Nguồn phát gốc sinh:

Một phần của tài liệu Báo cáo (Trang 30 - 32)

- Từ sinh hoạt và vệ sinh của cán bộ và công nhân; - Nước thải từ quá trình vệ sinh công nghiệp;

+ Nước thải từ sinh hoạt như tắm, rửa…từ nhà nghỉ, nhà tắm, nhà ăn tập thể. Nước thải vệ sinh chứa nhiều chất hữu cơ (lơ lửng và hoà tan), các chất dinh dưỡng và vi khuẩn gây bệnh, …Thành phần các chất ô nhiễm do mỗi người thải ra hàng ngày.

+ Lượng công nhân ít nên khối lượng ô nhiễm hưu cơ (tính theo BOD) không lớn nhưng đây là nguồn thải thường xuyên cần phải xử lý triệt để nhằm tránh tác động gây ô nhiễm môi trường nước của khu vực.

+ Trong khu nhà văn phòng điều hành. - Nước thải từ quá trình vận hành máy:

+ Tháo nước làm mát tổ máy: nước làm mát có tác dụng thu nhiệt từ thiết bị làm nguội của máy phát điện, dầu ổ trục, hệ thống kích thích. Nước làm mát được lấy từ đường ống áp lực, sau khi qua hệ thống làm mát, nhiệt độ nước tăng lên sẽ được tháo xả ra phía hạ lưu.

+ Tháo nước kiểm tra sửa chữa: nước chảy qua tua bin, nước trong ống xả, nước trong buồng xoắn hoặc phần còn lại của ống áp lực phải tháo khô để kiểm tra sửa chữa. Lượng nước này chiếm tỷ lệ lớn nhất.

+ Lượng nước rò rỉ trong nhà máy: nước rò rỉ ở nắp tua bin, nước rò trong các đường ống, nước rữa các thiết bị khi sửa chữa.

+ Các nguồn nước trên không phát sinh đồng thời mà phụ thuộc và chu kỳ vận hành của nhà máy. Ngoài ra nước rò rỉ của từ nhà máy còn chứa một phần các chất ô nhiễm khác như rỉ sét máy móc, đường ống, dầu bôi trơn tuabin bị nước cuốn trôi trong quá trình quay…. Nhưng với thải lượng nhỏ nên không gây tác động đáng kể đến chất lượng nước.

- Nước mưa chảy tràn:

+ Chất thải rắn của khu vực. Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng của khu vực dự án được xem là loại nước thải ít ô nhiễm và do vậy không cần xử lý. Tuy vậy, cần có kế hoạch kiểm tra nghiêm ngặt để tránh sự vương vãi các chất thải trên mặt bằng xung quanh của khu vực nhà máy.

3.2. Tác động đến môi trường đất

Nguồn phát sinh chất thải rắn :

- Do quá trình làm việc, sinh hoạt của CBCNV nhà máy.

- Bùn, cặn, đất, cát các loại từ quá trình vệ sinh tuabin, thiết bị đường ống trong nhà máy thủy điện.

3.2.1. Sự biến đổi đất lòng hồ

Khi lòng hồ được tích nước, diện tích đất đá, thực vật ngập nước được mở rộng (diện tích mặt nước hồ tương ứng với MNDBT là 111,75 ha), quá trình bào mòn đất đá gây ra sạt trượt làm biến đổi đường bờ, cấu trúc lớp phủ vùng ven hồ bị thay đổi. Mặt khác, xảy ra hiện tượng tích tụ bùn cát trong lòng hồ.

Theo thiết kế, đường bờ hồ chứa là một dải ven bờ đới bán ngập với thiết kế mực nước chết MNC là 247 m, mực nước cao nhất là 262m, sự trênh cao của mực nước là 15m do vậy trong đới trênh cao này sẽ bị tác động do xâm thực và xói lở các vách ở lòng hồ.

3.2.2. Tác động do bồi lắng lòng hồ:

Xói mòn bề mặt lưu vực là nguồn tạo nên dòng chảy cát bùn trong lòng hồ, vì vậy khi xây dựng các hồ chứa vấn đề bồi lắng lòng hồ liên quan tới dòng chảy kéo theo cát bùn rất cần được quan tâm đánh giá đúng mức để đảm cho công trình.

Theo tính toán dòng chảy rắn: Độ đục bùn cát bình quân khu vực là ρ = 120g/m3. Thảm phủ thực vật của lưu vực còn khá tốt, theo điều tra, bào xói lưu vực thuộc loại trung bình, do vậy lượng ngậm cát của công trình lấy ρ = 120g/m3.

- Lưu lượng bùn cát: R = ρ.Q (kg/sx10-3)

- Những hạt mịn của bùn cát lơ lửng theo dòng chảy theo cửa xả chiếm khoảng 20% bùn cát lơ lửng, nên tổng lượng bùn cát lơ lửng hàng năm là:

Một phần của tài liệu Báo cáo (Trang 30 - 32)