Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng:

Một phần của tài liệu Báo cáo (Trang 27 - 30)

Như đã trình bày ở bảng 3.1 ( Các tác động chính của dự án đến môi trường). Nguồn gây tác động tương ứng ở giai đoạn chuẩn bị bao gồm:

- Công tác đào, vận chuyển và đắp đất đá. Công tác bê tông

- Vận chuyển nguyên vật liệu từ ngoài vào công trường. Ngăn sông tạo hồ chứa. - Việc hình thành các bãi chứa xăng, dầu vật liệu, thải đất đá.

- Việc tập chung 1 số lượng công nhân lớn trong thời gian xây dựng.

2.1. Tác động đến môi trường nước mặt

Mọi hoạt động của quá trình thi công dự án đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới môi trường nước. Phương pháp ma trận đơn giản được trình bày trong bảng 3.2 dưới đây nhằm đánh giá tác động của 5 nguồn chủ yếu từ hoạt động thi công dự án với 4 dạng ô nhiễm cơ bản của môi trường nước.

Bảng 3.2. Quan hệ giữa nguồn tác động với các dạng ô nhiễm

Nguồn tác động Các dạng ô nhiễm

Đục nước Chất hữu cơ Chất thải rắn Dầu mỡ

Nước mưa chảy tràn +++ ++ + +

Nước sinh hoạt và nước thải thi công + +++ +++ +

Quá trình khoan, đào 0 0 ++ +

Các phương tiện vận chuyển vật liệu + 0 ++ +

Đánh giá chung +++ +++ +++ ++

+++: Lớn ; ++: Trung bình ; +: Nhỏ ; 0: Không đáng kể

Từ kết quả đánh giá theo phương pháp ma trận đơn giản được nêu trên, nhận thấy nguồn gây tác động lớn nhất trong giai đoạn thi công dự án chủ yếu là nước mưa chảy tràn và chất thải sinh hoạt của cán bộ công nhân xây dựng, với bốn dạng ô nhiễm đặc trưng là độ đục nước, chất hữu cơ, chất thải rắn và ô nhiễm dầu.

2.1.1 Ô nhiễm do nước thải thi công

Nước thải thi công chủ yếu là từ các trạm trộn bê tông. Dự án sẽ sử dụng 2 trạm trộn bê tông tại hai vị trí thi công đập số 1 và đập số 2, với công suất 50m3/h, tính cả thời gian chờ và vận hành không hết công suất thì công suất hiệu dụng 30m3/h. Vậy một ca làm việc sẽ trộn với khối lượng là 30x6 = 180 m3. Sau mỗi ca máy sẽ phải sử dụng khoảng 0,5m3 nước để rửa máy trộn. Khối lượng bêtông cần sử dụng cho dự án gồm nhiều hạng mục nhưng chủ yếu là sử dụng để xây hai tuyến đập số 1 và số 2.

Bảng 3.3. Tải lượng nước thải từ trạm trộn bê tông

Vị trí Bê tông (m3) Ca máy Nước rửa trạm trộn (m3) Nơi tiếp nhận nguồn nước

Đập số 1 45,542.66 253.01 126.51 Sông mới

Đập số 2 31,937.87 177.43 88.72 Suối chính giữa lòng hồ

Nước thải từ trạm trộn bê tông thường có pH cao, giàu tổng chất rắn (TSS). Do vậy cần được xử lý trước khi thải ra nguồn nước là sông Mới và suối chính ở khu vực lòng hồ.

2.1.2. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt

Căn cứ theo định mức áp dụng cho công nhân xây dựng ngoài hiện trường theo:

- TC20TCN4474-87 “định mức nước dùng cho chuẩn bị bữa ăn” là 25 lít/người/ngày;

- TC20TCN33-85 “định mức nước dùng cho tắm giặt“ là 45 lít/người/ngày và với 80% lượng nước sử dụng sẽ được thải ra môi trường.

Dự kiến, lượng công nhân và kỹ sư tại các công trường xây dựng vào thời điểm cao nhất như sau:

- Công trường xây dựng đập số 1:100 người. - Công trường xây dựng đập số 2: 120 người. - Công trường xây dựng khu nhà máy 120 người.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tải lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân thi công tại công trường như sau.

Bảng 3.4. Hệ số tải lượng chất bẩn trong nước thải sinh hoạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Chất ô nhiễm Hệ số tải lượng (g/người/ngày)

1 BOD5 45 – 54

6 Amôni 2,4 – 4,8

7 Tổng Phốt Pho 0,8 – 4,0

8 Tổng Coliform MPN/100ml 106 – 109

Nguồn: WHO, 1993

Bảng 3.5. Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt tại các công trường

Tải lượng ô nhiễm (g/người/ngày)

TT Chất ô nhiễm Đập số 1 Đập số 2 Khu xây dựng

nhà máy 1 BOD5 69.23 - 83.08 83.08 - 99.69 83.08 - 99.69 2 COD (Dicromate) 110.77 - 156.92 132.92 - 188.31 132.92 - 188.31 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 107.69 - 223.08 129.23 - 267.69 129.23 - 267.69 4 Dầu mỡ 15.38 - 46.15 18.46 - 55.38 18.46 - 55.38 5 Tổng Nitơ 9.23 - 18.46 11.08 - 22.15 11.08 - 22.15 6 Amôni 3.69 - 7.38 4.43 - 8.86 4.43 - 8.86 7 Tổng Phốt Pho 1.23 - 6.15 1.48 - 7.38 1.48 - 7.38 8 Tổng Coliform MPN/100ml 163 – 168 196 - 201 3. - 201 2.1.3. Ô nhiễm do rò rỉ dầu mỡ

Trong quá trình xây dựng Đập số 1, đập số 2 và khu nhà máy, những thiết bị máy móc làm việc gần nguồn nước sông, suối, hồ nước sẽ tác động đến môi trường nước mặt do lượng dầu mỡ bị rò rỉ từ các máy móc phương tiện thi công xuống trực tiếp nguồn nước hoặc xuống nền đất gần nguồn nước sau đó bị nước mưa chảy tràn vận chuyển ra sông, suối, hồ. Mặc dù lượng dầu mỡ rò rỉ không lớn nhưng đây là chất thải nguy hại, do vậy cần có biện pháp giảm thiểu hoặc thu gom ngay khi xảy ra rò rỉ dầu mỡ.

Như vậy những tác động trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước trên sông Mới, suối chính giữa lòng hồ và biển hồ.

2.1.4. Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn

Tại các công trường thi công, vào mùa mưa những vị trí đào đắp đất, do mất lớp phủ thực vật cho nên nước mưa chảy tràn sẽ cuốn theo đất, trầm tích theo dòng nước, gây đục nước. Ngoài ra những chất thải như dầu mỡ rò rỉ trên công trường, rác thải cũng sẽ bị cuốn trôi theo nước mưa chảy tràn gây ô nhiễm tại các lưu vực tiếp nhận nguồn nước như suối, sông Mới và Biển Hồ.

2.2. Tác động đến môi trường nước ngầm

Các hoạt động gây tác động đến môi trường nước ngầm chủ yếu là các hoạt động khoan đào trong quá trình xây dựng các hố móng tại các tuyến đập số 1, 2. Ngoài ra quá trình khoan thăm dò nền móng xây dựng nhà máy thủy điện cũng tác động đến môi trường nước ngầm.

Các tầng chứa nước ngầm trong khu vực lòng hồ là nước trong khe nứt của đá, có trữ lượng thấp, phân bố rải rác, do vậy tác động đến nước ngầm tại vị trí xây dựng đập số 1 và số 2 là không đáng kể. Đối với khu vực nhà máy, nước ngầm thuộc các tầng chứa nước trong trầm tích Đệ tứ, với đặc thù khu vực gần sườn núi, tầng trầm tích Đệ tứ mỏng, mức độ chứa nước kém. Hơn nữa, xây dựng khu nhà máy không có nhiều hoạt động tác động trực tiếp đến nước ngầm, do vậy mức độ tác động nhỏ.

Nhìn chung, các hoạt động của Dự án trong giai đoạn thi công xây dựng tác động đến môi trường nước ngầm là không đáng kể.

2.3. Tác động đến môi trường đất

Trong quá trình thi công dự án, môi trường đất sẽ bị ô nhiễm bởi các nguồn thải sau: - Chất thải rắn thi công: Phát sinh trong mỗi hạng mục thi công của Dự án, bao gồm các

loại như đất đá thải, cặn vữa, bê tông rơi vãi..

- Chất thải rắn sinh hoạt: Thi công dự án sẽ có khoảng 340 công nhân làm việc trên 3

công trường. Tính trung bình, mỗi ngày mỗi người thải ra 0,5kg chất thải rắn, như vậy tổng cộng lượng chất thải rắn sinh hoạt ở 3 công trường thi công thải ra mỗi ngày là 170 kg. Thành phần loại chất thải này gồm loại chứa nhiều chất hữu cơ, dễ phân hủy ( thức ăn thừa) và các loại khó phân hủy như vỏ hộp thải, nilon, giấy,...

- Chất thải nguy hại: Chất thải rắn nguy hại ở đây là dầu mỡ và các chất có chứa dầu như

giẻ dầu, vỏ bọc xe máy,... phát sinh từ hoạt động bảo dưỡng máy móc, thiết bị thi công và sự rò rỉ dầu mỡ ra môi trường.

Chất thải rắn thông thường không để lại hậu quả nguy hại và lâu dài đối với môi trường đất như đối với dầu thải và chất thải chứa dầu. Tuy nhiên, với mục đích sử dụng đất làm khu đô thị thì sự xuất hiện chất thải rắn thi công hoặc sinh hoạt đều có thể gây suy thoái môi trường đất, thay đổi tính cơ lý của.

Một phần của tài liệu Báo cáo (Trang 27 - 30)