Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn thi công dự án

Một phần của tài liệu Báo cáo (Trang 33 - 34)

1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải lỏnga. Thu gom và xử lý nước thải: a. Thu gom và xử lý nước thải:

Nước thải từ các trạm bê tông, cốt thép xi măng, cát,… hoặc có độ kiềm cao được xử lý ở bể lắng các chất rắn, cặn hoặc khử kiềm.

Trong quá trình thi công, nước thải sinh hoạt thông thường chủ yếu được tạo ra từ các hoạt động thường ngày của con người như tắm giặt, vệ sinh ... Các chất có trong nước thải sinh hoạt tồn tại dưới các dạng khác nhau từ các chất trôi nổi hay lơ lửng bao gồm các mảnh giấy vụn, nhựa, túi nilon,.. đến những chất rắn ở trạng thái keo hay dung dịch và các vi khuẩn gây bệnh.

Nước thải sinh hoạt này phải được thu gom và xử lý đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải.

Nước thải sinh hoạt là nguồn nước có chứa nhiều vi khuẩn độc hại như Ecoli. Biện pháp giảm thiểu xử lý bằng cách xây bể tự hoại tại các các khu lán trại, các khu làm việc có người lao động, khu tái định cư. Nước thải từ bể tự hoại sau khi qua bể lắng, bể lọc sẽ được thu gom và xử lý đảm bảo QCVN 14: 2008/BTNMT trước khi chảy vào hệ thống thoát nước ra sông Mới, Biển Hồ, sông, suối tại khu vực công trường.

Để thuận lợi cho việc sử dụng sau khi dự án đi vào hoạt động, vị trí đặt hệ thống xử lý nước thải được đặt gần khu nhà làm việc của Chủ dự án và nhà thầu xây dựng. Toàn bộ nước thải từ khu nhà ở và lán trại của công nhân được được thu gom dẫn về khu xử lý chung.

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phải thường xuyên được kiểm tra định kỳ để được sửa chữa và khắc phục sự cố nhằm đảm bảo tốt cho việc giảm thiểu ô nhiễm.

Nguyên lí hoạt động:

Nước thải sinh hoạt được thu gom theo đường ống cống chung, qua lưới chắn rác, vào bể thu gom. Từ bể gom, nước thải qua bể phân huỷ sinh học hiếu khi (dạng đệm cố định). Tại đây, trong điều kiện nước thải được sục khí liên tục các vi sinh vật hiếu khí bám trên bề mặt vật liệu đệm sẽ phân huỷ các chất hữu cơ trong nước thải. Sau đó, nước thải được đưa sang bể lắng để lắng các cặn bùn, bùn hoạt tính được đưa quay lại bể phân huỷ để tái sử dụng. Nước thải sau khi lắng được đưa sang ngăn tiếp xúc khử trùng bằng Chlorine, sau đó theo đường ống dẫn đổ ra sông Mới.

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt :

- Công trình xử lý nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt theo hệ thống thu gom về xử lý bằng bể phân hủy hiếu khí sinh học (FPR).

- Hệ thống rãnh thoát nước: Hệ thống rãnh thoát xử lý nước thải riêng đối với một số vị trí đặc biệt như kho tàng, sửa chữa máy móc nguyên liệu, trạm trộn bê tông.

Một phần của tài liệu Báo cáo (Trang 33 - 34)