêng của Công ty đã tuân thủ khá chặt chẽ các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được thừa nhận cũng như các chuẩn mực, nguyên tắc kế toán của Bộ Tài chính từ giai đoạn lập kế hoạch cho đến lúc kết thúc, phát hành báo cáo kiểm toán. Điều này được thể hiện rõ trong từng bước công việc của cuộc kiểm toán.
Về chuẩn bị kiểm toán
Nhận thức rõ việc lập kế hoạch kiểm toán sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc kiểm toán có hiệu quả, giảm chi phí và đảm bảo chất lượng kiểm toán. Bởi vậy đối với mỗi khách hàng, trước khi tiến hành kiểm toán AISC đều lập kế hoạch chung cho cuộc kiểm toán và kế hoạch chi tiết cho từng phần hành.
Trong giai đoạn này, Ban giám đốc bổ nhiệm chủ nhiệm kiểm toán và các kiểm toán viên. Việc tìm hiểu khách hàng cũng được Công ty chú trọng, thực tế kiểm toán tại Khách hàng A Công ty đã có buổi họp với Ban Lãnh đạo của khách hàng để tìm hiểu về đặc điểm cũng như hệ thống kế toán của khách hàng. Chủ nhiệm kiểm toán cùng với các kiểm toán viên sẽ đánh giá khả năng rủi ro có thể xảy ra đối với khách hàng, các khoản mục trọng yếu từ đó đưa ra kế hoạch kiểm toán chi tiết. Kế hoạch kiểm toán hàng tồn kho đã được xây dựng khá cụ thể.
Về thực hành kiểm toán
Chương trình kiểm toán hàng tồn kho là những hướng dẫn chi tiết các bước công việc mà kiểm toán viên phải thực hiện. Ở AISC, các kiểm toán viên đã vận dụng nó một cách linh hoạt, sáng tạo vào trong từng cuộc kiểm toán cụ thể. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên đã sử dụng nhiều phương pháp kiểm toán như: Đối chiếu sổ sách chứng từ, thực hiện các thủ tục tính toán lại … nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng có hiệu lực.
Trên cơ sở lập kế hoạch đầy đủ về thời gian, phạm vi tiến hành kiểm toán và dựa trên các thủ tục kiểm toán đã được xây dựng sẵn, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết theo phạm vi đã xác định trên kế hoạch một cách tương đối chặt chẽ.
Kiểm toán viên còn sử dụng óc phán đoán để đưa ra các nhận định từ đó kết hợp với điều tra chọn mẫu nhằm đưa ra những kết luận chính xác. Cách làm này giúp tiết kiệm thời gian, công sức.
Trong mỗi cuộc kiểm toán, bao giờ chủ nhiệm kiểm toán cũng phân công công việc rất cụ thể cho từng kiểm toán viên. Các kiểm toán viên phải chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được giao. Ở AISC, các kiểm toán viên đã biết cách phối hợp với nhau trong quá trình thực hiện nhằm giảm thiểu thời gian, khối lượng công việc mà người khác đã làm.
Một ưu điểm nữa trong công tác kiểm toán nói chung và công tác kiểm toán hàng tồn kho nói riêng ở AISC, là các ghi chép của kiểm toán viên được đánh số tham chiếu một cách có hệ thống. Ký hiệu tham chiếu được đưa ra thống nhất cho toàn bộ Công ty. Điều này giúp cho kiểm toán viên dễ dàng đối chiếu, so sánh các phần việc với nhau và giúp cho công tác kiểm tra, soát xét trở nên nhanh chóng.
Về giai đoạn kết thúc kiểm toán
Đưa ra ý kiến cuối cùng về Báo cáo tài chính, chủ nhiệm kiểm toán tiến hành soát xét lại các công việc một cách độc lập trên các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên và các tài liệu thu thập được.
Kết thúc kiểm toán, đoàn kiểm toán đều thực hiện đánh giá, rút kinh nghiệm cho những lần kiểm toán sau.
Bên cạnh việc phát hành Báo cáo kiểm toán, Công ty cũng chú trọng đến công tác tư vấn, chấn chỉnh hoạt động tài chính của đơn vị được kiểm toán thông qua thư quản lý. Nhờ vậy, sau khi được kiểm toán các đơn vị sẽ hoạt động có hiệu quả hơn.
Ngoài những ưu điểm nêu trên, thực tế kiểm toán hàng tồn kho của AISC vẫn còn những hạn chế:
Thứ nhất: Về tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB hàng tồn kho
Việc tìm hiểu các thông tin về hệ thống KSNB của khách hàng được các kiểm toán viên thực hiện chủ yếu qua phỏng vấn và quan sát trực tiếp, mới chỉ quan tâm đến sự hiện hữu của hệ thống, tính hiệu lực của hệ thống chưa được các kiểm toán viên quan tâm đúng mức.
kiểm toán. Kiểm toán viên chỉ lưu lại một số giấy tờ liên quan đến khách hàng như giấy phép thành lập, quy chế tài chính, quy chế kiểm soát (nếu có) và các chế độ kế toán.
Nguyên nhân: Trong chương trình kiểm toán hàng tồn kho của AISC, Công ty không tập trung nhiều vào việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB, mà đi sâu vào các thủ tục phân tích và thử nghiệm cơ bản về nghiệp vụ, số dư, việc đánh giá mới chỉ ở mức độ là hình thức.
Thứ hai: Về thực hiện thủ tục phân tích
Ở AISC, việc thực hiện các thủ tục phân tích kiểm toán viên mới chỉ tập trung phân tích các thông tin tài chính mà chưa tiến hành phân tích các thông tin phi tài chính một cách chi tiết, trong nhiều trường hợp nó chưa chỉ ra được xu hướng biến động chung.
Trong khi phân tích Báo cáo tài chính của Khách hàng B kiểm toán viên không tiến hành so sánh, đối chiếu với số bình quân ngành hoặc số của các doanh nghiệp cùng ngành nghề kinh doanh.
Nguyên nhân: Do kiểm toán viên khi tiến hành kiểm toán hàng tồn kho thường chỉ coi trọng việc phân tích các thông tin tài chính có được trên báo cáo tài chính của khách hàng, hơn nữa lại do hạn chế về thời gian kiểm toán nói chung cũng như kiểm toán hàng tồn kho nói riêng nên kiểm toán viên chưa tiến hành phân tích được các thông tin phi tài chính, cũng như chưa tiến hành đối chiếu với số bình quân ngành.
Thứ ba: Về công tác ghi chép
Xem xét hồ sơ kiểm toán cũng như quan sát quá trình thực hiện của kiểm toán viên phụ trách kiểm toán hàng tồn kho, nhận thấy khi thực hiện kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ kiểm toán viên chỉ ghi chép lại các sai sót phát hiện được trên giấy tờ làm việc, mà không ghi chép lại đầy đủ nội dung công việc đã tiến hành.
Nguyên nhân: AISC có quy định về việc ghi chép giấy tờ làm việc rất rõ ràng nhưng do thời gian kiểm toán ngắn, một số kiểm toán viên khi thấy không
Thứ tư: Về đánh giá sai sót trọng yếu
Có những sai sót xảy ra, kiểm toán viên đánh giá là trọng yếu hoặc không trọng yếu, từ đó quyết định việc đưa ra các bút toán điều chỉnh hay không điều chỉnh. Trên thực tế ở AISC, kiểm toán viên thường đánh giá một sai sót có phải là trọng yếu hay không dựa vào kinh nghiệm. Điều này đồng nghĩa với việc khía cạnh trọng yếu chỉ là định tính, chưa có mức định lượng. Khi kiểm toán hàng tồn kho ở khách hàng B, kiểm toán viên phát hiện ra sai sót hệ thống nhưng sai sót này được đánh giá là không trọng yếu. Ngoài ra một số sai phạm nhỏ về quy mô kiểm toán viên đã bỏ qua nhưng nếu được tổng hợp lại sẽ trở thành sai phạm quy mô lớn, có thể ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính khiến rủi ro kiểm toán tăng lên.
Nguyên nhân: AISC chưa xây dựng được chương trình về tính trọng yếu để làm căn cứ cho kiểm toán viên tham khảo và thực hiện.
Thứ năm: Về kiểm kê vật chất hàng tồn kho
Trong nhiều cuộc kiểm toán, kiểm toán viên không thể tham gia cuộc kiểm kê của khách hàng tại ngày 31/12/2007, khi thực hiện kiểm toán tại đơn vị khách hàng kiểm toán viên cũng không thực hiện tái kiểm kê mà sử dụng biên bản kiểm kê của khách hàng cung cấp.
Nguyên nhân: Do nhiều hợp đồng kiểm toán ký kết sau ngày lập Báo cáo tài chính của doanh nghiệp; khi tiến hành kiểm toán tại đơn vị khách hàng do thời gian hạn chế, việc tái kiểm kê cần có thời gian chuẩn bị và thực hiện do đó kiểm toán viên đã không thực hiện tái kiểm kê.
Thứ sáu: Về phương pháp chọn mẫu
Các kiểm toán viên ở AISC thường chọn mẫu dựa theo các xét đoán nghề nghiệp mà chủ yếu là lựa chọn các nghiệp vụ có số tiền lớn do đó nó chỉ hiệu quả đối với những nghiệp vụ bị khai khống, khai tăng còn những nghiệp vụ bị khai giảm sẽ không phát hiện được.
Nguyên nhân: Theo các phương pháp chọn mẫu chuẩn việc thực hiện thủ công là rất mất thời gian, Công ty lại chưa có phần mềm chọn mẫu trên máy
tính bởi vậy việc chọn mẫu kiểm tra còn mang nặng tính chủ quan.
Thứ bảy: Về kiểm tra chứng từ
Kiểm toán viên mới chỉ thực hiện kiểm tra hóa đơn chứng từ của các nghiệp vụ được chọn mẫu trên sổ tài khoản, chứ chưa tiến hành kiểm tra theo trình tự từ chứng từ lên sổ sách, công việc này chỉ kiểm tra được tính hiện hữu, còn tính đầy đủ thì chưa.
Nguyên nhân: Vào mùa kiểm toán, khối lượng công việc nhiều mà thời gian kiểm toán quá gấp rút, dẫn tới việc kiểm toán viên không thể thực hiện hết được các thủ tục kiểm toán.